Hereford Mappa Mundi: Tấm bản đồ thế giới cổ xưa tái hiện các thành phố và sinh vật huyền dị
Bí mật nằm dưới sàn nhà của một nhà thờ Anh là tấm vải da dê có kích thước lớn tựa như một tấm bản đồ thế giới. Tấm bản đồ được tìm thấy vào năm 1285 được gọi là Hereford Mappa Mundi bao gồm 500 bản vẽ mực minh họa cho các sự kiện có trong kinh thánh.
Bên trên tấm bản đồ này mô tả vô số các thành phố và thị trấn thời trung cổ, cùng với 500 bản vẽ mực minh họa cho các sự kiện có trong kinh thánh, bao gồm cả các loài thực vật và động vật kỳ lạ. Chúng đều là những sinh vật hoang dã và kỳ quái giống như những sinh vật thần thoại cổ điển.
Thực tế cho thấy nó không chỉ đơn thuần là một tấm bản đồ, mà “Tấm vải thế giới” còn được xem là một trong những tác phẩm nghệ thuật còn sót lại duy nhất từ thời Trung Cổ.
Các báo cáo gần đây cho rằng tác phẩm này thậm chí còn có thể chỉ cho con người biết được những manh mối về các địa điểm bị thất lạc trong Kinh Thánh như: Nơi an nghỉ của con tàu Noah và khu vườn Eden.
Hầu như các tác phẩm nghệ thuật thời trung cổ đều trình bày lịch sử, tôn giáo và những câu chuyện thần thoại thông qua các mô tả chi tiết có tính phức tạp trên một tấm da cừu hoặc da bò .
Những tấm da này có chiều dài 1,5 mét, chiều cao 1,2 mét và thường được đính vào khung gỗ sồi. Nhưng hiện vật đáng chú ý hơn cả là tờ bản đồ thời trung cổ lớn nhất vẫn còn tồn tại.
Trong đó các hình ảnh minh họa được tạo nên từ loại mực màu đen, vàng, xanh lá cây và xanh dương. Chúng phản ánh sự hiểu biết của con người trong thời trung cổ châu Âu. Nhất là khi bên trong bản đồ chứa đựng những gì mà thế giới đã biết và cả những gì mà thế giới chưa được biết về các thế lực siêu nhiên.
Nhưng nó không chỉ chứa đựng thế giới của con người với những gương mặt quen thuộc, thành phố đông dân cư và biển cả bao la, mà nó còn chứa cả những loài sinh vật thần thoại đáng sợ, cùng nhiều nền văn hóa kỳ lạ ở các vùng đất xa xôi.
Thực tế tấm bản đồ này không được sử dụng vào mục đích chỉ dẫn phương hướng cho mọi người xem, thay vào đó nó chính là một bản tóm lược mang đậm tính nghệ thuật của con người với những lời nói ngụ ngôn và các địa điểm đặc biệt.
Thị trấn và thành phố
Đây là thứ hiển thị rõ ràng nhất trong tấm bản đồ Mappa Mundi. Trong đó, hướng Đông được đặt ở phía trên cùng vì nó đại diện cho hình ảnh Mặt Trời mọc và sự trở lại lần thứ hai của Chúa Kitô.
Ngoài ra, thế giới cũng được đặt bên trong một vòng tròn và tuân theo khuôn khổ Kitô giáo với thánh địa Jerusalem nằm ở trung tâm bản đồ. Đây là chủ đề và cũng là mô hình chung cho việc thiết lập bản đồ thời trung cổ.
Ngay chính giữa của nó sẽ có một lỗ nhỏ bị đâm thủng. Đó là nơi mà một dụng cụ giống như la bàn được sử dụng để tạo ra vòng tròn hoàn hảo. Tại khu vực này đã được biến đổi thành hình ảnh của một bức tường kiên cố với 8 tòa tháp cao.
Các châu lục hiện diện bao gồm châu Á, Châu Phi, châu Âu và Địa Trung Hải
Khoảng 420 thị trấn và thành phố được hiển thị trên bản đồ. Điển hình như thành phố Rome và Paris (và Hereford) cùng các đại dương và địa danh quan trọng.
Thần thoại và huyền thoại
Bên trong tấm bản đồ có 8 câu chuyện truyền thuyết cổ điển được tái hiện.
Một ví dụ sống động là hình ảnh Lông cừu vàng mà hai nhà thám hiểm Jason và Argonauts tìm kiếm đã được nhìn thấy trên bờ biển Đen.
Bên cạnh đó còn có mê cung Cretan, nơi giam cầm quái vật Minotaur (nhân mã) huyền thoại được mô tả trên tấm da cừu.
Mê cung này được xem là một biểu tượng dễ nhận biết trong thời trung cổ, vì thông thường nó sẽ được tạo ra trên sàn lát của những thánh đường.
Hầu hết những con đường quanh co tạo nên mê cung hoạt động như chuyến hành hương tâm linh cho các tín hữu.
Ngoài những câu chuyện thần thoại cổ điển, còn có các cột đá của Hercule đại diện cho phần rìa phía tây của thế giới, nơi có sự xuất hiện của con người.
Vị trí đó được đánh dấu trên bản đồ Mappa Mundi tại eo biển Gibraltar.
Ngay cả lều trại của Đại Đế Alexander cũng được minh họa trên bản đồ.
Nó gợi cho chúng ta nhớ đến các truyền thuyết về những cuộc chiến và sự thành công vang dội của vị vua anh hùng, những câu chuyện đã từng được phổ biến cùng với các học giả vào thời điểm đó.
Tại ngôi lều của Đại Đế Alexander được mô tả với rất nhiều ngôi lều cao và một bức tường vững chãi chạy dọc theo khu trại. Nhiều người cho rằng bức tường này đã được xây dựng để đẩy lùi quân thù và cầm tù “các thế lực tà ác muốn hủy hoại con trai của Cain”.
Ngoài ra còn có một khu vực được cho là nơi diễn ra những “cuộc đua Scythian”. Nhưng dường như những hiểu biết về địa điểm này vẫn còn hạn chế.
Tuy nhiên nó vẫn được trang trí bằng những hình ảnh ấn tượng và hoang dã.
Câu chuyện kinh thánh
Chúa Giêsu cũng được tìm thấy trên tấm bản đồ da dê với hình ảnh nổi bật. Nó thể hiện ý nghĩa tượng trưng cao và tầm quan trọng không thể thay thế của người trong Đức tin Kitô giáo.
Men theo lối đi bên phải người ta sẽ đi từ địa ngục đến thiên đàng và bên trái là những kẻ bị nguyền rủa. Những người này bị xiềng xích và lôi kéo xuống địa ngục. Đây là nơi có hình ảnh đại diện của bầu diều chim với hàm răng sắc nhọn và đôi mắt lườm nham hiểm.
Tại đây còn có 15 câu chuyện kinh thánh được minh họa. Điển hình như khu vườn Eden bao gồm hình ảnh của A dam, một con rắn và Eva được tìm thấy ở vị trí gần đầu trang. Khi này vườn Eden bị một ngọn lửa bao quanh. Nó biểu thị giới hạn dành cho nhân loại.
Gần đó một chiếc thuyền chở đầy những sinh vật và một người đàn ông râu quai nón tượng trưng cho câu chuyện của Noah’s Ark.
Không chỉ thế tòa nhà lớn nhất trên bản đồ là thành phố 5 tầng của Babylon. Nó được tái hiện với kích thước và những chi tiết phức tạp. Hình ảnh này cho thấy sự kiêu ngạo và ngoan cường của những người xây dựng tháp cao để thách thức thượng đế.
Ngoài ra, bên trong truyền thuyết về Kinh Thánh còn cho thấy sự trừng phạt của Đức Chúa Trời cuối cùng đã khiến cho nhân loại phải giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Phổ biến trên tấm bản đồ là một con đường cong khá dài. Con đường này uốn lượn và cắt xuyên qua một con đường trên biển đỏ. Nó được vẽ bằng mực đỏ để mô tả tuyến đường du lịch của người Do Thái trong câu chuyện của Exodus.
Những con quái vật kỳ dị
Nhiều sinh vật tự nhiên và thần thoại quái dị được mô tả rất nhiều trên tấm bản đồ Hereford Mappa Mundi. Chúng bao gồm cả những loài động vật ít được người châu Âu thời Trung Cổ biết đến như lạc đà hoặc voi.
Con lạc đà khi này được nhìn thấy với hai bướu trên lưng và đang đứng tại vị trí phía Nam dãy núi Memarnau.
Được biết trong Bestiaries (Sách quái vật) của thời trung cổ mô tả lạc đà là loài vật có thể sống 100 năm và chỉ có thể uống nước bùn.
Trong khi đó những con voi được mô tả cùng với các tháp gỗ được xây dựng. Những con vật to lớn này còn được tái hiện như một phương tiện chiến đấu được dùng trong các cuộc chiến tranh của binh sĩ Ấn Độ và Ba Tư. Người ta tin rằng ngay cả loài vật có kích thước lớn cũng cảm thấy sợ hãi trước những con chuột nhỏ bé hơn mình.
Bên trong tấm bản đồ còn có hình ảnh của những con kỳ lân huyền thoại với cái sừng rất dài. Nó được đặt tên là Monoceros. Loài Kỳ lân này thường được gắn liền với chúa Giêsu và được cho là sở hữu sức mạnh vượt trội có thể chiến đấu với loài voi.
Tuy nhiên những con kỳ lân dũng mãnh lại bị những người phụ nữ trẻ thuần khiết và nhân từ thuần hóa dễ dàng.
Ngoài ra còn có 33 loài động vật, thực vật và chim cu khác nhau được mô tả bằng mực trên bản đồ Mappa Mundi.
Những người lạ mặt quái dị
Vô số những người có hình dáng kỳ lạ được mô tả trên tấm bản đồ. Họ bao gồm cả những con người có thật và con người hư cấu.
Có khả năng những con người này là kết quả của sự ảnh hưởng từ những câu chuyện phóng đại của nền văn hóa nước ngoài nguy hiểm.
Chúng bao gồm tổng cộng 32 hình ảnh biểu trưng cho những con người kỳ quặc. Chẳng hạn như Blemmye, hình ảnh mô tả một cuộc đua giống như một cuộc chiến dành cho những người không có đầu với những bộ phận trên gương mặt được đặt ở trước ngực của họ.
>>> Sinh vật thời cổ đại (P1): Tộc người không đầu Blemmyes
Những con người thuộc bộ tộc Sciapods hoặc Monoculi là các mô tả không thể bỏ qua. Nhiều câu chuyện về những sinh vật đáng sợ này được mô tả cùng với một bàn chân khổng lồ. Nó là minh chứng cho các lý thuyết về cách mà họ có thể di chuyển nhanh chóng trên bàn chân của mình. Họ được cho là đã sử dụng đôi bàn chân khổng lồ để che chắn bản thân khỏi ánh nắng mặt trời.
>>> 10 đóng góp to lớn của Hy Lạp cổ đại cho xã hội hiện đại
Bên cạnh đó những bộ tộc sống trong hang động bí ẩn và nguy hiểm (được gọi là Troglodytes) tại châu Phi cũng được mô tả chi tiết trên tấm bản đồ.
Ba trong số những con người này được vẽ khi đang ở trong hang động và một người khác cưỡi con thú giống như dê nhưng rất kỳ lạ. Họ dường như đã ăn những con rắn và hoàn toàn trần truồng khi chạy nhảy xung quanh.
Có nhiều văn bản ghi chép từng đề cập đến Troglodytes như những người đàn ông có tốc độ di chuyển nhanh chóng và dễ dàng bắt được các loài động vật hoang dã bằng cách nhảy lên lưng của chúng.
Được biết Troglodytae là một nhóm người cổ đại đến từ bờ biển Đỏ của châu Phi. Họ đã từng được các sử gia Hy Lạp và La Mã (Herodotus, Strabo và Pliny) mô tả lại. Trong đó những giai thoại cuối cùng về nhóm người này đã biến thành các chiến công thần thoại mang đậm tính hoang dã.
Sự xót thương trên bản đồ Richard
Tác phẩm được một nhóm các học giả tạo ra vào thế kỷ 13. Nhưng sau đó, nó lại được gọi theo tên của một người đàn ông là “Richard of Haldingham and Laffor” (Richard của Haldingham và Laffor). Đó là tấm bản đồ lớn được treo trong nhiều năm trên bức tường của một nhà thờ ở thành phố Hereford, Anh.
Điều bất thường trong một tấm bản đồ thời trung cổ dần lộ ra khi tham chiếu đến người vẽ bản đồ, Richard. Lúc này một đoạn văn bản đã được ghi nhận ở góc dưới cùng bên phải.
Đoạn văn này được dịch ra như sau:
Hãy để tất cả những người có trong lịch sử này,
Được nghe được đọc hoặc được nhìn thấy nó
Hãy cầu nguyện với chúa Giêsu trong sự thiêng liêng của Ngài
Hãy xót thương cho Richard của Haldingham và Lafford,
Người đã tạo lập và xây dựng nên nó
Để người được thiên đàng ban cho niềm vui
Sau đó, tấm bản đồ đã được giấu kín trong thời kỳ bất ổn chính trị với những cuộc chiến tranh kéo dài. Nó đã mòn mỏi chờ đợi bên dưới sàn nhà và bị lãng quên tại các địa điểm bí mật. Tấm bản đồ chỉ đường Phục Sinh vào năm 1855 khi nó được làm sạch và tu bổ lại tại bảo tàng Anh.
Hiện tại tác phẩm này đã được bảo quản trong một chiếc lồng kính tại thư viện mới ở Hereford.
Theo các nhà khảo cổ, bản đồ Hereford Mappa Mundi đã tồn tại 700 năm. Nó đã bảo tồn và minh họa cho niềm tin, sự hiểu biết và truyền thống của châu Âu thời Trung Cổ.
Tác phẩm này hiện vẫn là một trong những tấm bản đồ lịch sử quan trọng nhất trên thế giới của chúng ta.
Hiện tại trang web của nhà thờ Mappa Mundi Hereford đã cung cấp một tấm bản đồ mô phỏng bản đồ chính. Nó mô tả lại một số hình ảnh được tìm thấy trong tác phẩm nghệ thuật thời trung cổ. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng được những hình ảnh kỳ quái trên tấm bản đồ da dê tại đây.
Tú Văn, theo owlcation