Hiểu thêm chữ Tâm trong Đông Y

20/02/16, 09:08 Y học cổ truyền

Chúng ta vẫn thường cho rằng não phát sinh ra ý thức, nhưng cũng có những từ như tâm lý, tâm tình, tâm tư, tâm tưởng…

Hiểu thêm chữ Tâm trong Đông Y. (Ảnh: Internet)

Người hiện đại tin rằng não bộ kiểm soát cơ thể. Nhưng theo Đông Y, tim mới chính làm nhiệm vụ này. Trong Đông Y, tim chính là hoàng đế của cơ thể. Điều tiết cảm xúc và chỉ đạo toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể.

Họ thấy gì từ tim mà kết luận về vai trò chỉ đạo của cơ quan này? Nó mang ý nghĩa về mặt tâm linh. Khi Trung Y cho rằng tim chính là trung tâm vận chuyển máu đi khắp nơi trong cơ thể, đây chỉ là một điều rất nhỏ trong một bối cảnh lớn. Họ không quá chú tâm vào hình thức tồn tại vật lý của quả tim, mà chủ yếu tập trung vào khía cạnh tâm linh của nó, cái “Thần”.

Thần có lẽ là một ý tưởng kỳ lạ khi so sánh với các khái niệm quy chuẩn trong y học hiện đại – vốn coi tim như một cái bơm cực kỳ quan trọng, vận hành với cơ chế cơ học. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trái tim cũng có khả năng suy nghĩ và cảm thụ.

Theo “Hoàng Đế Nội Kinh” – một y điển lâu đời nhất từng được biết đến của Trung Y – sức mạnh của Thần là điều quan trọng đối với sức khỏe: “Thần mạnh thì cơ thể sẽ khỏe; nếu không có thần, cơ thể sẽ tàn lụi”.

Bạn có thể nghĩ về “Thần” như là một lực giúp cơ thể cử động. Nó dẫn động cho ý thức và trí năng, phản ứng những gì quan sát thấy từ bên ngoài, và cho chúng ta cảm giác nhận thức được sự vật xung quanh.

Mặc dù bạn được dạy rằng những tính chất đó của tinh thần phụ thuộc vào não bộ, thì theo chuyên gia châm cứu Brandon LaGreca, thuộc phòng mạch Châm Cứu East Troy ở Wisconsin, mọi người thường có trực giác phát xuất từ trái tim.

“Nếu bạn hỏi một người chỉ vào bản ngã của họ ở đâu, thì họ sẽ chỉ vào đâu? Chính là vào ngực. Tôi nghĩ rằng thật là khó để tìm xem người nào chỉ vào đầu khi họ cố gắng xác định bản ngã của mình,” ông nói.

Nghiên cứu và Tâm

Khi khoa học hiện đại chỉ mới bắt đầu khám phá ra một góc nhìn mới về tim, trong quá khứ từ lâu đã có những nhận định về tính tâm linh của bộ phận này ở Phương Tây. Các nhà thơ, ví dụ, đã nói tới những cơn đau trong tim và thiện tâm từ những người tốt.

“Dù bạn có sử dụng từ Thần trong tiếng Trung hay không, thì tôi nghĩ chúng ta đều cảm nhận được một phương diện tâm linh nào đó ở quả tim”, LaGreca nói.

Screen shot 2016-02-03 at 3.03.46 PM
Tấm áp phích nêu những điều cần và tránh để tồn giữ “Thần”.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mất cân bằng cảm xúc có thể tạo ra những hệ quả nguy hại đối với tim, như hệ quả của sự căng thẳng kinh niên là huyết áp cao. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thậm chí còn có một vấn đề sâu xa hơn có liên quan tới trái tim và tâm trí.

Một trong những phương pháp chữa trị hiện đại liên quan tới ý tưởng này được gọi là HeartMath – Tâm Thuật. Được ủng hộ bởi những bác sĩ như Christiane Northrup và Deepak Chopra, Tâm Thuật liên quan tới những thiết bị phản ứng sinh học hết hợp với hoạt động thở và bài tập lòng biết ơn để cải thiện cảm xúc và đời sống sức khỏe bằng việc tập trung sự chú ý tới “mối liên hệ Tâm – Não”.

Đó cũng là một dạng giống như thiền định, có thêm một chiếc máy cho bạn biết rằng liệu bạn có đang làm đúng hay không.

Theo nghiên cứu từ viện HeartMath, nhiều biểu hiện hoạt động của tim không chỉ phản ứng với các trạng thái cảm xúc khác nhau, mà chúng còn có những ảnh hưởng đặc biệt đối với các chức năng nhận biết.

Các bằng chứng xa hơn về tính ý thức của tim có thể tìm thấy trong rất nhiều trường hợp cấy ghép tim khi người nhận được cơ quan này kế thừa theo cả những cơn thèm ăn, cảm xúc, và những đặc điểm cá nhân của người cho tạng.

“Nó giống như con gà và quả trứng, cái nào có trước?”, ông nói.

Theo Whittle, y khoa hiện đại tập trung chủ yếu vào các hiện tượng cơ thể bên ngoài, những đặc tính phi vật thể như tâm tưởng chỉ là sản phẩm phụ của não bộ.

Trung Y có cách tiếp cận ngược lại, tập trung vào sự luân chuyển tự nhiên của các dòng năng lượng và thay đổi trong cơ thể. Từ quan điểm Trung Y, tinh thần là quan trọng nhất, và ý thức tập trung ở tâm (trái tim).

“Trung Y và Tây Y có thể tương hỗ hoàn hảo với nhau nhưng kỳ thực là rất khác biệt”, Whittle cho biết. Một trong những thầy giáo của tôi nói như thế này: “Nếu bạn nhìn ra cửa sổ thấy một chiếc lá đang đong đưa trong gió, Tây Y là chiếc lá, và Trung Y là cơn gió”.

Trái tim khỏe mạnh

Bạn thấy được cơn gió bằng cách nào? Để đi sâu vào ý tưởng năng lượng, chúng ta nên dùng các ví dụ và trường hợp cụ thể để minh họa. Thành ra Trung Y nói về Âm và Dương, ngũ hành Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ để mô tả tình trạng sức khỏe và bệnh tật.

Trong Trung Y, cân bằng cảm xúc là điều mấu chốt. Tính mát, mềm mỏng của âm luôn tương hòa với nhiệt và sức mạnh của dương.

Theo thuyết này, mỗi nội tạng đều ứng với mỗi nguyên tố ngũ hành trong tự nhiên. Bệnh tật sinh ra khi cơ thể mất cân bằng. Quá nhiều thì dẫn tới tình trạng dư thừa. Ít quá thì thiếu hụt. Khi năng lượng (khí) bị chặn lại, thì [cơ thể] bị ngưng trệ.

Illustration Jens Almroth
Trong Trung Y, mỗi nội tạng ứng với một nguyên tố ngũ hành. (Minh họa bởi Jens Almroth)

Tâm chính là Hỏa. Trung Y không tin rằng có lửa thật sự ở trong tâm, nhưng có dụng ý này trong chẩn đoán và chữa bệnh. Chứng mất ngủ, lấy ví dụ, chính là do hỏa vượng. Nhồi máu cơ tim cũng là kết quả của việc thiếu dương khí ở tim.

Không chỉ có tim chứa đựng ý tưởng, mà kinh mạch châm cứu liên quan tới tim cũng được gọi là “Hỏa mạch.” Nó chạy dọc cánh tay, từ nách tới mỗi đầu ngón tay.

Một biểu tượng khác của tim là màu đỏ. Máu rõ ràng là có màu sắc liên quan tới ý này, nhưng nhiều loại thảo dược khác dành cho tim cũng có màu đỏ, như là loại chà là đỏ Trung Quốc, nhân sâm, và câu kỷ tử.

Tương tự, những loại thức ăn màu đỏ cũng rất tốt cho tim. Kỳ lạ là, y học hiện đại cũng có cùng một thuyết như vậy. Những nhà dinh dưỡng khuyến khích những thức ăn màu đỏ theo mùa rất giàu vitamin C như dâu, anh đào, và các loại cà chua nhiều lycopene, dưa hấu để giảm nguy cơ tim mạch và cải thiện tuần hoàn máu.

Dĩ nhiên, trái tim không hề tồn tại độc lập. Trong Trung Y, tất cả những cơ quan đều liên quan tới nhau, và chữa bệnh cần phải nhìn nhận tổng thể cơ thể.

“Nếu như liên quan đến tim, thì bạn phải bảo đảm những cơ quan khác cũng được cân nhắc khi chữa trị cho một người”, Whittle nói. “Có thể là thiếu dương ở tim, tỳ khí thiếu, và thận âm thiếu cùng một lúc”.

Minh họa ý tưởng này, LaGreca có nhắc tới một quan điểm châm cứu về huyệt mạch của tim mà ông dùng để chữa chứng đau nửa đầu. “Đây chính là điểm Hỏa trên Hỏa mạch”, Ông nói. “Trong Trung Y, chứng đau nửa đầu chính là vấn đề bệnh lý của mật, và tim-mật có sự liên hệ với nhau ở điểm là tim có thể kéo ra khí tắc ở mật”.

Tập trung vào phòng bệnh

Bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu hiện nay. Trong khi di truyền đóng một vai trò nhỏ đối với sự phát triển của các vấn đề tim mạch, các chuyên gia đồng ý rằng hầu hết các bệnh về tim đều tới từ những nguyên nhân có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, đây là một quan điểm mới trong y học hiện đại.

Trong năm 1970, Bác sĩ Ornish là khoa học gia Tây Phương đầu tiên nhìn vào khẩu phần ăn, tập luyện, và tham vấn nhóm như là phương pháp hữu hiệu để chữa những căn bệnh về tim. Từ đó, những chỉ dẫn về thay đổi trong phong cách sống được đề ra trong chương trình Ornish đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa và giải quyết các bệnh về tim.

Cũng như chương trình Ornish, một trong những đặc điểm quan trọng của Trung Y là sự tập trung vào phòng hơn chữa bệnh. Bác sĩ Trung y biết từ rằng trước khi quả tim có vấn đề, thì Thần đã cho thấy dấu hiệu suy kiệt, như lo lắng, sợ hãi, trầm cảm, ám ảnh, và mất ngủ (Một triệu chứng của thần khí không ổn định).

Để Thần mạnh khỏe, nó cần cảm nhận được về cộng đồng, về chủ đích và tâm thái yên bình – những phẩm chất mà khó đạt được trong một thế giới công nghiệp, đầy căng thẳng ngày nay.

Thành ra, Trung Y nhận biết và chữa trị được nhiều vấn đề về Tim rộng hơn là Tây Y.

Dĩ nhiên chúng ta [Tây y] cũng chữa trị cho người có chứng tim đập nhanh, cũng như những loại bệnh phức tạp và các chứng suy tim khác, nhưng không phải là vấn đề rộng lớn như là sự mất cân bằng của tim trong Trung Y”, LaGreca cho biết.

“Những thứ như việc mất kiểm soát về mục đích sống, sự mất ngủ, lo lắng và trầm cảm vốn là hiện tượng cực kỳ phổ biến trong số các bệnh nhân của chúng tôi”.

Mối liên hệ giữa tim và lưỡi

Một khi bạn biết cần phải nhìn vào điều gì, những dấu hiện thần khí mất ổn định dễ dàng nhận ra. Trung Y cho rằng đầu tiên nhìn mặt. Khuôn mặt với biểu hiện bình thản và có sắc hồng cho thấy thần sắc tốt và tuần hoàn tốt; khuôn mặt vàng vọt, lo lắng dẫn tới rất nhiều vấn đề.

Một chỉ dấu khác cho thần sắc liên quan tới tim đó là nhìn vào lưỡi. Ví dụ, đầu lưỡi đỏ cho thấy rằng tim đang bị nhiệt, thường làm mất ngủ hay lo âu.

Sự liên hệ giữa tim và lưỡi có nhiều dụng ý khác nữa. Không chỉ là khả năng nếm thức ăn liên quan tới tim, mà tim cũng có khả năng nếm thức ăn.

“Chúng ta có thể nhìn vào lưỡi để biết tim hoạt động như thế nào và tình trạng sức khỏe”, La Greca cho biết. “Chúng tôi mở rộng ý tưởng này theo hướng tim có thể nếm thức ăn thông qua máu – hormones và hóa chất khác, và những thứ như thế – có thể nói cho cơ thể biết cần chuẩn bị điều gì”.

Theo chuyên gia châm cứu Emma Suttie, thuộc Blue Buddha Acupuncture Sarasota ở Florida và tác giả của trang Lối Sống Trung Y (Chuyên chia sẻ tinh hoa Trung Quốc cổ xưa), tim và lưỡi cũng có liên hệ tới cách chúng ta trao đổi vấn đề.

“Khả năng nói chuyện rõ ràng cũng chính là một biểu hiện trực tiếp của Tim”, Bà cho biết.

Suttie mới gặp một bệnh nhân với nhiều dấu hiệu tim đang bị thương tổn: Lo lắng, mất ngủ, và rất buồn. Các chứng bệnh bắt đầu một năm trước, ngay sau khi cha của bệnh nhân này qua đời sau tai nạn. Người này đứng rất gần cha mình lúc đó và rất khó chịu đựng những ngày sau đó.

“Cô tới từ một gia đình không chia sẻ nhiều về cảm xúc, thành ra cô cảm thấy cô không được phép biểu hiện đau buồn trước sự mất mát đau đớn này”, Sutte cho biết.

Thêm vào các loại thảo được và châm cứu để chữa lành mất cân bằng về tim, Suttie cho biết phần quan trọng nhất trong cách chữa trị là để cho bệnh nhân nói ra cảm xúc của mình.

“Trong suốt quá trình châm cứu, cô thường khóc khi còn nằm trên bàn, châm cứu làm giải phóng sự đau buồn tích tụ trong cơ thể”, Sutte đã nói. “Theo thời gian, các triệu chứng biến mất, và cô có khả năng suy nghĩ về người cha và cảm thấy niềm vui nhớ về ông thay vì đau buồn. Tất cả những điều này giúp đỡ để chữa lành tim và tái lập cân bằng để cô ấy có thể cảm thấy niềm vui sống lần nữa”.

Cân bằng trái tim

468067_10100390023298207_612473419_o
Ngồi thiền mang lại sự tĩnh tại, hiểu rõ chính mình hơn. (Ảnh: Internet)

Whittle đã nêu ra trường hợp thần trí bị ảnh hưởng gần đây: Một người phụ nữ 50 tuổi bồn chồn lo lắng, tim đập nhanh, mất ngủ đã nhiều năm.

“Thần khí muốn sự yên bình và tĩnh”, Whittle cho biết: “Trong trường hợp này, cô ấy đã có một công việc làm bản thân lo lắng, và nhận ra rằng đã tới lúc cô nên rời công việc và kiếm một nơi khác để tìm thấy niềm vui. Khi cô thay đổi phong cách sống, có một sự chuyển biến rất lớn”.

Dĩ nhiên, bỏ đi nơi khác không phải bao giờ cũng là một lựa chọn. Trong những trường hợp này, Whittle khuyến khích bệnh nhân học cách bình hòa nội tâm để có thể vượt qua sự căng thẳng.

“Bạn nên tập khí công, thái cực quyền, hoặc các bài tập thở. Bạn nên thay đổi các loại thức ăn và chắc chắn rằng đường huyết được quan tâm đúng mức để tránh căng thẳng”, Whittle cho biết.

Những cảm xúc như sợ hãi, thù hận, căm ghét có thể ảnh hưởng tới tim, trong khi niềm vui vốn là cảm xúc tự nhiên của tim. Nhưng điều quan trọng trong Đông Y là cái gì cũng nên bình hòa vừa phải. Y Thư cổ cảnh báo rằng vui quá cũng có thể làm hại tim.

“Một từ trong tiếng Anh có thể hợp với ý tưởng này là mania”, LaGreca đã nói. “Đây có thể là người nào đó bị rối loạn lưỡng cực và có vấn đề căng thẳng, nhưng cũng có thể có người có đời sống cực kỳ bận rộn với quá nhiều thứ quan tâm. Một tình trạng quá sức chịu đựng kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tim”.

“Trong văn hóa Á Châu nhấn mạnh vào tu luyện sự bình hòa và tĩnh lặng. Đó là trái tim ở mức cân bằng. Cũng như thầy tu thực hành thiền định và có thể lướt trên những con sóng cảm xúc trong thế giới xung quanh”.

Theo Vietdaikynguyen

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x