Halloween – lễ hội “lai” giữa Kitô giáo và Samhain

31/10/14, 18:23 Tri thức

Lễ Halloween hay Samhain cổ được xem là khoảng thời gian mà thế giới của người sống và người chết gần như không còn khoảng cách.

Khi màn đêm buông xuống, các gia đình thắp sáng những chiếc lồng đen bí ngô Jack O’Lanterns và trong vô thức, họ lặp lại những truyền thống cổ xưa tôn vinh người chết, đánh dấu sự khởi đầu khá “rùng rợn” của năm.

Halloween là một lễ hội phổ biến ở phương Tây được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm. Khi trời bắt đầu tối, trong những bộ trang phục ma quái, trẻ em (đôi khi cả người lớn) sẽ hóa trang thành cương thi, thây ma, ma cà rồng, bộ xương… Sau đó, đến gõ cửa từng nhà để đòi quà, nếu không sẽ bày đủ trò hù dọa tinh nghịch (gọi là trick-or-treating). Trong dịp này người ta cũng thường tổ chức các hoạt động như lễ hội hóa trang, đốt lửa trại, điêu khắc bí ngô và nhiều trò chơi khác.

Theo Wikipedia, tên gọi Halloween hay Hallowe’en xuất hiện từ khoảng năm 1745 và bắt nguồn từ Kitô giáo. Từ “Halloween” có nghĩa là buổi tối linh thiêng hay thánh thiêng. Xuất phát từ thuật ngữ All Hallows’ Eve (Buổi tối vọng Lễ Chư Thánh) của Scotland. Trong tiếng Scotland, từ eve chính là even (buổi tối) trong tiếng Anh được viết ngắn gọn thành e’en hay een. Theo thời gian, All Hallows’ Eve dần trở thành Halloween.

Nhiều người cũng tin Halloween bắt nguồn từ lễ hội thu hoạch của người Celtic thời tiền Kitô giáo ở châu Âu. Các nghi thức đón lễ Halloween khá giống với lễ hội Samhain, một lễ hội truyền thống đánh dấu sự chuyển giao giữa các mùa và đón mùa đông tới của người Gael.

Linh hồn của những người chết và người thân đã rời bỏ cuộc sống đóng vai trò chính trong lễ Samhain, khi sự kết nối giữa cõi âm và cõi dương được tin sẽ trở nên mạnh mẽ nhất. Linh hồn của người quá cố được phép về nhà. Buổi tiệc sẽ được tổ chức và bàn ăn chính là con đường chào đón họ trở về. Thức ăn và đồ uống được dùng để thiết đãi những linh hồn lang thang và các nàng tiên ghé ngang để ban sức khỏe và may mắn.

Ý tưởng về việc linh hồn trở về nhà vào một ngày nhất định trong năm được tái diễn qua nhiều nền văn hóa trên thế giới. Día de Muertos hay Day of the Dead là một ngày lễ tương tự ở Mexico nhằm tưởng nhớ những người thân đã khuất trong gia đình, diễn ra từ ngày 31/10 – 2/11.

Tranh vẽ buổi tiệc Halloween ở Ireland năm 1932.

Cuốn “Lịch sử Halloween hay Samhain” của tác giả Jack Santino viết: “Như một kết quả của những nỗ lực quét sạch các ngày lễ của ‘ngoại giáo’ (pagan giáo), giống Samhain, các tín đồ Kitô hữu đã thay đổi lớn”. Năm 601, Đức Giáo Hoàng Gregory đệ nhất ban hành một sắc lệnh truyền giáo liên quan đến tín ngưỡng bản địa và phong tục truyền thống của các dân tộc. Thay vì cố gắng tiêu diệt truyền thống và niềm tin của người dân bản địa, Đức Thánh Cha hướng dẫn những nhà truyền giáo tận dụng theo lý lẽ, nếu một nhóm người coi trọng một cái cây hơn việc chặt phá nó thì ông khuyên họ hãy dâng hiến cây cho Chúa và tiếp tục tôn kính nó”.

Trong TK 12, vào ngày lễ này trên khắp châu Âu, những người tham gia thường mặc đồ đen, rung chuông giai điệu thê lương và kêu gọi các tín đồ Kitô hữu nhớ tới các linh hồn tội nghiệp của người đã khuất. Món “bánh linh hồn” đặc biệt sẽ có mặt để chia sẻ. Truyền thống này có thể gặp ở England, Đức, Bỉ, Áo, Italy và được cho là tiền thân đầu tiên của trò “trick-or-treating”.

Cuối cùng, kịch câm và gõ cửa từng nhà để đòi quà trở thành phổ biến để nối tiếp phong tục cổ xưa. Các trò đùa nghịch ngợm là một cách để làm tiêu tan những linh hồn ma quỷ. Các trò đùa nghịch trong lễ Samhain được cho là xuất hiện từ năm 1736 ở Scotland và Ireland, điều này khiến lễ Samhain được mệnh danh là “Mischief Night” (đêm phá phách).

Nhiều hoạt động thời nay trong ngày Halloween xuất phát từ thế kỷ 19 ở Anh và Bắc Mỹ. Đoán vận mệnh và bói toán là một phần của lễ hội. Các trò chơi được tổ chức để đoán tương lai của người tham gia. Hạt và trái cây là món ăn uống đặc trưng trong trò chơi, bánh linh hồn cũng được chuẩn bị.

Một chiếc đèn lồng củ cải Jack O’Lanterns từ đầu TK 20.

Trong lễ Halloween, bí ngô sẽ được khoét rỗng và khắc thành những khuôn mặt ma quái để tạo thành Jack O’Lanterns. Sau đó, nến được thắp vào bên trong và trở thành những chiếc lồng đèn kỳ dị. Bí ngô Jack O’Lanterns được dùng như dấu hiệu cho biết chủ nhà đang vui lễ Halloween.

Bí ngô thường được sử dụng vì dễ tạo dáng và là một biểu tượng của mùa thu hoạch, tuy nhiên những chiếc đèn lồng đầu tiên ở Ireland và Scotland được khắc từ củ cải. Những chiếc đèn lồng củ cải được sử dụng để dọa đuổi ma quỷ và là một khuôn mẫu trong câu chuyện dân gian về Jack, một linh hồn lang thang vì bị từ khước từ ở cả thiên đường và địa ngục của Kitô giáo Ailen.

Một số tôn giáo can ngăn tín đồ tổ chức Halloween vì khiến lễ Samhain trở nên tầm thường, liên quan đến các hiệp hội ma quỷ hoặc không phù hợp do tôn vinh tà giáo hay huyền bí. Tuy nhiên, lễ Halloween hiện đại chịu ảnh hưởng lớn bởi thương mại hóa và các nền văn hóa bất đồng với các truyền thống cổ xưa của Samhain và All Hallows’ Eve. Tuy nhiên, sự kết nối vẫn tồn tại và lịch sử vẫn rõ ràng – khi thắp sáng một Jack O’Lanterns và làm sáng thời điểm tăm tối, chúng ta đang tham gia vào một truyền thống lâu đời là cầu nối giữa các nền văn hóa trên thế giới và gia tăng kết nối đến những người thân yêu đã khuất. 

Thiên Hà, Anh Kiệt – Theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x