Hội nghị thượng đỉnh NATO thảo luận về ISIS, Ukraine và Afghanistan

06/09/14, 07:00 Thế giới

NATO đã phải đau đầu với nhiều vấn đề nan giải trong hơn sáu thập kỷ hoạt động, nhưng khủng hoảng lần này thực sự chưa từng có xưa nay.

Lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị thương đỉnh NATO tại xứ Wale diễn ra trong hai ngày 4 và 5/9, 2014. (AP)

Điều này thể hiện rõ vào Thứ năm (4/9) khi lãnh đạo các nước thành viên thuộc Liên minh xuyên Đại Tây Dương gặp nhau tại xứ Wales để cùng thảo luận về mọi vấn đề từ Afghanistan đến Trung Đông và Ukraine.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày này, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết:”Chúng tôi gặp nhau tại một thời điểm quan trọng trong lịch sử liên minh. Thế giới đang phải đối mặt với các mối đe dọa ngày càng nguy hiểm và gia tăng. NATO chắc chắn vẫn luôn đóng vai trò quan trọng đối với tương lai cũng như trong quá khứ của chúng ta.”

Không có dấu hiệu nào cho thấy, NATO sẽ sớm triển khai lực lượng quân sự để đối phó các cuộc xung đột gần đây. Lần cuối cùng họ thực hiện điều này là sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9, năm 2001.

Tuy nhiên, liên minh đang xem xét một loạt các lựa chọn để chống lại các mối đe dọa này.

Dưới đây là một số quan điểm được đưa ra cho từng khu vực:

Iraq và Syria

Từ trái qua: Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko và  Thủ tướng Anh David Cameron. (AP)

NATO mới chỉ viện dẫn Điều 5 – chỉ thị tất cả các nước đến trợ giúp quốc gia thành viên thuộc liên minh – lần đối phó duy nhất từ trước tới giờ để đáp trả sự đe dọa của lực lượng al-Qaeda sau vụ tấn công hôm 9/11.

Hiện nay, các nước thành viên đang tập trung chủ yếu vào ISIS, một nhóm khủng bố tương đối mới đang càn quét điên cuồng tại Trung Đông, hành quyết các nhà báo Mỹ đồng thời đe dọa sẽ cướp đi tính mạng nhiều người phương Tây hơn nữa.

Không ai nói rằng NATO sắp lặp lại những gì liên minh này đã làm hơn 12 năm trước, bao gồm cả việc gửi quân đoàn bộ binh vào lãnh thổ 1 quốc gia như đã từng làm đối  với Afghanistan.

Nhưng trong cuộc chiến chống lại ISIS này, bất kỳ yêu cầu viện trợ nào từ phía Iraq cũng sẽ được NATO “xem xét nghiêm túc”, theo lời Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen.

Trong khi đó, Hoa Kỳ đã phối hợp với chính quyền Baghdad để khởi động các cuộc không kích bằng máy bay chiến đấu chống lại ISIS ở Iraq đồng thời mở cửa cho các cuộc tấn công tương tự ở Syria. Thủ tướng Anh Cameron cho biết, nước Anh ủng hộ cuộc tấn công của Mỹ và có thể sẽ tham gia triển khai thêm các hoạt động quân sự.

Tuy nhiên, cũng như các quan chức Mỹ,  ông Cameron nhấn mạnh rằng liệu pháp quân sự không thôi khả năng không thể kết thúc được mối nguy từ nhóm chiến binh Hồi giáo này. Thủ tướng cho rằng, chính quyền ở Trung Đông tại địa phương và các cấp cao hơn cần kiểm soát tình hình và phải là chỗ dựa cho dân chúng.

Ukraine

Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Celtic Manor Resort, xứ Wales, vào thứ Năm, 4 tháng 9, 2014. (AP)

Khi xem xét cận cảnh, động thái của NATO với chính phủ Iraq và Syria lại có sự khác biệt. Đối với Iraq, sau khi chỉ trích Thủ tướng Nuri al-Maliki đến mức ông này buộc phải rời bỏ chức vụ, NATO lại tiếp tục liên hệ mật thiết với người kế nhiệm về vấn đề ISIS. Đối với Syria, họ từ chối hợp tác với Tổng thống Syria Bashar al-Assad trên mọi phương diện – dù cho ông này và NATO có kẻ thù chung là ISIS.

Trong khi đó, Ukraine lại là một câu chuyện khác.

Các nhà lãnh đạo phương Tây đều có chung quan điểm hỗ trợ chính phủ Kiev trong hoạt động chống lại lực lượng phiến quân nổi dậy, trong khi lực lượng này đang được điện Kremlin chi viện. Ngay cả khi Moscow phủ nhận tất cả việc này thì các quan chức phương Tây vẫn yêu cầu Nga rút hàng ngàn binh lính đã vượt biên và nã đạn vào lực lượng Ukraina, chưa kể đến yêu cầu rút quân khỏi biên giới với nước này.

Tổng thư ký NATO Rasmussen tuyên bố hôm Thứ Năm: “Đây là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Thế chiến II, một trong những quốc gia châu Âu cố chiếm lãnh thổ của quốc gia khác bằng vũ lực. Châu Âu không được quay lưng lại với các quy định của pháp luật để ủng hộ Luật Rừng.”

Nhưng các nước NATO có thể làm gì trong trường hợp này?

Trong tuần này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hứa hẹn rằng “chúng tôi sẽ bảo vệ các đồng minh NATO của mình.” Nhưng Ukraine không phải là một phần của liên minh và Obama đã không đề xuất gửi quân đến để đối chọi với lực lượng Nga tại nước này.

Tuy nhiên, Ukraina đã thành công trong việc củng cố mối quan hệ với NATO. Cụ thể là tại Hội nghị thượng đỉnh Wales, NATO cam kết sẽ hỗ trợ Ukraine gần 20 triệu USD để chi cho quân sự và tập trung củng cố mạng quốc phòng, hậu cần, chỉ huy và kiểm soát các tiềm lực khác.

Afghanistan

Afghanistan là quốc gia ngoài châu Âu mà NATO đã ghi dấu ấn sâu đậm trong khoảng thời gian dài. Nhưng điều đó cho đến nay đã và đang thay đổi – hoặc ít nhất là sứ mệnh của NATO tại quốc gia Nam Á đang thay đổi.

Nói đúng hơn thì mọi thứ đều chưa xác định, một phần là do cuộc khủng hoảng liên quan đến việc bầu cử tổng thống gần đây của Afghanistan.

Mặc cho nỗ lực phá vỡ kế hoạch bầu cử từ phía Taliban, vẫn có khoảng 8 triệu phiếu bầu vào ngày 14/6. Kết quả tạm thời cho thấy Ashraf Ghani dẫn trước với khoảng 56% phiếu ủng hộ so với 43% của Abdullah Abdullah, theo Ủy ban bầu cử độc lập của nước này.

Tuy nhiên, cả hai ứng cử viên đều bị cáo buộc gian lận bầu cử quy mô lớn và Abdullah lại không nhượng bộ. Mọi thứ rơi vào tình trạng trì trệ, lễ nhậm chức của tân tổng thống dự kiến tuần đầu Tháng Tám bị lùi lại vô thời hạn do hoạt động thanh tra, trong khi Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế của NATO cũng không có tiến triển gì hơn.

Nguyên nhân còn do Tổng thống đương nhiệm của Afghanistan Hamid Karzai đã từ chối ký vào Hiệp định về quy chế Lực lượng Vũ trang với các điều khoản cho phép lưu lại lực lượng quốc tế tại Afghanistan. Hiệp định này sẽ hết hạn vào cuối năm nay.

Cả Ghani và Abduallah đều nói sẽ kí vào Hiệp định này, tuy nhiên họ không thể làm gì khi chưa tại vị.

Ngoài ra, vấn đề đáng lo ngại còn là cuộc khủng hoảng bầu cử có thể dẫn đến nội chiến ở Afghanistan; vấn đề này sẽ tiếp tục gây bất ổn cho một quốc gia vốn đã rất hỗn loạn vì cuộc nổi dậy của Taliban.

Rasmussen cho biết hôm thứ Năm rằng liên minh của ông hy vọng sẽ tiếp tục những nỗ lực tại Afghanistan thông qua “Sứ mệnh phi chiến đấu mới nhằm đào tạo, tư vấn và hỗ trợ các lực lượng Afghanistan trong năm tới.”

Nhưng một khi Hiệp định trên chưa được kí kết thì sẽ “không thể có sứ mệnh nào”, ông nói thêm.

Hàn Mai, [email protected]

Theo CNN

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x