Hai bí mật của một mối quan hệ tốt đẹp lâu dài
“Tôi đã đọc một số thống kê đáng lo ngại gần đây: chỉ một phần ba người đã kết hôn có một cuộc sống hôn nhân lành mạnh, hạnh phúc. Hai phần ba còn lại hoặc là ly hôn hoặc là sống với nhau trong một hoàn cảnh bất hòa, căng thẳng vì một lý do nào đó”, Deborah Mitchell.
Những số liệu thống kê, xuất hiện trên cuốn Science of Happily Ever After (Khoa học về hạnh phúc mãi về sau) của Ty Tashiro (2014) dường như không quan tâm đến hàng triệu người nói “đúng là tôi” hằng năm. Mặc dù, nhiều người thấy bất hạnh và ly dị ở xung quanh, họ vẫn tin rằng họ sẽ sống như những câu chuyện cổ tích và vượt qua sự xung đột – họ thậm chí còn dành thời gian để thảo luận nghiêm túc các khó khăn có thể xảy ra trước ngày trọng đại.
Bạn đã có thể đọc hay nhìn thấy những câu chuyện về những cặp vợ chồng đã kết hôn một thời gian dài, người ta đã hỏi họ bí mật để có hạnh phúc lầu dài trong hôn nhân. Trong số tất cả những câu hỏi được đặt ra, các nhà khoa học xã hội đã xác định được hai bí mật dẫn đến một mối quan hệ lâu dài và hai đặc điểm đối lập có thể gây nên sự chia rẽ vợ chồng.
Hai bí mật ở đây là lòng tốt và rộng lượng; tương phản rõ ràng với hai đặc điểm này là thái độ thù địch và chỉ trích. Lòng tốt và rộng lượng đem đến cuộc sống tươi đẹp; thái độ thù địch và chỉ trích là một hồi chuông báo tử.
Nghiên cứu những mối quan hệ
Về cơ bản, các cặp vợ chồng có những hoạt động này nhiều gồm: nhịp tim nhanh hơn, đổi mồ hôi nhiều hơn, dòng chảy máu nhanh hơn trong quá trình làm những bài kiểm tra tâm lý là những người nhiều khả năng có mối quan hệ đã bị sụp đổ. Trạng thái hưng phấn cao của họ cho thấy họ đang ở trong chế độ chiến đấu, chuẩn bị tấn công hay chuẩn bị sẵn sàng đón nhận tấn công. Những mối quan hệ này dựa trên thái độ thù địch và chỉ trích.
Tuy nhiên, những cặp vợ chồng hòa thuận đã cho thấy các cảm xúc mạnh ít thay đổi trên các bài kiểm tra, ngay cả khi họ cãi nhau. Họ đã thể hiện lòng tốt và sự rộng lượng.
Sau đó, Gottman đã tiến hành một thí nghiệm khác liên quan đến 130 cặp vợ chồng mới cưới. Các cặp vợ chồng được quan sát trong suốt ngày nghỉ cuối tuần trong những hoạt động thường ngày của họ và chính nhờ những điều này, các nhà tâm lý học đã phát hiện ra bí mật tại sao một số mối quan hệ phát triển còn những cái khác lại thất bại.
Trên thực tế, dựa trên những quan sát của ông, bây giờ, Gottman đã có thể dự đoán với độ chính xác 94% về những cặp vợ chồng sẽ hòa thuận hay sẽ không, bất kể họ bình thường hay đồng tính, có con hay không có con, giàu hay nghèo. Bí mật nằm ở chỗ các cặp vợ chồng tương tác với nhau như thế nào.
Ví dụ, một người vợ nói: “Nhìn kìa, bình minh nhìn thật lạ hôm nay! Những đám mây có màu hồng và màu cam“. Người chồng có thể phản ứng bằng cách bỏ qua lời nói này, nói với vẻ không quan tâm, không có ý kiến, nói với vợ rằng đừng làm phiền anh ấy, hay sẽ ngắm nhìn bình minh. Nói cách khác, người chồng có thể quan tâm tới vợ mình (tạo một mối liên kết cảm xúc) hay rời xa cô ấy (đẩy cô ấy ra xa).
Gottman đã theo dõi trong 6 năm và phát hiện ra rằng những cặp vợ chồng đã ly hôn vào thời điểm đó đã quan tâm với người bạn đời của mình (phản ứng một cách tích cực) chỉ có 33% thời gian, trong khi những người còn lại đã làm vậy trong 87% thời gian. Một lần nữa, những người hòa thuận đã thể hiện lòng tốt và sự rộng lượng trong hầu hết các trường hợp, trong khi những người đã chia tay thể hiện thái độ thù địch và những lời chỉ trích trong hầu hết thời gian.
Công thức cho một mối quan hệ thành công
Điều này mang tôi đến với công thức của Gottman về một mối quan hệ thành công.
Đối với mỗi tương tác không tốt hay tiêu cực mà một cặp vợ chồng có (ví dụ, gạt bỏ một lời nói, đảo mắt, tấn công bằng lời nói) phải có ít nhất năm tương tác yêu thương, tích cực (ví dụ, những nhận định tích cực chân thành, một cái ôm hay nụ hôn, một nụ cười chân thành), đó là một tỷ lệ 1:5 (Ông thích 1:25 thậm chí sẽ tốt hơn). Gottman nhấn mạnh rằng những phản hồi tích cực phải chân thành và không dựa trên cảm giác tội lỗi, nỗi sợ hãi, sự chiếm hữu hay các yếu tố tiêu cực khác.
Chứa chấp hay trao đổi những lời chỉ trích và sự thù địch trong một mối quan hệ không chỉ gây bất lợi cho trạng thái tình cảm và tinh thần của vợ chồng, nó cũng có thể gây tổn hại đến thể chất. Những mối quan hệ thù địch tác động lên hệ nội tiết và hệ thống miễn dịch, làm cho người ta khó khăn hơn trong việc phòng tránh bệnh tật.
Lòng tốt cho chúng ta biết cách thể hiện sự tức giận
Cãi lộn, mâu thuẫn thì sao? Trong những mối quan hệ buộc chặt với sự khinh thường và những lời chỉ trích, cãi vã giữa những cặp vợ chồng này sớm trở thành độc hại và giết chết hôn nhân. Gottman nhấn mạnh rằng các cặp vợ chồng thường tập trung vào chỉ trích và chế giễu người bạn đời của họ thường quên đi mặt tích cực của người kia và nhận thấy sự tiêu cực ngay cả khi nó không có ở đó.
Tuy nhiên, những mối quan hệ được xây dựng trên lòng tốt và sự rộng lượng, có thể vượt qua cơn bão của những bất đồng. Julie Gottman giải thích rằng “Lòng tốt cho chúng ta biết cách thể hiện sự tức giận” mà vợ chồng cảm thấy trong mâu thuẫn. Thay vì la mắng người kia vì anh ta quên đem theo bánh mỳ trên đường về nhà và nói rằng anh ta giống như người anh em lười biếng của mình, bạn có thể nói: “Em biết anh có nhiều chuyện cần lưu tâm, nên anh quên bánh mỳ, nhưng cũng vì thế mà giờ em cảm thấy rất bực mình. Chúng ta sẽ phải thay đổi kế hoạch ăn tối“.
Công thức làm việc
Các cặp vợ chồng có thể làm việc theo công thức 1:5 và nâng cao chỉ số tích cực bằng cách thực hành những hành động thể hiện lòng tốt và sự rộng lượng, ngay cả khi người kia cảm thấy mệt mỏi hay quá căng thẳng và có thể không muốn tương tác một cách tích cực. Cũng giống cơ bắp vậy: sử dụng nó hay mất nó. Mối quan hệ tình cảm cần sự nỗ lực và tiếp tục cố gắng nỗ lực để sớm hình thành một thói quen tốt.
Như Julie Gottman đã giải thích: “Nếu vợ (hay chồng) bạn cần sự giúp đỡ, bạn thì đang mệt mỏi, căng thẳng hay bị phân tâm, nhưng bạn sẽ thấy thoải mái khi người kia thể hiện cử chỉ quan tâm và bạn sẽ vẫn hướng về họ để giúp đỡ“.
Lòng tốt và sự rộng lượng có thể được chia sẻ, hiển thị và đưa ra theo hàng nghìn cách. Nó có thể là đóng cửa nhà vệ sinh lại, đổ rác mà không cần hỏi, đặt một ghi chú yêu thương trong cặp của người kia, gọi nói rằng bạn sẽ trễ bữa tối 15 phút, hay mua một món quà nhỏ cho một dịp không có gì đặc biệt.
Đó là thực sự lắng nghe những gì người kia nói và không nhắn tin hay xây dựng một hàng rào phòng thủ trong khi người kia đang nói. Đó là phản hồi một cách tích cực với những chuyện tốt của nửa kia của bạn và không để những câu nói tiêu cực xen vào.
Ví dụ, nếu nửa kia của bạn cho biết cô ấy được thăng chức trong công việc, lời đáp tốt đẹp là: “Thật là một tin tốt! Kể anh nghe chuyện gì đã xảy ra vậy“. Những cặp vợ chồng này thường có phản hồi khẳng định khen ngợi. Một phản hồi tiêu cực sẽ là: “Thế à, anh cũng có tin tốt đây! Để anh kể em nghe về những gì xảy ra với anh hôm nay“. Phản hồi này làm cho người kia cảm thấy như thể cô ấy không có giá trị gì hay không quan trọng trong mối quan hệ này.
Nếu bạn muốn duy trì một mối quan hệ thành công tốt đẹp, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ mang theo lòng tốt và sự rộng lượng bên mình. Chắc chắn sẽ có rất nhiều thách thức cần đối mặt và vượt qua, trong đó có thể bao gồm trẻ em, khủng hoảng tài chính, việc làm không ổn định, những vấn đề luật pháp và sự khác biệt văn hóa. Ngày tháng dần trôi qua, đam mê và sinh lực tình dục sẽ nhạt dần. Nhưng miễn là bạn giữ lòng tốt và sự rộng lượng, mối quan hệ hôn nhân của bạn sẽ phát triển tốt đẹp.
Thanh Phong dịch từ Epoch Times