Hàng trăm người không ngừng nhảy múa cho tới chết: Dịch bệnh hay lời nguyền?

06/12/21, 15:07 Bí ẩn

“Vũ điệu tử thần” – Một trạng thái kỳ lạ và bí ẩn khiến hàng trăm người mất mạng đã khiến giới chuyên gia phải “vò đầu bứt tai” đi tìm lời giải suốt nhiều thập kỷ.

Các chuyên gia vẫn chưa tìm ra lời giải việc hàng trăm người nhảy múa không ngừng nghỉ cho đến chết. (Ảnh minh họa qua Pinterest)

Mùa hè tháng 7/1518, cư dân tại thị trấn Strasbourg, thuộc vùng Alsace, khi đó là một phần của Đế chế La Mã (nay hiện là một phần lãnh thổ nước Pháp), đã vô cùng ngỡ ngàng khi thấy một người phụ nữ có tên Frau Troffea, bắt đầu nhảy múa trên đường phố mà không hề có lý do cũng như không có một chút âm nhạc để tạo cảm giác hưng phấn.

Troffea nhảy liên tục cả ngày lẫn đêm mà không hề tỏ ra mệt mỏi. Cho tới ngày thứ 6, điệu nhảy đã dừng lại khi cô gái kiệt sức mà chết.

Kỳ lạ là, cho đến khi ngã xuống đất và chết vì kiệt sức, cơ thể của cô vẫn còn động đậy theo một điệu nhảy như thể bị điều khiển bởi một lực lượng siêu nhiên không xác định nào đó.

Người đầu tiên trở thành nạn nhân của “dịch bệnh nhảy múa” là một phụ nự tên Troffea. Không ai biết vì sao bà đột nhiên nhảy múa không ngừng nghỉ. (Ảnh minh họa qua Pinterest)

Ban đầu, mọi người nghĩ rằng Troffea có vấn đề về thần kinh hay do bị quỷ ám nên mới có những hành động bất thường như vậy.

Tuy nhiên, sau khi Troffea nhảy múa, một người khác bắt đầu nhảy theo, rồi thêm một người nữa. Một tuần sau, người ta đếm được 34 người đã bắt chước hành động giống hệt như Troffea tại khắp các con đường của thành phố.

Không dừng lại ở đó, đoàn người này bắt đầu vừa nhảy vừa di chuyển, nghênh ngang khắp mọi ngõ ngách trên đường phố kéo theo nhiều người khác gia nhập điệu nhảy kỳ quái.

Sự việc càng ngày càng trở nên kỳ lạ khi chỉ sau một thời gian ngắn, khoảng 400 người dân ở Strasbourg tham gia vào điệu nhảy. Giống như những trường hợp trước, họ nhảy múa điên cuồng cho tới chết.

Một tài liệu lịch sử ghi lại rằng trong tháng 7 đó, ‘dịch bệnh’ nhảy múa đã giết chết khoảng 15 người mỗi ngày vì kiệt sức.

Khoảng 400 người dân ở Strasbourg tham gia vào điệu nhảy cho đến kiệt sức và mất mạng. (Ảnh minh họa qua Pinterest)

Khi bệnh dịch nhảy trở nên tồi tệ hơn, các nhà cầm quyền thời bấy giờ đã tiến hành điều tra. Trước hết, họ loại trừ các nguyên nhân siêu nhiên hoặc mang tính tâm linh và tạm kết luận đây chỉ là “căn bệnh tự nhiên” do “máu nóng” gây ra.

Lúc bấy giờ, chính quyền Strasbourg tin rằng cách để chữa bệnh cho người dân là để họ “nhảy nhiều hơn nữa”, khi họ kiệt sức sẽ tự khắc bỏ cuộc, như một cách “lấy độc trị độc”. Vì vậy, chính quyền còn thuê cả dàn nhạc, dựng nhiều sân khấu trên phố cho mọi người nhảy.

Tuy nhiên, hành động này lại càng khiến dịch bệnh thêm trầm trọng. Các sân khấu lẽ ra là nơi để giải trí, vui tươi lại trở thành những nơi “thi hành án tử” đầy ám ảnh.

Tình trạng kỳ lạ tưởng như chỉ là truyện cổ dân gian, nhưng trên thực tế, căn bệnh này hoàn toàn có thật và được ghi chép rõ ràng.

Thấy những sân khấu gỗ không đem lại hiệu quả, nhà cầm quyền đã ra lệnh cấm nhiều tệ nạn bao gồm cờ bạc, mại dâm… như một nghi thức sám hối. Những người nhảy múa được đưa đến ngôi đền trên núi Vosges để cầu nguyện. Ở đó, họ đi xung quanh bàn thờ, chân mang giày đỏ. Vài tuần sau, dịch bệnh suy giảm. Hầu hết bệnh nhân, theo như ghi chép, đã lấy lại kiểm soát cơ thể và trở về trạng thái bình thường.

Các nhà nghiên cứu đã đặt ra rất nhiều giả thuyết. Phần đông mọi người đều cho rằng rất có thể Troffea và các nạn nhân đều đã mắc một chứng bệnh thần kinh vì stress nặng. Thời kỳ đó, nạn đói và suy dinh dưỡng đang hoành hành ở Strasbourg. Trong bối cảnh căng thẳng dưới tác động của cộng đồng, nhiều người dân là nạn nhân của chứng rối loạn phân ly tập thể.

Một vài nhà nghiên cứu khác thiên về giả thuyết dịch bệnh này đến từ nông nghiệp. Dân làng đã ăn phải hạt lúa mạch bị nấm hay còn gọi là cựa lúa mạch, gây nên tình trạng động kinh. Tuy nhiên, tất cả những giả thuyết này đều không đem lại sự thuyết phục.

Dịch bệnh bí ẩn đã giết chết khoảng 15 người ở Strasbourg mỗi ngày. (Ảnh qua Pinterest)

Một giả thuyết cho rằng các nạn nhân bị ngộ độc ergot, được gọi là “ngọn lửa của Thánh Anthony” vào thời Trung Cổ. Sau khi trải qua lũ lụt và các thời kỳ ẩm ướt, bọ xít phát triển, ảnh hưởng đến lúa mạch đen và các loại cây trồng khác, do đó chúng xâm nhập vào cơ thể người và gia súc. Những người bị ảnh hưởng có thể gặp ảo giác và co giật. Tuy nhiên, lý thuyết này không giải thích được tất cả các hành vi kỳ lạ của chứng cuồng khiêu vũ.

Hetherington và Munro mô tả chứng cuồng khiêu vũ là kết quả của căng thẳng, mọi người có thể đã khiêu vũ để quên đi những lo lắng trong thời kỳ nghèo đói. Khi làm như vậy, họ cố gắng trở nên ngây ngất để nhìn thấy những linh ảnh. Vào năm 2012, nhà sử học Frankfurt Gregor Rohmann đã trình bày một cách giải thích mới về hiện tượng khiêu vũ của thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Theo ông, đó không phải là một dạng cuồng loạn hay ảo giác gây ra mà là một loại bệnh dựa trên ý tưởng tôn giáo: Những người nhảy múa là những người có cảm giác bị Chúa bỏ rơi.

Hàng trăm năm qua các nhà khoa học đi tìm lời giải cho câu hỏi “tại sao đám đông nhảy múa đến chết?”, tuy nhiên đây vẫn còn là điều bí ẩn.

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x