Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn: Giáo sư vừa giảng bài vừa bế con hộ sinh viên

11/05/18, 10:48 Cuộc sống

Không hề khó chịu khi sinh viên mang con theo học. Giáo sư Bruce Johnson còn động viên cô học trò của mình cứ mang đứa trẻ đến lớp. Ông còn ngỏ ý bế đứa trẻ cho cô học trò của mình có thể thoải mái ghi chép bài hơn.

Giáo sư Johnson cho biết đây không phải lần đầu tiên ông bế con hộ sinh viên. (Ảnh: CNN)

Kristen Black, 21 tuổi, một sinh viên chuyên ngành sinh học thuộc Đại học Arkansas, Mỹ, rất bối rối khi không thể tìm được người trông con gái. Cô gọi cho Bruce Johnson, giáo sư môn vật lý đại cương và nhận được câu trả lời rằng đừng lo lắng gì cả, cứ mang đứa trẻ đến lớp.

Trong buổi học, giáo sư Johnson đi đến bàn của Black và khi thấy bé Izzy mỉm cười với mình, ông đã ngỏ ý với Black để ông vừa bế cô bé vừa giảng bài.

“Bất cứ khi nào ai đó mỉm cười dễ thương với bạn, trái tim bạn sẽ tan chảy”, giáo sư Johnson nói với Washington Post.

Black, người phải nghỉ học giữa chừng để sinh con và quay lại trường khi con gái được 8 tháng, cho biết cô có thể thoải mái ghi chép bài trong khi giáo sư bế Izzy. Cô đã chụp bức ảnh Johnson vừa bế Izzy vừa viết trên bảng, sau đó gửi cho mẹ mình và cả hiệu trưởng Kelly Damphousse.

“Thật ý nghĩa biết mấy khi một giảng viên thực sự quan tâm đến sinh viên của mình. Ông là một thầy giáo tuyệt vời”, Black chia sẻ.

Bức ảnh sau đó được một đồng nghiệp của Johnson chia sẻ trên mạng xã hội và nhận được hàng nghìn lượt xem chỉ trong ba ngày. Bruce cho biết ông rất vui vì bức ảnh được chia sẻ rộng rãi nhưng không ngờ lại được chú ý đến thế.

Tuy nhiên, ông cho rằng việc bế con hộ sinh viên không phải là hiếm. Chỉ riêng học kỳ này, hai hoặc ba sinh viên đã đưa con đến lớp học của ông.

“Gần đây nhất, một sinh viên đã mang con trai hai tuổi đến lớp và tôi đã chơi cùng cậu bé”, Johnson kể lại.

Giáo sư Bruce Johnson vừa bế con hộ sinh viên vừa giảng bài. (Ảnh: Washington Post)

Ở Đại học Arkansas, nhiều giảng viên cho phép sinh viên mang con đến lớp nếu họ không thể tìm được người trông hộ. Johnson đã giảng dạy trong 24 năm. Ông luôn ngạc nhiên khi thấy những sinh viên vừa chăm sóc gia đình vừa học hành chăm chỉ để lấy một tấm bằng.

“Những gì chúng tôi làm chỉ là một phần nhỏ so với tất cả công việc khó khăn của họ”, ông nói.

Chia sẻ về bức ảnh gây chú ý, Johnson nói rằng chuyện xảy ra vào khoảng hai tuần trước. “Tôi không thể cưỡng lại nụ cười rạng rỡ cánh tay bé nhỏ của cô bé vươn tới tôi nên đã ngỏ ý với người mẹ để được bế bé”, ông nói.

“Tôi hy vọng rằng không có bậc cha mẹ nào cảm thấy lớp học là nơi không thân thiện với con cái của họ”, Johnson nói thêm.

Không hiếm hoi những giảng viên kiêm “bảo mẫu” như vậy

Cộng đồng mạng chia sẻ bức ảnh giáo sư Darryn Willoughby (Đại học Baylor, Mỹ) vừa bế con của sinh viên vừa dạy học, kèm nhiều lời khen ngợi.

Theo ABC News, thấy nữ sinh Katy Humphrey (33 tuổi) không thể dỗ con gái Millie (4 tháng tuổi), thầy Darryn bế bé suốt một tiếng. Ông chia sẻ với cả lớp rằng được bế một đứa bé trên tay là món quà tuyệt vời.

Trong khi việc đưa con tới lớp học bị cấm tại nhiều trường đại học của Mỹ, thái độ cảm thông của vị giáo sư khiến nhiều người cảm động.

Trước đó,  tháng 5/2015, hình ảnh giáo sư Sydney Engelberg của Đại học Hebrew ở Jerusalem vừa bế con của sinh viên vừa hăng say giảng bài thu hút gần 5.000 lượt chia sẻ trên Facebook và hơn 1,1 triệu lượt xem trên Imgur.

Mirror cho biết vì không đủ điều kiện thuê người trông trẻ, một nữ sinh bế con tới lớp học. Khi đứa bé khóc, người mẹ xấu hổ, định đưa con ra ngoài. Không tỏ ra khó chịu, giáo sư Sydney điềm tĩnh đón lấy đứa bé, dỗ dành và tiếp tục bài giảng. Vị giáo sư này còn không phản đối việc bà mẹ trẻ cho con bú trong giờ học.

Việc làm tương tự của giáo sư Joel Bunkowske (Đại học DeVry ở Nashville, Tennessee, Mỹ) vào tháng 9/2015 khiến nữ sinh Amanda Osbon bật khóc ngay trong lớp học vì xúc động.

Khi Xzavier (con trai 4 tuổi) của cô liên tục chui xuống gầm bàn, ra khỏi chỗ ngồi, thậm chí chạy tới tận chỗ giáo sư, ông đã bế bé lên và nói: “Amanda, tất cả mọi người ở đây đều có con. Bắt một đứa trẻ ngồi yên suốt 3 tiếng đồng hồ không dễ dàng. Vậy nên, em cứ để bé chui xuống đó”.

Hình ảnh giáo sư Joel Bunkowske (phải) và giáo Sydney Engelberg bế con cho học trò khiến nhiều người xúc động. (Ảnh: Today)

Cũng giống như Amanda Osbon và Katy Humphrey, Kimmy Lopez (21 tuổi) từng nghĩ rằng, cô không thể hoàn thành chương trình trung học phổ thông. Là mẹ đơn thân từ năm 18 tuổi, Kimmy phải nỗ lực chăm sóc con trai 10 tháng tuổi tên Javiour, vừa đảm bảo việc học lại tại Trường trung học Thương mại ở Springfield, Massachusetts, Mỹ.

Rất may, giáo viên đã giúp Kimmy chăm sóc con ngay tại trường để cô có thể tập trung học tập, thay đổi cuộc sống.

Văn hóa sẻ chia khiến trường học đặc biệt

Đối với những người mẹ đơn thân, ngày đi làm, tối đến trường học như Amanda Osbon, hành động bế giúp con, dù chỉ trong giờ giải lao, của giáo sư Joel Bunkowske có ý nghĩa rất lớn.

Cử chỉ của ông quá tử tế và đầy cảm thông” – cô nói.

Trên trang Today, giáo sư Joel Bunkowske cho hay: “Sinh viên tại DeVry có hoàn cảnh sống khác nhau. Chúng tôi biết các em cần sự giúp đỡ. Văn hóa chia sẻ làm cho trường học trở thành nơi đặc biệt”. 

Thầy Joel cho biết thêm: Khi Amanda khóc vì xúc động, ông đoán nữ sinh không nhận được nhiều sự quan tâm trước đó và bản thân cô phải nỗ lực rất nhiều.

Còn đối với Kimmy Lopez, việc các giáo viên giúp trông con nhỏ đã vực dậy tinh thần và động lực để sống tốt hơn trong cô.

Sarit Fishbaine (con gái giáo sư Sydney) chia sẻ trên Huffingtonpost: “Cách cha tôi định nghĩa về giáo dục không chỉ là kiến thức khô khan, mà còn là những giá trị nhân văn khác. Đó cũng là thông điệp mà cha tôi muốn gửi tới mọi người”. 

Kimmy Lopez (áo đỏ), người mẹ đơn thân được thầy giáo trông con giúp, trong ngày tốt nghiệp.

Lan tỏa bài học đạo đức trong cuộc sống

Những bức ảnh thầy giáo bế con cho sinh viên, sau khi xuất hiện trên mạng xã hội, nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người. Hàng nghìn người ca ngợi hành động đẹp của giáo sư Darryn Willoughby, Sydney Engelberg, Joel Bunkowske…

Trên Daily Mail, thành viên chgplz nói về hành động của thầy Sydney: “Thật đáng ngưỡng mộ! Đây là thầy giáo thực sự quan tâm việc giảng dạy cho sinh viên của mình”. 

“Một người thầy thông minh và nhân hậu! Người thầy đó đóng vai trò rất lớn đối với sự thành công của sinh viên và con cái họ. Tôi ước nền giáo dục thế giới có nhiều giáo viên đáng kính như vậy” – AncientPirate viết trên mạng xã hội.

Nickname Cushing 2002 bình luận thêm: “Một người thầy đúng nghĩa không chỉ dạy kiến thức sách vở mà còn truyền đạt cả những bài học đạo đức trong cuộc sống”.

“Tôi đã khóc khi đọc câu chuyện này. Đôi khi, tất cả những gì chúng ta cần trong cuộc sống này là một người giúp đỡ và tạo cơ hội để chúng ta sống tốt hơn” – tài khoản Facebook Brandy 716 viết.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x