Hành trang vào đời: Loại bỏ tư duy mì ăn liền và xây dựng văn hóa việc làm

13/03/15, 15:35 Đọc & Suy ngẫm

Theo một số liệu thống kê vào tháng 7/2014, hơn 162.000 cử nhân của Việt Nam đang trong tình trạng thất nghiệp. Trong quý I năm 2014, nước ta có 21,2% cử nhân thất nghiệp. Con số còn có thể bị sai lệch so với thực tế, nhưng đã phản ánh phần nào tình trạng thị trường lao động hiện nay. Vậy tại sao kiếm việc làm lại khó đến vậy?

Hành trang vào đời là sự tự tin, không lệ thuộc vào bất cứ ai, cũng như một văn hóa việc làm được kỳ công xây dựng.

Phần lớn sinh viên tốt nghiệp đều chọn ở lại những thành phố lớn như Sài Gòn để tìm việc vì về quê thì ngại chuyện “nhất thế, nhì thân, tam tiền”, hầu như mỗi công việc thuộc cơ quan nhà nước đều là một “hợp đồng mua bán việc làm”. Đó có thể cũng là một lý do lý giải cho thực trạng này, tuy nhiên một vấn đề nhỏ nhưng không kém phần quan trọng khác quyết định sự nghiệp của một người nữa là văn hóa việc làm hay văn hóa viết đơn, và tư tưởng chuẩn bị cho công việc.

Văn hóa “xin”, “cho”

Có một thực tế mà phần lớn người đi tìm việc hiện nay chưa chú trọng, đó là văn hóa viết đơn. Ở Việt Nam phần lớn mọi đơn từ đều có chữ “xin”, người cần việc làm thì viết “Đơn xin việc”. Điều này thể hiện sự yếu thế khi tìm việc, giống như cầu khẩn và mang theo tâm lý dựa dẫm. Thực tế, việc tìm việc nên hiểu đây là một sự trao đổi có lợi cho cả hai bên.

Bản thân người tìm việc trước hết cần phải hiểu rõ về nhu cầu của công ty đang tuyển dụng và khả năng đóng góp của bản thân. Khi tham gia lao động, lương chính là phần thưởng cho sự đóng góp công sức của bạn cho công ty.

Ở Úc, mọi việc yêu cầu thì ghi vào “Application Form” (Mẫu yêu cầu, công dân yêu cầu cơ quan có thẩm quyền làm gì đó), còn tìm việc thì là post (dự tuyển), ví dụ: Journalist post (Dự tuyển vị trí nhà báo).

Chuyện “Đơn xin việc” tuy chỉ là một từ vựng cụ thể, nhưng nó thể hiện văn hóa suy nghĩ và làm việc của cả một hệ thống xã hội. Nơi mà mọi người đã quen bị lệ thuộc vào “xin” và “cho”. Khi hỏi một bạn sinh viên năm nhất rằng sau khi học xong bạn sẽ làm ở đâu? Và bạn muốn làm công ty như thế nào, lĩnh vực gì? Thì có lẽ hầu hết đều chưa từng nghĩ tới. Mọi việc cần làm đó là nhận tiền của bố mẹ, học xong đại học rồi tính tiếp, có thể bố mẹ sẽ đi xin việc cho bạn hay người thân, cũng giống như việc bố mẹ đều cho tiền học phí mỗi tháng.

Kiểu tư duy này của sinh viên Việt Nam được một kỹ sư an toàn thông tin Ngọc Diêu ở Úc gọi là tư duy “mì ăn liền”. Nghĩ lại, tôi cũng chả có suy nghĩ hay kế hoạch gì sâu sắc khi còn ngồi trên ghế nhà trường, điều đó khiến tôi cảm thấy rất hoang phí, vì vậy sớm nhận ra vấn đề là con đường giúp các bạn trẻ thay đổi và tiến lên. Thử tưởng tượng bạn đi du lịch đường dài qua Campuchia hay Thái Lan mà không có bản đồ? Không biết mục địa điểm cần đến? Và mục đích của chuyến đi? Thì chắc chắn là bạn sẽ bị đi lạc hoặc hết xăng giữa chừng.

Tôi đề nghị, khi đi tìm việc làm, các bạn nên suy nghĩ là công việc này sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân mình trong những năm tới? Mình muốn phát triển những kỹ năng nào, và công việc này có đem lại một môi trường thuận lợi để phát triển kỹ năng đó không? Bản thân mình sẽ đóng góp gì cho công ty? Hay công ty cần gì và tài năng của mình có thể đáp ứng nhu cầu đó không? Đó cũng là những câu hỏi khi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn. Nếu bạn cảm thấy bạn còn kém, chưa đáp ứng thì sau khi trả lời được và có mục tiêu rõ ràng, bằng lòng kiên nhẫn và hy vọng của tuổi trẻ, tôi nghĩ là các bạn vẫn còn nhiều thời gian để rèn luyện.

Và một điều quan trọng là chúng ta nên viết “Đơn ứng tuyển”, nó cho thấy bạn sẵn sàng dự tuyển vào một vị trí nào đó, và chấp nhận cạnh tranh công bằng, chứ không nên viết “Đơn xin việc”. “Xin” tạo một cảm giác bị lệ thuộc, biểu hiện sự thiếu tự tin. Và đôi khi “xin” thì vì để được “cho” nên cần một khoản “tiền bôi trơn” mới lọt.

Kinh tế dựa trên quan hệ chứ không phải kinh tế thị trường

Mọi thứ bạn có được bằng chính tài năng và phẩm giá của mình mới là điều đáng quý nhất trong sự nghiệp.

Sau những năm bao cấp với “xin” và “cho”, mọi người dù làm nhiều hay ít đều được hưởng phần như nhau. Thì tới thời mở cửa kinh tế thị trường, các công ty nước ngoài bắt đầu vô nước ta đầu tư, cuộc sống cũng thoải mái hơn chút, mọi người có thể tài sản cho cá nhân mình. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta thực ra là một nền kinh tế dựa trên quan hệ hay vẫn dựa trên quan hệ. Nền kinh tế mà mọi ngành trọng điểm đều thuộc về nhà nước quản lý. Điều dễ thấy nhất là khi cần làm bất cứ gì, để có được chữ ký hay dấu đỏ phê duyệt của cơ quan chức năng nào đó, chúng ta đều phải kẹp “phong bì” trong hồ sơ.

Khi lãnh đạo cấp trên xuống thăm dự án nơi vùng quê, các cá nhân liên quan đều phải đón tiếp nồng hậu, nhậu nhẹt tưng bừng. Mối quan hệ quyết định mức độ quyền lực và khả năng tiến xa của bạn. Ngoài trừ các công ty với vốn đầu tư hoàn toàn của nước ngoài, thì phần lớn những công ty trong nước đều thừa nhận việc chi tiền để tạo một mạng lưới quan hệ là rất cần thiết. Việc chú trọng vào cạnh tranh ở sản phẩm và nhu cầu khách hàng có thể chưa được chú tâm. Điều này xuất phát từ nguyên nhân rất sâu xa mà chúng ta không bàn đến.

Tuy nhiên, thực tế là dù trong một môi trường xã hội như thế nào thì người có tài và có đức luôn sẽ được trọng dụng. Vì như đã nói trên, chúng ta đang sống trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập, cơ hội vẫn mở ra cho bất cứ ai.

Thế nên việc cố gắng hơn nữa trong sự trau dồi tri thức và đạo đức bản thân cũng là điều quan trong giúp chúng ta thành công. Đó là khái niệm về một “xã hội phẳng” như Tiến sĩ Alan Phan đã chia sẻ trong Chuyên đề chia sẻ với sinh viên:

“Thời mới lớn của tôi là những thập niên cuối 50, đầu 60 và dĩ nhiên là tôi cũng được “hấp thụ” tư tưởng bình đẳng xã hội của các triết gia phe tả. Tuy nhiên sau này, khi đã trải nghiệm lâu trên thương trường thì tôi nghiệm ra không có xã hội bình đẳng, tức là “xã hội phẳng”, mà chỉ có xã hội công bằng. Tức là trong một cuộc chơi, sẽ có người thắng và kẻ thua chứ không có cả 2 đội cùng thắng. Nhưng xã hội công bằng sẽ tạo ra sân chơi bình đẳng, và kết quả là sự thể hiện chính xác của khả năng và may mắn. Còn sự bình đẳng của xã hội, nơi mà ai cũng giống ai, không có kẻ thắng và người thua thì chẳng có cạnh tranh, không có cơ hội và theo lẽ thường là không thể phát triển. Đó chỉ là sự mơ mộng hoang tưởng của một số người”, Alan Phan.

Theo quan điểm trên, tức là không có việc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Các bạn làm nhiều thì được nhiều, làm ít được ít. Và tất nhiên, yếu tố đạo đức phải được đặt lên hàng đầu. Vì Đức nhiều thì sản nghiệp nhiều, Đức ít thì sản nghiệp ít. Đức có thể tích lại từ đời trước, như những lời dạy của ông bà tổ tiên ta thời trước.

Trên mạng xã hội Facebook của Tony Buổi Sáng, có bài chia sẻ “Biển rộng trời cao, con vẫy vùng …”, bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về “nếu tìm việc trong nước khó quá thì tìm kiếm các cơ hội việc làm ở nước khác”. Các nước gần như Singapore là một cơ hội tiềm năng, để làm được thì bạn cần tiếng Anh phải “well-prepared” hoặc vừa học vừa làm.

Hiểu đúng về chữ Tri Thức.

Tri là nói đến sự hiểu biết thông tin, dữ liệu và các sự kiện lịch sử; Thức là nói đến quá trình phân tích, tổng hợp, nghiên cứu, so sánh và tái sáng tạo, đó là một quá trình phát triển tinh thần. Nếu chỉ có tri mà không có thức thì bị coi như mọt sách. Vì vậy, các bạn sinh viên ngoài việc học kiến thức sách vở trên nhà trường, lời giảng của thầy cô. Thì việc tìm hiểu thông tin, kiến thức về xã hội, thị trường việc làm và rèn luyện cho mình một kỹ năng phân tích thông tin là rất quan trọng. Cũng như lòng kiên nhẫn và lương tâm để làm theo điều đúng. Thiếu những thứ không thuộc về tri (hay kiến thức) nhưng đặc biệt quan trọng như: lòng kiên nhẫn, lương tâm, khả năng phân biệt đúng và sai, thì sức cống hiến của tuổi trẻ cho xã hội sẽ bị hạn chế, trong nhiều trường hợp sẽ là ngược lại.

Thời gian sinh viên thay vì chơi Game online, chát hay lướt mạng thì có thể tìm hiểu thông tin trên Internet, học ngoại ngữ, tiếp xúc với xã hội, đi bộ ở công viên, tập thể thao đó là những điều cũng khá quan trọng trong việc phát triển những kỹ năng phân tích xã hội.

Phần lớn khi tìm hiểu về lịch sử để hiểu về hiện tại và tương lai, chúng ta sẽ thấy rằng: Bố mẹ chúng ta đã từng có một cuộc sống rất kham khổ. Do đó, họ bao bọc và cho con cái mọi thứ chúng muốn, chính điều này lại rất dễ làm các bạn trở thành những công tử bột của “xin” và “cho”. Các bạn sinh viên hãy cố gắng học tập tốt để xứng với những kỳ vọng của xã hội và gia đình đối với các bạn.

Một quan điểm trong bài viết, nhắc lại cho dễ nhớ, đó là “Đơn ứng tuyển”. Mọi việc điều là “không mất không được”, mọi việc điều là có sự trao đổi hợp lý, vì vậy hãy có mục đích và kế hoạch để “Ứng tuyển” vị trí của bạn.

John Nguyen

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

x