“Giám sát giao thông qua điện thoại”: Cẩn thận xâm phạm quyền công dân!

19/03/15, 14:50 Tin Tổng Hợp

Đó là ý kiến của một số luật sư, chuyên gia pháp luật xung quanh “tiết lộ” của ông Khuất Việt Hùng về ý tưởng giám sát giao thông thông qua điện thoại di động, thiết bị cầm tay, internet…

Khi tranh cãi về đề xuất gây “sốc” tịch thu phương tiện của lái xe say xỉn của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia còn chưa ngã ngũ, mới đây ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia lại “tiết lộ” ý tưởng về giám sát trực tuyến giao thông qua điện thoại di động, thiết bị cầm tay, internet…

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (ảnh: VNE)

Theo thông tin từ báo chí, tại Hội nghị Ứng dụng công nghệ giám sát phương tiện giao thông trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại Việt Nam, ông Khuất Việt Hùng cho biết hiện nước ta chưa thể giám sát trực tuyến giao thông cũng như cung cấp trạng thái giao thông cho người dân thông qua internet, điện thoại di động nhưng hoàn toàn có thể thực hiện vào năm 2016. Nếu như tích hợp được trên điện thoại cầm tay thì sẽ có nguồn dữ liệu về trạng thái giao thông trên đường.

Báo Người lao động dẫn lời ông Khuất Việt Hùng như sau: “Ví dụ, tôi cầm điện thoại đi trên đường, ôtô của tôi đi nhanh hay chậm thì sẽ được gửi về hệ thống cũng như dữ liệu của hàng triệu người đang tham gia giao thông sẽ được gửi về hệ thống và xử lý. Khi đó, chúng ta sẽ có được trạng thái thực của giao thông”.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, nếu ý tưởng này được thực hiện sẽ xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân, hành trình đi lại cá nhân, sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức biết được điều riêng tư của công dân.

Trao đổi với Infonet, Luật sư Phạm Công Út, Trưởng văn phòng Luật sư Phạm Nghiêm (Đoàn Luật sư Tp HCM) chia sẻ: “Điều 38 Bộ luật dân sự quy định về quyền bí mật đời tư, trong đó điện thoại được đảm bảo an toàn và bí mật. Do đó, dù đây là một “ý tưởng” táo bạo nhưng xem ra dễ dàng xâm phạm bí mật đời tư của công dân, là một quyền về nhân thân được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, nếu công dân không xem trọng việc bảo vệ bí mật đời tư của mình trong phạm vi này và tự nguyện cung cấp công khai mọi hành trình của mình trên thiết bị thông tin cá nhân thì vẫn có thể áp dụng, nhưng người đó vẫn phải trả tiền để cài đặt chế độ “giám sát hành trình” của mình, và cả thế giới ai cũng có thể nắm bắt được “đường đi, nước bước” của mình thông qua mạng internet”.

Nói thế, không phải ý tưởng này hoàn toàn không có cơ sở để thực hiện. Luật sư Út giải thích: “Nếu công dân tự nguyện ứng dụng phần mềm “giám sát giao thông” trong máy điện thoại di động của mình thì việc trích xuất thông tin về hành trình đi lại của họ để xử phạt vi phạm hành chính không bị xâm phạm quyền riêng tư mà luật pháp quy định. Vì tại điều 38 Bộ luật Dân sự cũng cho phép việc trích xuất thông tin về hành trình của cá nhân đó có thể “được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng luật sư Phạm Nghiêm (Đoàn Luật sư TP.HCM)

Luật sư Út cũng chia sẻ cách làm để có thể vừa đảm bảo an toàn giao thông vừa không xâm phạm quyền bí mật đời tư công dân. Luật sư cho biết: “Để được quyền cập nhật thông tin, nhà mạng phải làm việc với khách hàng và giải thích cho khách hàng biết rõ, việc cài đặt phần mềm giám sát hành trình trên thiết bị di động cá nhân có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền bí mật đời tư của khách hàng trước khi bán cho họ thiết bị cài đặt phần mềm này, để đi đến thống nhất rằng, khách hàng hoàn toàn tự nguyện cung cấp bí mật cá nhân của mình và chấp nhận mọi rủi ro khi toàn bộ hành trình của mình có thể được hiển thị chính xác trên mạng thông tin internet”.

Thiên về ý kiến phản đối, cho rằng sẽ không khả thi, Trung tá ThS.Đào Trung Hiếu (Bộ Công an) cho rằng: “Từ trước đến nay, Hiến pháp Việt Nam luôn bảo hộ quyền bí mật đời tư, bí mật thư tín, điện tín. Hiến pháp 2013 càng thể hiện rõ ràng điều này. Do đó, việc trích xuất thông tin cá nhân, công khai thông tin bí mật đời tư, nếu chủ thể không cho phép là hành vi vi phạm, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự. Nếu UBATGT dự định phối hơp với nhà mạng để theo dõi hành trình của các chủ thuê bao điện thoại thì phải được chủ thuê bao đó cho phép, đồng ý. Nếu cưỡng ép, bắt buộc là vi phạm. Tôi thấy ý tưởng này không khả thi, bởi số đông sẽ không đồng ý cho cơ quan về giao thông theo dõi hành trình của mình qua điện thoại. Nếu số ít người đồng ý thì phương án sẽ không khả thi”.

Hồng Chuyên

Theo Infonet

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x