Histoire d’un amour – Ca khúc bất hủ và giọng ca biểu tượng của âm nhạc thế kỷ 20

07/11/17, 09:31 Giải trí

“Chuyện tình yêu” là một ca khúc bất hủ, phổ biến toàn thế giới vào thập niên 60, được hát bởi ca sĩ gốc Ý nhưng được coi là biểu tượng âm nhạc nước Pháp thế kỷ 20.

 

Bài hát nổi tiếng thế giới này vốn là ca khúc tiếng Tây ban nha với tên Historia de un amor (Chuyện một mối tình), tác giả là một nhạc sĩ người Panama, Trung Mỹ, có tên Carlos Eleta Almaran sáng tác vào năm 1955. Bài hát được giới được ưa thích ngay và mau chóng đi vòng quanh thế giới, với lời được viết lại bởi nhiều phiên bản và nhiều thứ tiếng khác nhau.

Khi nam ca sĩ Bằng Kiều, qua chất giọng tenor (nam cao) nhẹ nhàng, cao vút thể hiện Chuyện Tình Yêu, người nghe ngỡ ngàng trước vẻ đẹp sâu lắng, mềm mại và lắng đọng của ca khúc.

Lời ca khúc mà nhạc sĩ Anh Bằng (1926-2015) viết cho tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá là xuất sắc, nhưng lại mô tả một câu chuyện tình tan vỡ chứ không phải là một chuyện tình đẹp không có cảnh chia ly như bản gốc của tác phẩm, cũng với tên Chuyện một mối tình (Historia de un amor). Có lẽ người Việt thường hay xúc động trước những câu chuyện tình yêu buồn ly tán hơn chăng?

Chuyện tình yêu đôi ta ngày ấy tuyệt như mơ
Chuyện tình yêu đôi ta ngày ấy đẹp như thơ
Mình làm quen nhau trên đường vắng khuya
Dìu nhau qua bao nhiêu hè phố mưa
Ngồi ôm nhau công viên lạnh giá

Chuyện tình yêu đôi ta tháng năm đầy mộng mơ
Chuyện tình yêu đôi ta ngất ngây thật kiêu sa
Và trần gian thênh thang chỉ có ta
Mình cho nhau yêu thương rồi xót xa
Rồi chia ly rồi đến phôi pha

Đến bây giờ em(anh) đã là cánh trắng chim bay sâu chân trời
Đến bây giờ anh đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi
Đến bây giờ anh vẫn buồn nhớ
Đến bây giờ em xóa tình cũ
Đến bây giờ anh hóa tượng đá
Đứng thiên thu trong mong đợi chờ

Chuyện tình yêu đôi ta ngày ấy (đã qua) giờ còn đâu
Chuyện tình yêu đôi ta ngày ấy thành thương đau
Một mình anh lang thang đường phố khuya
Tìm em trong công viên đầy gió mưa
Kỷ niệm ơi đừng chết trong ta.

Bản gốc tuyệt đẹp: “Historia de un amor” tới tay Dalida – biểu tượng âm nhạc nước Pháp

Ca khúc trở nên sáng chói toàn thế giới khi nữ ca sĩ gốc Ý Dalida, huyền thoại âm nhạc nước Pháp trình bày, bằng phần lời tiếng Pháp do F. Blanche soạn năm 1957.

Dalida biểu tượng nước Pháp với  “Histoire d’un amour”

Dalida: được vinh danh là “một trong bốn nghệ sĩ làm nên âm nhạc thế kỷ 20”

Dalida là nữ ca sĩ người Pháp sinh năm 1933 tại Cairo Ai Cập và mất năm 1987 tại Paris (Pháp). Cô được xem là biểu tượng âm nhạc bởi sự nghiệp chói sáng diễn ra chủ yếu tại Pháp. Nhưng cô vốn là người gốc Ý, với tên khai sinh là Yolanda Christina Gigliotti. Người Ý tự hào về cô, gọi là công dân, người Ai Cập cũng gọi cô là đồng bào vì cô sinh ra tại Cairo và đã trở thành hoa hậu Ai Cập năm 1954 khi 21 tuổi. Những thế hệ từ 4X tới 7X người Việt Nam say mê giai điệu “Histoire d’un amour”, “Besame Mucho” và “Bambino” của cô.

Cô là ca sĩ, diễn viên tài năng có thể hát và diễn xuất bằng 11 thứ tiếng (Ý, Pháp, phương ngôn Ai Cập, Lebanon, Do Thái, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp và Nhật Bản).

Trong suốt sự nghiệp, Dalida đã biểu diễn khoảng 2.000 ca khúc với hơn 170 triệu đĩa bán ra, nhận 70 đĩa vàng, 1 đĩa bạch kim (1964) và 1 đĩa kim cương (1981).

Theo khảo sát 2001 của Viện nghiên cứu dư luận Pháp (IFOP), Dalida là một trong bốn nghệ sĩ Pháp “làm nên thế kỷ 20”. Ba người còn lại là nam diễn viên Jean Gabin (1904-1976), nam ca sĩ Johnny Hallyday và nữ ca sĩ Édith Piaf (1915-1963).

Dalida – người phụ nữ tài hoa ra đi với dòng chữ để lại: hãy tha thứ cho tôi

Với một trái tim tài hoa và đa cảm, đêm ngày mùng 2, rạng sáng ngày 3 tháng 5 năm 1987, Dalida đột ngột quyết định từ bỏ cuộc sống của mình để ra đi bằng thuốc ngủ tại nhà riêng trên phố Orchampt khu Montmartre, ở tuổi 54, khiến cả thế giới khi ấy bàng hoàng.

Ngoài hai bức thư viết cho em ruột Orlando và bạn trai François Naudy, Dalida để lại một lời trăng trối với người hâm mộ: “Cuộc sống đối với tôi là không thể chịu nổi! Hãy tha thứ cho tôi!”. (Ma vie m’est insupportable, pardonnez-moi).

Dalida được an táng tại Nghĩa trang Montmartre, ngôi mộ của bà là một trong những địa điểm được viếng thăm nhiều nhất của nghĩa trang này.

Tượng đài Dalida tại nghĩa trang Monmartre

Trái với kết cục cuộc đời đầy bi thương của người nghệ sĩ đầy tài năng, mối tình Dalida hát trong bài Histoire d’un amour lại là một mối tình rất đẹp và giản dị.

Phiên bản Chuyện Một Cuộc Tình nội dung bản gốc tiếng Tây Ban Nha là một cuộc tình đẹp, không có cảnh chia ly như phiên bản tiếng Việt của nhạc sĩ Anh Bằng. Đây cũng là tinh thần của phiên bản tiếng Pháp. Lời bài hát có những câu triết lý về cuộc sống, tình yêu sâu sắc mà đầy ý nhị, lại rất đỗi giản dị như hơi thở: “Nhưng dù chuyện tình đó ngây thơ hay sâu sắc. Thì đó vẫn là bài hát duy nhất trên trái đất mà sẽ cất lên mãi mãi không bao giờ ngưng nghỉ”.

Câu chuyện của tôi là câu chuyện một tình yêu

Xuất phát từ cả hai con tim.

Là một cuốn tiểu thuyết như bao cuốn tiểu thuyết khác thôi

Và cũng có thể sẽ giống mối tình của bạn, hoặc của những người khác.

Đó là ngọn lửa cứ luôn cháy mãi mà không cần đốt lửa

Đó là giấc mơ mà người ta mơ trong lúc không hề ngủ

Như một cây to che chở vững chãi lớn lên, đầy sức mạnh và sự dịu dàng.

Đó là một câu chuyện tình yêu vĩnh cửu nhưng lại rất đỗi bình thường

Nó mang đến mỗi ngày cả điều xấu lẫn điều tốt

Với giờ khắc mà người ta ôm hôn nhau, nhưng cũng có cả giờ khắc nói lời ly biệt

Với những buối tối đầy lo lắng nhưng cũng có những buổi sáng hạnh phúc tuyệt vời.

Chuyện tình yêu của tôi cũng là một câu chuyện như người ta vẫn biết thôi

Những người yêu nhau đều trải qua như vậy cả.

Nhưng dù chuyện tình đó ngây thơ hay sâu sắc.

Thì đó vẫn là bài hát duy nhất trên trái đất mà sẽ cất lên mãi mãi không bao giờ ngưng nghỉ.

Phiên bản tiếng Tây Ban Nha – Pháp của đôi song ca tài danh:

Phiên bản bằng 2 thứ tiếng Việt – Pháp do một nghệ sĩ người Pháp gốc Việt Phạm Ngọc Lân trình bày, với nội dung một cuộc tình đẹp hơn theo tinh thần bản gốc:

Dalida được đặt tên cho một quảng trường tại Pháp, và cùng Histoire d’un amour hình ảnh của cô sẽ sống mãi cùng thời gian.

Một quảng trường của Paris nằm không xa phố Orchampt nơi Dalida ra đi cũng được đặt theo tên ca sĩ huyền thoại này. Nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày mất của Dalida, toà thị chính Paris đã tổ chức riêng chương trình triển lãm hình ảnh và bài hát do Dalida thể hiện ngay trên các bức tường của thành phố để mãi mãi nhớ đến Nàng.

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x