Hội nghị Bắc Đới Hà của Trung Quốc liệu có diễn ra vào mùa hè này?

17/07/20, 13:49 Góc Nhìn

Theo dự kiến, chỉ còn hơn 2 tuần nữa sẽ diễn ra hội nghị “Bắc Đới Hà”, hội nghị kín thường niên của các lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên trong bối cảnh đại dịch Vũ Hán vẫn chưa thể kiểm soát, hội nghị này liệu có diễn ra như thường lệ?

Chủ tịch Tập Cận Bình lo lắng sẽ là đối tượng bị chỉ trích của nhiều quan chức Đảng Cộng Sản Trung Quốc về hưu tại hội nghị Bắc Đới Hà. (Ảnh qua Getty Images)

Hội nghị Bắc Đới Hà diễn ra hằng năm tại khu nghỉ mát ven biển thành phố Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Mặc dù mọi người hay gọi là một “hội nghị”, nhưng hội nghị Bắc Đới Hà chỉ giống như một cuộc tụ họp của các quan chức chính trị Trung Quốc nhằm trao đổi quan điểm.

Tuy nhiên, đây lại là hội nghị khiến Chủ tịch Tập Cận Bình phải lo lắng, bởi tại ‘hội nghị’ này, ông là đối tượng bị chỉ trích của nhiều quan chức Đảng Cộng Sản Trung Quốc về hưu. 

Việc thực hiện hội nghị năm nay là một điều lạ thường, bởi xét trong bối cảnh đại dịch Vũ Hán vẫn đang hoành hành, không ai biết liệu những quan chức này có thể gặp mặt trực tiếp như bình thường hay không. 

Một số người cho rằng nếu xét độ tuổi và sức khỏe của những quan chức nghỉ hưu, việc tổ chức hội nghị tại Bắc Đới Hà, cách Bắc Kinh hơn 280km, là việc quá mạo hiểm, do dịch Vũ Hán tại nước này vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn. 

Tuy nhiên trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối diện quá nhiều vấn đề như các vấn đề xoay quanh dịch Vũ Hán, tình hình Hồng Kông, Biển Đông và căng thẳng leo thang với Mỹ, việc các cựu quan chức muốn có đôi lời với lãnh đạo đất nước là không mấy bất ngờ.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang trong tình trạng tồi tệ nhất từ khi 2 nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1979. Do đó, việc Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đột nhiên gửi thư hòa giải với Mỹ là một động thái khá bất ngờ. Ông phát biểu tại Diễn đàn Nghiên cứu Truyền thông Mỹ-Trung ngày 9/7: “Một vài bạn hữu tại Mỹ có thể đang nghi ngờ hoặc thậm chí cảnh giác trước sự phát triển của Trung Quốc. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng Trung Quốc không bao giờ có ý định thách thức hay thay thế Mỹ, hoặc có một cuộc chạm trán hoàn toàn với Mỹ”.

Động thái này mang đậm hướng giải quyết của các cựu quan chức hội nghị Bắc Đới Hà.

Vậy những cựu quan chức này là ai? 

Trung Quốc có khoảng 10 đến 20 cựu quan chức vẫn có tầm ảnh hưởng trong hệ thống chính trị. Trong số đó gồm cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân (93 tuổi), cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ (91 tuổi), cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (77 tuổi) và cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo (77 tuổi).

Ông Tập Cận Bình (giữa) cùng cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (trái) và Giang Trạch Dân trong buổi lễ duyệt binh ngày 1 tháng 10 năm 2019. (Ảnh qua SCMP)

Họ đều đóng vai trò trung tâm tại hội nghị Bắc Đới Hà trong nhiều năm. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa 4 nhân vật trên có quan hệ thân thiết với nhau. Nhưng họ đều có một điểm chung là luôn theo dõi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, duy trì chính sách đối ngoại ở mức vừa phải và chờ đợi thời cơ chín muồi. Đây là lối chiến lược ngoại giao “thao quang dưỡng hối” do cựu lãnh đạo tối cao Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đưa ra. 

Tuy nhiên, Chủ tịch nước đương nhiệm Tập Cận Bình lại đang theo đuổi hướng chính sách khác. Sau khi nhậm chức năm 2012, ông Tập nhanh chóng từ bỏ chính sách đối ngoại của Đặng Tiểu Bình và bắt đầu bàn về hướng đi giúp Trung Quốc trở thành một “cường quốc”.

Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã áp dụng nhanh chóng lối chiến lược đuổi kịp Mỹ về cả kinh tế lẫn công nghệ. Nhưng chiến lược đầy tham vọng này đã khiến Trung Quốc lâm vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng với chính quyền Tổng thống Donald Trump. Ông Trump luôn coi sự phát triển của Trung Quốc là một mối nguy cần đề phòng. 

Đảng cầm quyền Trung Quốc luôn mang cảm giác là một thể thống nhất, nhưng thực chất lại có nhiều quan điểm và góc nhìn khác nhau. Và những chính sách hiện tại của ông Tập Cận Bình chắc chắn không nhận được sự ủng hộ áp đảo từ các thành viên. 

Đường lối chính trị của ông Tập sẽ ngày càng khó kiểm soát, nếu những quan điểm bất đồng ngày một phủ rộng, từ một vài cá nhân cho tới một nhóm người, với sự chi phối và hỗ trợ của các cựu quan chức vẫn có tầm ảnh hưởng phía sau. 

Việc thi hành luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông được coi là một trong những quyết định mang đến hậu quả khôn lường nhất trong lịch sử ĐCSTQ, bên cạnh những chiến dịch khác như Đại Cách mạng Văn hóa, chính sách “cải cách và mở cửa” và vụ thảm sát Thiên An Môn. 

Luật này có một điều khoản đặc biệt gây tranh cãi là Bắc Kinh tuyên bố sẽ xét xử cả những người nước ngoài không ở Hồng Kông có biểu hiện vi phạm các điều khoản mà luật an ninh đề ra. Về mặt lý thuyết, bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể bị buộc tội về những điều mà Trung Quốc đơn phương nhận định là hành vi tội phạm.

Đã có nhiều ý kiến quan ngại sâu sắc về điều luật này. Trong đó, không chỉ chính phủ các quốc gia tự do mà các công ty, doanh nghiệp nước ngoài cũng lo ngại sẽ bị xâm phạm quyền tự do ngôn luận và tự do hoạt động kinh tế trên toàn thế giới. Có rất nhiều ý kiến phản đối mạnh mẽ đạo luật mới, nhưng chính quyền Tập Cận Bình đã ngó lơ điều này.

Các cựu quan chức Đảng, những người đã bỏ bao công sức để gây dựng mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ, hẳn khó chịu đến mức phải cảnh báo ông Tập: “Đừng hấp tấp quá… Ông không nên quá tự tin”. Do tuổi đã cao, những cựu quan chức này khả năng sẽ không còn nhiều cơ hội thể hiện thái độ phản đối nữa. 

Một lý do khác để những cựu quan chức Đảng phải lo ngại về mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là nhiều con em, người thân của họ và của những quan chức cấp cao khác đang học tập, làm việc và đầu tư tại Mỹ. Nhiều người nắm giữ những khối tài sản đáng kể tại nước ngoài như đất đai, các tòa cao ốc. Và sẽ có hàng trăm triệu đô la Mỹ bị đe dọa trước động thái từ ĐCSTQ. 

Nếu chính quyền Trump tiến hành trừng phạt các quan chức Trung Quốc trên diện rộng, những người này sẽ phải chịu thiệt hại to lớn và sốc hơn nhiều so với dự đoán của họ, một người Trung Quốc định cư nhiều năm tại nước ngoài cho biết. Đây là một vấn đề cần xử lý dựa vào thực tế và cũng khá nghiêm trọng. 

Các vấn đề chính trị nội bộ Trung Quốc, bao gồm cả hội nghị Bắc Đới Hà, từng chỉ thu hút sự quan tâm của một vài cá nhân. Nhưng giờ đây tình hình chính trị tại quốc gia này đã trở thành tiêu điểm toàn cầu. Do đó hội nghị Bắc Đới Hà cũng ngày càng thu hút sự chú ý. 

Chỉ vài tháng hoặc vài năm nữa, cánh nhà báo và chuyên gia sẽ nắm được bức tranh toàn cảnh về hội nghị này thông qua những nguồn tin và tài liệu thu thập được.

Nội dung khái quát của hội nghị năm 2014 

Khi Tập Cận Bình tới Bắc Đới Hà đầu tháng 8/2014, ông đã vô cùng lo lắng và ít nói. Nỗi lo khiến ông khá lơ đãng và phản ứng chậm chạp, ngay cả khi các tiếp viên nhắc ông chú ý đi cẩn thận. 

Trước khi hội nghị bắt đầu, Tập Cận Bình chuẩn bị sẵn phần phát biểu về chiến dịch chống tham nhũng đi ngược với đường lối của các cựu quan chức có tầm ảnh hưởng, bao gồm Chu Vĩnh Khang – cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, và Từ Tài Hậu – cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và một sĩ quan hàng đầu khác. 

Bộ tứ quyền lực phe Giang Trạch Dân gồm: Lệnh Kế Hoạch, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai (từ trái qua). (Ảnh qua Internet)

Trong một cuộc họp nội bộ được tổ chức ngay trước thềm hội nghị Bắc Đới Hà năm 2014, Tập Cận Bình đã kiên quyết khẳng định: “Chúng ta đang bước vào một giai đoạn chống tham nhũng mới, và sẽ không sợ bất cứ ai”.

Tập Cận Bình không nhắc đến cá nhân nào nhưng dường như đang ám chỉ cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và phe phái của ông. Giang Trạch Dân rõ ràng không hài lòng nên đã khiến bầu không khí chính trị trở nên căng thẳng ngay trước khi diễn ra hội nghị.

Tuy nhiên trước đường lối chính trị của Tập Cận Bình, các cựu quan chức vẫn kìm nén cơn giận và cuối cùng cũng cam kết sẽ hợp tác. Sau khi hoàn tất hội nghị, sắc mặt của ông Tập Cận lại vui tươi trở lại. 

Tập Cận Bình bắt đầu khiến dư luận chú ý kể từ mùa hè năm đó. Sau Đại hội ĐCSTQ năm 2017, ông đã thông qua sửa đổi hiến pháp quốc gia, loại bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ 5 năm cho vị trí chủ tịch nước Trung Quốc. Giờ đây với khả năng được làm chủ tịch nước trọn đời, Tập Cận Bình đang từng bước tiến hành những chiến lược của mình để củng cố quyền lực. Tuy nhiên, hội nghị Bắc Đới Hà vẫn là một trở ngại với ông, đây là hội nghị duy nhất khiến ông phải dè chừng. 

Là con trai một cựu phó thủ tướng, Tập Cận Bình được coi là một “Hồng nhị đại” (thế hệ hậu duệ của các nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc) hoặc “thái tử đảng” . Quyền lực của ông có được nhờ là con cái của các nhà lãnh đạo Đảng trong thời cách mạng trước năm 1949. 

Nhưng điều gây sốc với những lãnh đạo này là, Tập Cận Bình không bổ nhiệm “hồng nhị đại” vào các vị trí then chốt khi thay đổi nhân sự tại Đại hội ĐCSTQ năm 2017. Thay vào đó, ông thăng chức hầu hết quan chức cấp dưới, những cá nhân công tác tại chính quyền khu vực. Chính điều này đã hình thành mối bất hòa giữa ông Tập và các hồng nhị đại khác. 

Có ít nhất hai phương án nếu tình hình đại dịch Vũ Hán gây cản trở hội nghị thường niên năm nay, một trong số đó sẽ khó được các bậc kỳ cựu tán thành. 

Phương án thứ nhất là hủy bỏ tất cả sự kiện tại Bắc Đới Hà với lý do ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và tổ chức các cuộc họp cần thiết tại Bắc Kinh. Tiền lệ này đã từng xảy ra trước đây. 17 năm trước, chính quyền của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã hủy bỏ hội nghị Bắc Đới Hà nhằm đối phó với dịch SARS, hội chứng hô hấp cấp tính nặng. 

Phương án thứ hai là tổ chức hội nghị dưới quy mô nhỏ hơn, điều này đồng nghĩa sẽ không có sự tham gia của các cựu quan chức. 

Tác giả: Katsuji Nakazawa

Katsuji Nakazawa là một nhà văn kiêm biên tập viên cấp cao của tập đoàn truyền thông Nhật Bản Nikkei tại thành phố Tokyo. Ông đã có 7 năm làm phóng viên tại Trung Quốc, sau đó giữ chức trưởng văn phòng tại Trung Quốc. Ông từng nhận giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014 vì những đóng góp trong công tác đưa tin quốc tế.

Thùy Linh (Theo Nikkei Asian Review)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

x