Hàng ngàn sinh viên Chiết Giang kháng nghị phản đối việc thay đổi tên và thể chế trường học

02/01/20, 14:52 Trung Quốc

Từ ngày 23 đến ngày 25/12/2019, hàng ngàn sinh viên Học viện Nguyên Bồi, Học viện Văn lý Thiệu Hưng (Shaoxing University Yuanpei College), thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang khởi xướng hoạt động kiến ​​nghị phản đối việc thay đổi tên và thể chế trường học. Phía nhà trường sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm gây áp lực và ngăn chặn sinh viên.

Từ ngày 23 đến ngày 25/12, hàng ngàn sinh viên của Học viện Nguyên Bồi, Học viện Văn lý Thiệu Hưng đã tiến hành kháng nghị để phản đối việc thay đổi tên và thể chế trường học.
Từ ngày 23 đến ngày 25/12, hàng ngàn sinh viên của Học viện Nguyên Bồi, Học viện Văn lý Thiệu Hưng đã tiến hành kháng nghị để phản đối việc thay đổi tên và thể chế trường học. (Ảnh: Epoch Times)

Theo thông tin từ phía sinh viên, nguyên nhân của cuộc biểu tình là do các sinh viên sau một đêm bỗng nhiên phát hiện rằng trường sẽ được đổi tên vào ngày 1/1/2020, trong khi họ không hề được hay biết gì.

Học viện Nguyên Bồi sẽ tách hoàn toàn khỏi Học viện Văn lý và do công ty đầu tư Địch Đãng Tân Thành của khu công nghiệp kinh tế thành phố Thiệu Hưng (một công ty bất động sản) tiếp quản. Sau khi tái cấu trúc, toàn bộ chất lượng giáo viên, trình độ và văn bằng tốt nghiệp sẽ đi xuống, vì vậy sinh viên và phụ huynh đã khởi xướng hoạt động kiến nghị.

Một sinh viên A giấu tên tiết lộ với phóng viên Thời báo Epoch Times rằng, trưa ngày 23/12, các sinh viên mới nhận được tin từ giáo viên. Khi đó giáo viên chủ nhiệm vẫn nhắn trong nhóm để mọi người không bị lay động và lan truyền tin đồn. Sau đó các sinh viên tra trên mạng mới phát hiện ra điều này.

Có sinh viên tiết lộ, trước đó luôn có tin đồn học viện sẽ chuyển thành trường công lập. “Phía nhà trường còn yêu cầu giáo viên chuẩn bị tài liệu chuyển học viện sang trường công lập, nhưng sau khi tài liệu được chuẩn bị ngày đêm, trường chúng tôi lại chuyển thành trường dân lập hoàn toàn”, một sinh viên nói.

Do không thể chuyển sang trường công lập, biên chế của các giáo viên trong trường cũng bị ảnh hưởng, họ trở thành giáo viên không có biên chế. Một bộ phận giáo viên từ chức và có giáo viên cũng thông báo tin này cho sinh viên.

Sau khi biết rằng trường mình đã được một công ty bất động sản mua lại, vào lúc 3 giờ chiều ngày 23/12, hàng trăm sinh viên không quản trời mưa tập trung tự phát trước thư viện để thảo luận với nhà trường.

Tại hiện trường, sinh viên giơ biểu ngữ và hô to khẩu hiệu “Sinh viên Nguyên Bồi quyết không cúi đầu, việc đổi tên và thể chế là không thể chấp nhận”, hoạt động được tiếp diễn đến tối.

Video: Hàng trăm sinh viên không quản trời mưa tập trung tự phát trước thư viện để thảo luận với nhà trường

Sinh viên A tiết lộ rằng, hiệu trưởng không xuất hiện vào ngày hôm đó, chỉ có một thư ký giải đáp tại hiện trường, nhưng luôn trả lời mập mờ và không đưa ra câu trả lời rõ ràng cho sinh viên. Có phụ huynh cũng vội vã đến hiện trường sau khi nghe tin.

Vào 11 giờ tối ngày 23/12, lãnh đạo nhà trường chuẩn bị về nhà thì bị các sinh viên chặn lại, yêu cầu hiệu trưởng cam kết sẽ không xử lý những sinh viên tham gia sự kiện này.

Lãnh đạo nhà trường tuyên bố rằng sinh viên không vi phạm pháp luật, không vi phạm kỷ luật và nội quy của trường, sẽ không xử lý kỷ luật đối với sinh viên. Nhưng tối hôm đó, phụ huynh của một nữ sinh đứng đầu phong trào nhận được tin nhắn từ nhà trường, nói rằng con gái họ có hành vi vi phạm tại trường.

Sinh viên A nói: “Lúc hơn hai giờ sáng, sinh viên bị lãnh đạo trường gõ cửa phòng, sau đó quấy rối qua điện thoại. Sau khi vào phòng, họ dùng nhiều cách để tẩy não chúng tôi, nói rằng trường chúng tôi chỉ đơn thuần thay đổi tên, từ học viện độc lập chuyển thành dân lập, không ảnh hưởng gì đến chúng tôi, sinh viên mới áp dụng chính sách mới, sinh viên cũ áp dụng chính sách cũ”.

Ngày 24/12, sinh viên và phụ huynh tiếp tục thảo luận với chính quyền thành phố. Một số đại diện sinh viên bị nhà trường “giam lỏng” trong lớp học dưới danh nghĩa trò chuyện. Một số lượng lớn sinh viên đến “giải cứu”, hàng ngàn sinh viên đến trước chính quyền thành phố để bảo vệ quyền lợi của mình.

Hàng ngàn sinh viên Chiết Giang kháng nghị phản đối việc thay đổi tên và thể chế trường học (ảnh 3)
Từ ngày 23 đến ngày 25/12, hàng ngàn sinh viên Học viện Nguyên Bồi, Học viện Văn lý Thiệu Hưng, thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang khởi xướng hoạt động kiến ​​nghị phản đối việc thay đổi tên và thể chế trường học. (Ảnh: Epoch Times)

Sinh viên A cho biết, chính quyền địa phương đã huy động vài xe cảnh sát canh giữ tại hiện trường. Cảnh sát có thái độ thái quá, lãnh đạo chính phủ cực kỳ thô lỗ với các sinh viên, có quan chức còn ném điện thoại di động của sinh viên xuống đất. Một sinh viên bị ngất trước cơ quan chính quyền thành phố và được xe cứu thương đưa đến bệnh viện.

Ngày 24/12, sinh viên và phụ huynh tiến hành bảo vệ quyền lợi cả ngày trước chính quyền thành phố, đến tối muộn mới rời đi nhưng không thu được bất kỳ kết quả nào. Ngày 24 có một bộ phận sinh viên của phân viện không lên lớp.

Ngày 25/12, các sinh viên chuẩn bị kiến ​​nghị lên Hội đồng Giáo dục tỉnh. Nhà trường chặn cổng, có nhân viên bảo vệ ngăn sinh viên ra khỏi khuôn viên trường, không cho sinh viên tùy tiện ra vào, nhưng sinh viên vẫn vượt qua rào cản, cùng phụ huynh đến Ủy ban Giáo dục tỉnh.

Khi sinh viên vượt qua hàng rào an ninh, hai bên đã xảy ra xô xát. Nhà trường chặn tin tức, chặn tín hiệu, xóa bài viết trên mạng xã hội Weibo và áp dụng các biện pháp khác nhằm ngăn chặn sinh viên bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Các sinh viên yêu cầu Sở Giáo dục tỉnh trình các tài liệu về chính sách chuyển nhượng, phương án và thời gian tái cấu trúc, v.v. nhưng chính quyền đều tránh không trả lời.

Tối ngày 25, các sinh viên trở về trong bất lực, nhà trường liền tổ chức họp lớp vào buổi tối hôm đó nhằm tiếp tục đàn áp sinh viên. Được biết, vào đỉnh điểm số lượng sinh viên tham gia bảo vệ quyền lợi lên tới hàng ngàn người.

Video: Hàng ngàn sinh viên kiến ​​nghị phản đối việc thay đổi tên và thể chế trường học

 

Sinh viên A cho biết, điều làm sinh viên tức giận nhất là vi phạm quyền được biết của họ. “Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng quốc gia có chính sách tách học viện độc lập khỏi trường mẹ. Chúng tôi chỉ phẫn nộ trước hành vi lừa dối của nhà trường, họ không hề hỏi ý kiến của chúng tôi, bao gồm giáo viên chủ nhiệm lớp tôi cũng chỉ biết thông tin nửa giờ trước chúng tôi. Sự việc này hoàn toàn bị che giấu từ giáo viên đến sinh viên, nhà trường về cơ bản không có ý định thông báo với chúng tôi”.

Điều mà các sinh viên không hiểu là một trường đại học sư phạm chuyên ngành tổng hợp lại được một công ty bất động sản mua lại. Đồng thời, tỷ lệ nợ của công ty bất động sản này lên tới 70%, hoàn toàn không có tư cách điều hành trường học. Hơn nữa tên trường sẽ đổi thành Học viện kỹ thuật vi điện tử. Hiện tại học viện chưa hề có chuyên ngành này, điều này hết sức nực cười.

Sinh viên nghi ngờ công ty bất động sản có giao dịch nội bộ với nhà trường nhằm mưu đồ đạt mục đích mua lại trường.

Các sinh viên nói rằng, tất cả họ đã vượt qua điểm thi tuyển sinh đại học (hơn 500 điểm) để thi đỗ vào học viện này. Khi đó do danh tiếng của Học viện Văn lý Thiệu Hưng cùng điều kiện giáo dục liên kết với nhau nên họ mới nộp đơn vào trường. Bây giờ từ học viện độc lập chuyển thành trường học dân lập đã là một sự hạ cấp.

Điều sinh viên lo lắng nhất là “chất lượng” của giấy chứng nhận tốt nghiệp. Sau khi trường đổi tên, giấy chứng nhận tốt nghiệp hiện tại sẽ trở thành tờ giấy bỏ, sẽ không tìm được thông tin về trường, “hiệu quả” của giấy chứng nhận tốt nghiệp chắc chắn sẽ giảm.

Hàng ngàn sinh viên Chiết Giang kháng nghị phản đối việc thay đổi tên và thể chế trường học (ảnh 3)
Điều sinh viên lo lắng nhất là sau khi trường đổi tên, giấy chứng nhận tốt nghiệp hiện tại sẽ trở thành tờ giấy bỏ. (Ảnh: Epoch Times)

Một sinh viên khác cho biết: “Sau khi được công ty bất động sản mua lại, trường sẽ chuyển sang lĩnh vực điện tử, bởi công ty coi trọng đội ngũ điện tử của trường. Sự biến động về chuyên ngành là không công bằng đối với các phân viện khác như phân viện ngôn ngữ văn học, phục trang may mặc và thiết kế nghệ thuật, quản lý kinh tế, y học, kỹ thuật xây dựng, v.v. “

Đến nay nhà trường vẫn không cung cấp được câu trả lời thỏa đáng cho sinh viên, sinh viên bảo vệ quyền lợi bị đàn áp và rơi vào trạng thái bất lực. Phóng viên nhiều lần gọi điện thoại cho trường nhưng luôn không có người nghe máy.

Học viện Nguyên Bồi, Học viện Văn Lý Thiệu Hưng là do Học viện Văn lý Thiệu Hưng và công ty trách nhiệm hữu hạn tập đoàn Hoàng Tửu Thiệu Hưng đồng sáng lập, được Chính quyền tỉnh Chiết Giang phê duyệt và Bộ Giáo dục Trung Quốc xác nhận. Trường được thành lập vào tháng 1/2000 và là một trong 17 học viện độc lập đầu tiên ở tỉnh Chiết Giang.

Trường có diện tích khoảng 1.100 mẫu (bao gồm diện tích mặt nước), với diện tích xây dựng là 560.000 mét vuông, tổng cộng có hơn 9.000 sinh viên và 384 giáo viên chuyên trách, có 8 phân viện và 34 chuyên ngành.

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x