Hành trình tìm lại chính mình của người lính Mỹ bị hồn nhập

28/07/22, 12:48 Thế giới tâm linh

Các bậc trưởng lão ném anh xuống nước và niệm: “David, hãy gọi linh hồn của anh quay lại. Linh hồn của anh đã rời bỏ chính thân xác của mình. Nếu linh hồn anh không thức tỉnh thì chúng tôi sẽ để anh ra đi. Không một ai có thể sống mà không có linh hồn. Linh hồn chính là sức mạnh để sinh mệnh tồn tại.” 

David Chethlahe Paladin bị một linh hồn đã khuất nhập vào. (Ảnh minh họa tổng hợp)

Năm 1985, David Chethlahe Paladin đã kể cho tác giả người Mỹ, Caroline Myss nghe về tuổi thơ của mình từng là một kẻ nghiện rượu, sống lang thang tại xứ Navajo, một lãnh thổ bán tự trị của người bản địa Hoa Kỳ. Nỗi thống khổ lớn nhất trong cuộc đời anh ta là bị bắt đi lính trong Thế chiến thứ II. Và sau đó, một sự việc lạ kỳ đã làm đảo lộn toàn bộ cuộc đời của anh. Paladin nhớ lại khi ấy anh đang ở chiến tuyến, thì anh cảm thấy dường như có một linh hồn nhập vào cơ thể của mình. Linh hồn ấy chính là nhà hoạ sĩ nổi tiếng đã qua đời người Nga – Wassily Kandinsky (1866–1944).

Sau khi nghe câu chuyện của  Paladin, bà Caroline Myss đã cho xuất bản cuốn sách “Anatomy of the Spirit” (tạm dịch: “Giải phẫu tinh thần”) kể về khoảng thời gian khó khăn mà Paladin phải chịu đựng khi bị linh hồn người hoạ sĩ chiếm hữu thân thể.

Cuộc đời người lính trẻ, David Paladin

Khi mới 11 tuổi, Paladin đã là một kẻ nghiện rượu, sống lang thang tại khu bản địa Navajo. Vào tuổi thiếu niên, anh ta đã rời bỏ quê hương và nhận công việc trên một con tàu buôn, lúc rảnh rỗi thì anh tranh thủ vẽ phác thảo vì đó chính là niềm đam mê của anh.

Hoạ sĩ nổi tiếng người Nga – Wassily Kandinsky. (Ảnh qua Wikimedia)

Một thời gian sau, anh bị bắt đi lính trong Thế chiến thứ II và được giao nhiệm vụ do thám phía sau chiến tuyến của kẻ thù. Các thông điệp do thám bí mật truyền đi được sử dụng ngôn ngữ bản địa của người Mỹ, để đề phòng việc nếu bị quân đội Nga phát hiện, họ cũng sẽ không thể đọc hiểu. 

Một lần trong khi thực hiện nhiệm vụ, Paladin đã bị bắt và bị tra tấn một cách dã man. 

Nhờ lên cơn đột quỵ, anh ta may mắn thoát chết. Sau đó, anh được gửi đến một trại tù binh, điều kiện sống ở đây rất tồi tệ. Cuối cùng, khi quân Đồng Minh giải phóng trại, anh được tìm thấy trong tình trạng tiều tụy, hôn mê và gần như sắp chết. 

Anh đã tỉnh lại trong giây lát, và thì thầm bằng tiếng Nga, vì vậy họ đã đưa anh đến chỗ người Nga. Nhưng khi anh cung cấp tên, cấp bậc và số chức vụ của mình bằng tiếng Anh, anh lại được trả về cho người Mỹ. 

Ném xuống sông để trị bệnh tâm linh

Sau chiến tranh, Paladin rơi vào tình trạng hôn mê và nằm 2 năm trong bệnh viện Bang Michigan. Khi tỉnh dậy, anh ấy nói với một y tá, “Tôi là một họa sĩ.”

Vì tinh thần của Paladin lúc mơ lúc tỉnh, nên khi anh quay trở lại khu bản địa nơi anh từng sống, các vị trưởng lão ở đó đã dùng nhiều phương cách khác nhau để điều trị căn bệnh tâm linh tiềm ẩn đang tồn tại trong cơ thể anh. Họ tháo nẹp trên chân anh và ném anh xuống sông, rồi đọc niệm: 

“David, hãy gọi linh hồn của anh quay lại. Linh hồn của anh đã rời bỏ chính thân xác của mình. Nếu linh hồn anh không thức tỉnh thì chúng tôi sẽ để anh ra đi. Không một ai có thể sống mà không có linh hồn. Linh hồn chính là sức mạnh để sinh mệnh tồn tại.” 

Paladin đã chia sẻ cho Myss rằng những gì anh phải trải qua vào thời điểm đó còn thống khổ hơn những gì anh phải chịu đựng trong tay kẻ thù. Anh nhớ lại: “Nó khó khăn hơn việc đôi chân của tôi bị đóng đinh trên sàn. Tôi đã nhìn thấy khuôn mặt của những người lính Đức Quốc xã, tôi đã sống qua ngần ấy tháng trong trại tù. Tôi biết rằng tôi phải giải phóng sự tức giận và thù hận của mình. Tôi gần như không thể kiểm soát được cơ thể của mình đang dần chìm xuống sông, nhưng lúc đó tôi đã cầu nguyện cơn giận dữ hãy rời khỏi thân xác tôi. Đó là tất cả những gì tôi cầu nguyện, và lời cầu nguyện của tôi cuối cùng cũng được hồi đáp.”

Sau màn sinh tử đó anh đã hồi phục tinh thần một cách kỳ diệu. Paladin đã tỉnh táo hơn và còn phát triển thêm kỹ năng về hội họa, nhưng phong cách vẽ lại rất giống với các tác phẩm của nhà họa sĩ nổi tiếng, Kandinsky. Dường như linh hồn của vị họa sĩ này chưa hoàn toàn rời khỏi thân xác anh.

David Chethlahe Paladin. (Ảnh qua Wikiart)

Nghiên cứu luân hồi

Tiến sĩ Banerjee của Đại học Rajasthan ở Ấn Độ, người từng nghiên cứu các trường hợp luân hồi tại Ấn Độ và Hoa Kỳ đã nghiên cứu trường hợp của Paladin và thấy nó đặc biệt kỳ lạ. Sau này ông cũng đã viết về trường hợp của Paladin trong cuốn sách “The Once and Future Life”, tạm dịch: “Một lần và mãi trường tồn về sau’, 

Ông nói trường hợp này không giống như linh hồn của một người đã khuất đầu thai vào một kiếp sống mới, có vẻ như một linh hồn đã nhập vào cơ thể của Paladin vào thời điểm anh suy yếu, lúc đó anh ta không muốn quản cái thân thể của mình nữa. Khi bị thôi miên, anh nói tiếng Nga và có vẻ khá quen thuộc với cuộc đời đã trải qua của nhà họa sĩ Kandinsky. 

Mặc dù anh ấy vẽ tranh theo phong cách của Kandinsky, nhưng anh ấy đã tiến bộ như một họa sĩ chuyên nghiệp và phát triển phong cách của riêng mình. Tiến sĩ Banerjee nghĩ rằng Paladin đã lấy lại được linh hồn của chính mình nhưng dù sao thì Kandinsky cũng đã nhập vào và ảnh hưởng đến anh ta phần nào đó. 

Tiến sĩ Banerjee nhận thấy Paladin dường như hoàn toàn kiểm soát được bản thân khi vẽ tranh – không còn bị Kandinsky chiếm hữu hoàn toàn – mặc dù khi vẽ tranh, Paladin vẫn cảm thấy dường như có một nguồn linh cảm đã truyền cảm ứng cho anh. 

Paladin đã qua đời năm 1986, anh đã cho xuất bản cuốn sách Painting the Dream” (“Vẽ lên những giấc mơ”), chia sẻ về quá trình khi anh vẽ tranh với tâm trí “thư thái, tập trung nhẹ nhàng, trong khi chủ ý thức hơi buông lỏng” và anh “nhận thức được sự thay đổi này, sự chuyển dịch của hình ảnh” trong tâm trí của mình.

Anh nói thêm: “Tôi không biết tại sao các hình thức thư pháp lại xuất hiện. Các dạng hình học của Kandinsky mang lại cảm giác trật tự, cộng hưởng trong các lĩnh vực nhất định; chúng giống như một ngôn ngữ. Các hình thức ý tưởng thư pháp cũng là một ngôn ngữ.”

“Tôi nghĩ rằng Kandinsky và tôi đang vẽ nên cấu trúc của vạn vật, khi điều chỉnh ý thức chung, mỗi người trong chúng ta đều sẽ vẽ nên những câu chuyện và xét thực tế theo phong cách riêng của mình.”

An Nhiên (Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x