Hình ảnh thương tâm về động vật bị tận diệt tại châu Phi

22/03/15, 07:51 Trung Quốc

Theo cảnh báo của giới quan chức bảo vệ đời sống hoang dã, loài khỉ đột núi châu Phi đang bị đe dọa nghiêm trọng. Không chỉ sát hại khỉ đột, hàng chục ngàn con voi, hà mã, tê giác và động vật nhỏ hơn như các loài chim cũng cùng chung cảnh ngộ…

Vấn đề buôn lậu động vật hoang dã và hủy hoại sinh thái nghiêm trọng ở châu Phi từ lâu đã là đề tài đau đầu đối với những người bảo vệ môi trường tự nhiên. Ngay cả chính quyền địa phương ở một số khu vực còn tuyên bố bất lực trước nạn săn bắn, buôn lậu các loài thú quý hiếm.

Theo cảnh báo của giới quan chức bảo vệ đời sống hoang dã, loài khỉ đột núi châu Phi đang bị đe dọa nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nạn buôn lậu khỉ đột núi con – mỗi con có giá đến 40.000USD (khoảng 830 triệu VNĐ) cũng đang gia tăng và nếu không có biện pháp ngăn chặn, loài vật này sẽ sớm bị tuyệt chủng.

Theo số liệu thống kê, trên thế giới hiện nay chỉ còn lại khoảng 790 cá thể khỉ đột núi – trong đó khoảng 480 con sống trong khu Công viên Quốc gia bảo tồn động vật hoang dã Virunga (thuộc lãnh thổ của 3 quốc gia – Cộng hòa Dân chủ Congo, Rwanda và Uganda).

Vào tháng 8/2011, cảnh sát Rwanda đã giải cứu được vài chú khỉ đột con từ tay bọn thợ săn xuyên biên giới. Những con khỉ này nói chung đều bị suy kiệt sức khỏe. Nhiều khỉ con mang thương tích khắp mình mẩy do bị trói, một số con khác bị bệnh, suy dinh dưỡng và trở nên hung tợn khác thường do thường xuyên phải tiếp xúc với bọn tội phạm.

Sự độc ác của các tay săn trộm là không có giới hạn. Không chỉ sát hại khỉ đột, hàng chục ngàn con voi, hà mã, tê giác và động vật nhỏ hơn như các loài chim cũng cùng chung cảnh ngộ. Chúng chết là bởi lòng tham lợi nhuận của con người từ việc buôn bán ngà voi, thịt thú rừng và động vật hoang dã. Hình ảnh trên miêu tả một con voi bị giết chết trong Công viên Quốc gia Virunga.

Mới đây, trạm kiểm lâm của công viên này vừa triệt phá được một ổ buôn lậu ngà voi qua biên giới. Không biết bao nhiêu con voi đã phải chết khi bộ sưu tập ngà voi mà họ thu hồi được lên đến hàng trăm chiếc.

Các nhà bảo tồn voi từ Quỹ Cứu trợ Động vật Quốc tế (IFAW) cho biết, nếu loài voi tiếp tục bị thảm sát thì số lượng sẽ tụt giảm đáng kể, ước tính sẽ chỉ còn khoảng 1.000 – 5.000 con tại đây mà thôi.

Con người chính là mối đe dọa lớn nhất của sư tử châu Phi và theo các chuyên gia, loài này có thể sẽ biến mất trong hoang dã trong khoảng chưa đến 10 năm nữa. Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, quần thể sư tử hoang dã châu Phi đã tụt giảm từ 450.000 con xuống còn chừng 20.000 con trong vòng 50 năm qua. Lý do chủ yếu là do môi trường sống của chúng bị phá hủy và bị săn bắt để giết bán nội tạng hoặc cung cấp cho thị trường thú nuôi.

Theo giá thị trường năm 2011, mỗi chú sư tử con có thể bán được khoảng 1.000USD (tương đương 21 triệu VNĐ). Đây là nghề kinh doanh bất hợp pháp nhưng mang lại lợi nhuận béo bở cho nhiều kẻ buôn lậu. Nhưng họ đâu biết rằng, chính những hành động này đang giết hại nhiều quần thể động vật hoang dã và có thể dẫn đến sự tuyệt chủng một số loài đặc hữu địa phương.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ địa lý, sinh vật Osman Gedow Amir – Chủ tịch Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Somali (SOADO), loài động vật bị buôn lậu phổ biến hơn sư tử là các loài chim săn mồi quý hiếm như kền kền, đại bàng.

Hà mã cũng là một trong những mục tiêu lớn của kẻ săn trộm. Năm 1976, khu vực hồ Edward và các con sông xung quanh có 27.000 hà mã cư trú nhưng đến năm 2005, “dân số” hà mã chỉ có 350 con. Bằng nỗ lực của các nhà bảo tồn nơi đây, kể từ đó, số hà mã đã tăng lên đến 1.200 con. Tuy nhiên, với mức độ săn bắt ngày càng gia tăng, số hà mã cũng ngấp nghé bên bờ vực nguy hiểm.

Nhưng không chỉ có động vật bị tiêu diệt hàng ngày mà hệ sinh thái Somali cũng đang bị hủy hoại do nhu cầu xuất khẩu một lượng lớn than củi sang các quốc gia Vùng Vịnh. Đối với nhóm phiến quân Hồi giáo Al Shabaab của Somali, than củi được coi là “vàng đen”.

Hình ảnh một chú bù nhìn kiểm lâm trong Công viên Quốc gia Virunga. Các kiểm lâm của công viên này dù chỉ được trả tiền lương rất ít, khoảng 30USD/tháng (tương đương 620.000 VNĐ) nhưng họ vẫn làm việc hết mình với quyết tâm giữ an toàn cho công viên và động vật nơi đây. Tuy vậy, từ năm 1996, đã có hơn 140 cán bộ kiểm lâm bị những kẻ săn trộm sát hại khi đang làm nhiệm vụ.

Theo Kenh14.vn

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

Ad will display in 09 seconds

Một ngày làm việc của giáo sư trừ tà thời hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

    Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

  • Một ngày làm việc của giáo sư trừ tà thời hiện đại

    Một ngày làm việc của giáo sư trừ tà thời hiện đại

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

x