Hé lộ lịch sử của người khổng lồ tại đường hầm bí ẩn ở Romania
Vào năm 1976, tại một khu khai thác mỏ ở Romania, các nhà khảo cổ đã có một trong những phát hiện thú vị nhất trong nhiều năm qua. Họ đã tìm thấy một bộ xương người khổng lồ dài đến 10m trong đường hầm của người Hyperborea.
Khoảng 5.500 năm trước, một đường hầm ngầm đã được xây dựng trong khu vực bởi người Agathyrsi. Tháng 2/2012, một nhóm các nhà địa chất đã lần theo mạch vàng ở cùng địa điểm. Họ tiếp tục đào cho đến khi tiếp cận được tầng hầm của đường hầm. Trước sự kinh ngạc tột độ, họ đã phát hiện thấy một tấm bia mộ, chắc chắn không được chế tạo từ loại đá thông thường.
Các nhà địa chất học đã lấy mẫu phân tích, và kết quả từ phòng thí nghiệm đã tiết lộ rằng tấm bia mộ này được cấu thành từ 55% bụi vàng karat, 15% bụi granit và 30% vôn-fram. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy loại đá hỗn hợp này đã được chế tạo bằng một loại công nghệ chưa được biết đến ngày nay.
Đường hầm của người Hyperborea
Được biết đến với cái tên “Đường hầm của người Hyperborea” hay “Đường hầm số 13”, địa điểm nơi xuất hiện khám phá đáng kinh ngạc này nằm bên dưới làng Cornea. Từng có một số phát hiện khác tại khu vực này vào năm 1976. Tuy nhiên, dưới danh nghĩa “an ninh”, các phát hiện nhân loại học và khảo cổ học này đã được nhìn nhận là quá đỗi dị thường và đáng kinh ngạc vào khoảng thời gian đó, nên đường hầm này đã bị đóng cửa vô thời hạn.
Bia mộ không phải là di vật dị thường duy nhất được tìm thấy bên trong đường hầm. Ở trong đó, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được bộ xương của một người khổng lồ cao 10 m. Rõ ràng là, người khổng lồ này đã bị chôn cất ở đó sau khi chết, với hai chân xếp dồn vào một bên.
Thiếu thốn các thiết bị cần thiết để tiến hành phân tích một phát hiện như vậy, nên bộ xương đã được gửi tới Moscow, Nga. Thật không may, bộ xương người khổng lồ này đã biến mất kể từ đó.
Về phần bia mộ, một loạt các nghiên cứu mới nhằm phân tích nó đã được lên kế hoạch vào năm 2012. Di vật này đã được khai quật một lần nữa và các số đo kích thước của nó là rộng 6m, dài 12m và cao 3m. Tấm bia mộ này nặng gần 1.700 tấn và chứa khoảng 900 tấn vàng bên trong.
Số vàng này tương đương với hơn 20 năm khai mỏ. Điều cuối cùng được biết đến về tấm bia mộ này là nó đã bị cắt thành 80 mảnh nhỏ để tiện cho việc vận chuyển. Còn về việc hiện nay nó đã được vận chuyển đến đâu, thì không ai biết.
Một trong những nhà khảo cổ học làm việc tại Đường hầm 13 đã chụp một bộ ảnh tấm bia mộ này và gửi chúng cho một nhà ngôn ngữ học tiền sử. Nhà ngôn ngữ học này nhận thấy toàn bộ bề mặt di vật được bao phủ bởi một loại ký tự phù điêu màu xanh của ngọc lục bảo. Nội dung ký tự được chia thành ba hàng song song với nhau, bắt đầu từ trên cùng bên trái.
Ở đó, dòng ký tự hạ thấp xuống theo đường chéo, giống như một con rắn, và hình thành một vòng xoắn ốc bao xung quanh một cái đầu sói. Cuối cùng, dòng ký tự kết thúc ở góc dưới cùng bên phải. Nhà ngôn ngữ học này phỏng đoán dạng ký tự chưa được biết đến này có thể thuộc về người Pelasgian, và các chỗ đánh dấu và ký tự này rõ ràng thể hiện các giá trị văn hóa, lịch sử to lớn.
Tuy nhiên, tấm bia mộ này đã bị cắt nhỏ và nấu chảy. Nhà nước thu giữ 19 miếng, tức 31%, như được quy định trong hợp đồng khai thác vàng địa phương. Trong quá trình khai quật, tấm bia mộ khi đươc nhấc lên đã để lộ lối vào một căn hầm. Căn hầm có đường kính 4m này có một cầu thang xoắn ốc đi xuống và một luồng ánh sáng tím sữa tỏa ra từ bên trong. Khi quan sát kỹ chỗ cầu thang, người ta nhận thấy các bức tường hầm như thể đã bị cắt bằng một tia la-ze. Tuy nhiên, đối với tia sáng màu tím, không ai có thể xác định được nguồn gốc của nó.
Tò mò muốn tìm được nguồn phát sáng và tìm hiểu xem có gì bên trong, nhà cổ sinh vật học đã đi xuống bên dưới căn hầm, nhưng không ai khác đủ dũng cảm để theo chân ông. Màn đêm trôi qua và người đàn ông đã không bao giờ quay trở lại từ căn hầm.
Cuối cùng, quân đội đã bịt kín lối vào căn hầm cũng như toàn bộ Đường hầm 13 bằng xi măng. Những người có mặt ở đó không bao giờ đề cập đến các phát hiện đó nữa, vì họ đã bị buộc phải ký giấy cam kết giữ bí mật, do đó thứ nằm bên dưới cầu thang căn hầm vẫn còn là một điều bí ẩn.
Truyền thuyết về người khổng lồ Romania
Tùy vào khu vực bắt nguồn các truyền thuyết ở Romania, sẽ có các tên gọi khác nhau cho người khổng lồ. Lấy ví dụ, ở khu vực Boziorul, người khổng lồ được biết đến với cái tên “tartars” (“tartari”). Một số những bộ xương cao lớn khác thường đã được khai quật ở Scaieni, trong dãy núi Buzaului. Chẳng hạn như, khi những người dân địa phương cố gắng trồng cây táo trên một ngọn đồi, họ đã vô tình phát hiện được được các bộ xương người dài hơn 2,4 m nằm bên cạnh các mảnh gốm vỡ.
Biết được các truyền thuyết địa phương, người dân trong khu vực đã ngay lập tức liên tưởng đến những người khổng lồ tartars. Một trong những truyền thuyết này thậm chí còn nói rằng ngọn núi được biết đến với cái tên “Những cột trụ của Tainita” (“Stalpii Tainitei”) thực ra đã được xây dựng bởi những người khổng lồ cổ đại. Trong quá khứ, người khổng lồ cũng được cho là tác giả của hai dãy hành lang ngầm dưới mặt đất nằm đâu đó bên dưới dãy núi này.
Một tạo hình kỳ lạ có thể được nhìn thấy trên dãy núi Tainita, vốn trông giống những chiếc ghế đá. Vì chúng được phát hiện trên vĩ độ cao và ở một khu vực rất khó tiếp cận, những người dân địa phương đã tuyên bố rằng những người khổng lồ tartars đã xây dựng những chiếc ghế để ngồi lên khi họ muốn họp hội đồng.
Một truyền thuyết khác từ thị trấn Hateg (“Tara Hategului”), kể về câu chuyện của hai nữ khổng lồ đã kiến tạo hai thành phố: một ở Deva và một ở trên đỉnh Núi Chẻ đôi (“Muntele Retezat”). Đến cuối quá trình xây dựng, khi nữ khổng lồ từ Deva chiêm ngưỡng thành phố đối thủ của cô và trông thấy nó đẹp hơn, cô đã trở nên ghen ghét, đố kỵ. Trong một phút phẫn nộ, cô đã ném một cái cày về phía thành trì trên núi, phá hủy nó và chẻ đôi phần đỉnh núi. Từ đó đã được gọi bằng cái tên Núi Chẻ đôi (Severed Mountain).
Các phát hiện người khổng lồ ở Romania
Vào những năm 1940 – 1950, các nhà khảo cổ học đã khai quật được 80 bộ xương thuộc về người khổng lồ. Các bộ xương này có chiều dài từ 4 đến 5m. Đến năm 1989, 20 bộ xương khổng lồ cũng đã được khai quật ở khu vực Pantelimon – Lebada.
Các phát hiện tương tự đã được khai quật tại Polovragi, hay bên dưới tu viện Negru Voda, và trong dãy núi Bucegi – nơi sự tồn tại của một hệ thống thông đạo ngầm đã làm rất nhiều công nhân làm việc ở đó kinh ngạc. Ngoài ra, hàng loạt khu vực khác của Romania cũng phát hiện xương của người khổng lồ.
Tuy nhiên, hầu hết các bộ xương này đã đột nhiên bị “mất tích” sau khi được phát hiện. Mặc dù vậy, người ta vẫn liên tục phát hiện ra những bộ xương của người khổng lồ tại đất nước này.
Theo Ancient Origins/Đại Kỷ Nguyên