Giảng viên nhờ sinh viên đi thi hộ nhưng không chấp nhận bị kỷ luật

20/09/22, 12:42 Việt Nam

Bị phát hiện việc nhờ sinh viên thi hộ để lấy chứng chỉ nghề nghiệp, nhưng nữ giảng viên Khoa Luật (Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng) không chấp nhận bị kỷ luật vì cho rằng thời hạn xử lý đã hết.

Giảng viên Đại học Đà Nẵng thừa nhận nhờ sinh viên đi thi hộ nhưng không chấp nhận bị kỷ luật. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Báo Tuổi Trẻ dẫn phản ảnh của các giảng viên cho biết, vào năm 2021, giảng viên N.T.H.P. (khoa luật Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng) tham gia khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính hạng 2 do Đại học Đà Nẵng tổ chức.

Trong đợt thi hết môn, kết thúc khóa học vào ngày 2/4/2021, giảng viên P. đang điều trị tại bệnh viện nên nhờ một sinh viên năm 4 khoa luật (Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng) đi thi hộ.

Sinh viên đã đi thi hộ trót lọt, sau đó giảng viên này được cấp chứng chỉ “bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính hạng 2”.

Sự việc gian lận trong kỳ thi cấp chứng chỉ bị một số đồng nghiệp phát hiện và có phản ảnh đến lãnh đạo nhà trường.

Xác nhận sự việc trên với báo Vnexpress hôm 18/9, ông Phan Kim Tuấn, Trưởng phòng tổ chức hành chính Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng (Đại học Kinh tế Đà Nẵng) cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc vào năm 2021, “tình hình dịch bệnh căng thẳng nên tiến độ xử lý, giải quyết theo trình tự có gián đoạn”.

Ngày hôm đó, nữ giảng viên nhập viện mổ ruột thừa và bị nhiễm trùng vết thương. Khi viết tường trình lại sự việc, nữ giảng viên đã thừa nhận nhờ thi hộ.

Khuôn viên Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Hiện Đại học Sư phạm Đà Nẵng (nơi cấp chứng chỉ) đã thu hồi chứng chỉ đã cấp với giảng viên P. Ban giám hiệu nhà trường cũng được đề nghị xem xét xử lý nữ giảng viên với tư cách là một viên chức. “Hình thức kỷ luật ban đầu nhà trường đưa ra là khiển trách”, ông Tuấn cho biết.

Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật trên đến nay vẫn chưa thực hiện được. 

Nguyên nhân theo ông Tuấn là do thời điểm trước Tết Nguyên đán một tuần, Đại học Kinh tế Đà Nẵng mời nữ giảng viên lên làm việc và yêu cầu viết kiểm điểm. Mọi việc đã được thống nhất, trường cũng thông báo đến Khoa Luật về thời gian họp kiểm điểm nhưng trước ngày Khoa Luật họp, nữ giảng viên thông báo mình bị ốm và xin hoãn. Khoa Luật đã đề nghị nhà trường dời việc họp kiểm điểm sang sau Tết.

Sau Tết, nhà trường triệu tập cuộc họp kiểm điểm nhưng nữ giảng viên Khoa Luật lại cho rằng thời hạn xử lý với mình theo khoản 3 điều 53 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã hết thời hạn 90 ngày (tính từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền).

Theo ông Tuấn, việc này đã làm phát sinh tình huống pháp lý về thời điểm nào được xem là thời điểm phát hiện sự việc. Nữ giảng viên cho rằng mốc thời gian phát hiện vi phạm là từ khi có đơn thư phản ánh (tháng 10/2021) và cô đã viết tường trình thừa nhận hành vi để báo cáo cho đảng uỷ nhà trường. Trong khi đó, có quan điểm khác cho rằng, thời điểm phát hiện vụ việc là sau khi đảng uỷ ra thông báo về việc cá nhân có vi phạm.

“Với lập luận như trên, nữ giảng viên kiên quyết không thực hiện xử lý kỷ luật. Chúng tôi đã đề nghị các bên liên quan, kể cả Khoa Luật và tham vấn thêm ý kiến luật sư bên ngoài, nhưng cũng đang 50/50. Vì thời điểm phát hiện sự việc chưa được xác định chính xác, dẫn tới không chốt được còn thời hạn xử lý hay không”, ông Tuấn lý giải.

Theo trưởng phòng tổ chức hành chính Đại học Kinh tế Đà Nẵng, quan điểm của trường là ‘không bao che’, nhưng cũng phải tuân theo các quy định pháp luật hiện hành để tránh ‘bị kiện ngược’.

“Trong trường hợp này hành vi sai phạm đã rõ ràng. Chúng tôi đang đi theo hướng vận động, thuyết phục nữ giảng viên thực hiện quy trình xử lý kỷ luật để chấm dứt sự việc”, ông Tuấn cho biết.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x