Giật mình trước 5 sinh vật có vẻ ngoài kỳ dị

23/08/15, 12:45 Tin Tổng Hợp

Ngay từ tên gọi, chúng đã mang đến sự tò mò: cá mập yêu tinh, thằn lằn quỷ gai…

Trong thế giới tự nhiên muôn màu, các loài động vật đều sở hữu nét đẹp riêng. Tuy nhiên cũng có những loài có hình thù kỳ dị, tưởng như hư cấu nhưng lại thực sự tồn tại.

1. Mọt Hươu Cao Cổ – (Tên khoa học là Giraffe Weevils)

Với cái cổ dài lỳ lạ, tưởng như “mọt hươu cao cổ” chỉ là loài vật trong tưởng tượng nhưng nó lại là một loại côn trùng thực sự có nguồn góc từ Madagascar.

Theo Daily Mail, “mọt hươu cao cổ” được phát hiện bởi nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Nga Nikolay Stoskov, 29 tuổi. Anh đã không thể tin vào mắt mình khi phát hiện nó trên một chiếc lá trong quốc đảo ở Ấn Độ Dương

Chúng có một chiếc cổ dài hơn 2 lần chiều dài cơ thể. Khác với hươu cao cổ, mọt hươu cao cổ không dùng cái cổ dài của mình để kiếm thức ăn mà dùng để chiến đấu tranh giành bạn tình trong mùa giao phối. Cổ của con đực thường dài gấp 2- 3 lần của con cái.

Hầu hết cơ thể chúng được bao phủ bằng lớp vỏ màu đỏ và tuy có hình dáng kỳ lạ nhưng nó không gây nguy hiểm cho con người.

2. Cá Mập Yêu Tinh – (Tên Khoa học là Goblin Shark)

Theo Daily Mail, cá mập yêu tinh là một loài cá mập cực kỳ quý hiếm, được xem là loài “khủng long sống”. Nó từng được hai cha con ngư dân người Australia bắt tại ngoài khơi bờ biển New South Wales, Australia.

Cá mập yêu tinh có thể được tìm thấy trên khắp thế giới, từ Úc ở Thái Bình Dương tới vịnh Mexico ở Đại Tây Dương và được biết đến nhiều nhất là ở vùng biển quanh Nhật Bản

Những con cá mập này thường cư trú ở gần đáy đại dương, độ sâu 1.200m vì chúng không thích ánh sáng mặt trời. Cá mập yêu tinh còn có tên là cá mập Goblin, hình dáng xấu xí và nổi bật với chiếc mũi dài giống mỏ chim.

Cá mập Goblin toàn thân có màu hồng cùng bộ hàm có khả năng co dãn với nhiều răng sắc nhọn, thích hợp với việc nghiền thức ăn. Đây được coi là một trong những đặc điểm giúp phân biệt loài cá mập này với nhiều loài khác. Cá mập Goblin trưởng thành thường có chiều dài trên 3m và cân nặng hơn 200kg.

3. Thằn Lằn Quỷ Gai – (Tên Khoa học là Thorny Dragon or Thorny Devil)

Theo tờ jw.org, thằn lằn quỷ gai là một loài thằn lằn ở Úc còn được gọi là thằn lằn gai, rồng gai hay thằn lằn Moloch. Chúng là loài giỏi ngụy trang trên sa mạc với màu nâu và rám nắng.

Đặc điểm dễ nhận biết của thằn lằn quỷ gai là cơ thể đầy gai góc và một cái “đầu giả” ở phía cổ nhằm đánh lạc hướng những kẻ săn mồi. Con cái có kích thước lớn hơn con đực. Chính nhờ cấu trúc gai góc nên nó có thể thích nghi trên sa mạc rất tốt, hút nước từ bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Phần nước hiếm hoi hấp thụ được trên sa mạc sẽ chuyển xuống miệng của chúng.

Với ngoại hình xấu xí, gớm ghiếc, chúng bị những người dân bản địa ở Úc xem là hiện thân của quỷ dữ. Thằn lằn quỷ gai có một cái “đầu giả” để đánh lạc hướng động vật săn mồi. Và nếu các bạn để ý kỹ, trên đầu loài thằn lằn này có 2 cái sừng nhọn.

4. Chuột Nhảy – (Tên khoa học là Gobi Jerboa)

Jerboas là loài gặm nhấm nhỏ, giống như chuột với đuôi và chân đều dài. Chúng có thể được phân biệt với loài chuột bởi kích thước tai to lớn. Tai chúng dài khoảng 1/3 hơn so với đầu của chúng. Chúng chủ yếu sống về đêm còn ban ngày thì ẩn mình trong những chiếc hang tự đào dưới lòng đất.

Chuột nhảy còn được gọi là chuột sa mạc sống chủ yếu tại những vùng có khí hậu khô hạn ở châu Phi, Ấn Độ. Chúng sở hữu bề ngoài rất quái dị với đôi tai dài của thỏ, khuôn mặt và thân hình của chuột cùng một đôi chân dài và khỏe như chuột túi kangaroo.

5. Khỉ Bald Uakari – Khỉ đầu hói mặt đỏ (tên khoa học là Cacajao calvus)

Theo tờ animaldiversity, với cái đầu trọc và khuôn mặt đỏ rực, khỉ Uakari có thể khiến những người yếu bóng vía cảm thấy sợ hãi trong lần đầu bắt gặp. Đây là loài khỉ đuôi ngắn Nam Mỹ, sống tại lưu vực sông Amazon, phía đông Peru và ở miền nam Colombia.

Chúng có khuôn mặt đỏ rực, bộ lông dài, rậm. Dù có đuôi ngắn từ 137-185 mm nhưng loài khỉ Uakari vẫn di chuyển nhanh nhẹn trên cây do sử dụng tay và chân khá linh hoạt.

Khi chúng bị ốm thì màu đỏ trên mặt cũng trở nên nhợt nhạt. Theo các nhà nghiên cứu, màu đỏ trên mặt, đầu của khỉ Uakari không phải là do sắc tố mà bởi phần này có nhiều mạch máu tập trung ngay dưới da, thể hiện tình trạng sức khỏe của chúng. Do đó, khi bị ốm, những sắc tố này trên da cũng trở nên nhợt nhạt hơn. Mặt đỏ của loài khỉ này còn được dùng để thu hút bạn tình.

Theo Dân Việt

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x