‘Giấc mơ Trung Hoa’: ĐCSTQ đã âm thầm lên kế hoạch vượt qua Mỹ từ những năm 1949

22/11/19, 22:53 Trung Quốc

Trung Quốc có âm mưu sẽ thay thế vị trí đại cường quốc của Hoa Kỳ vào năm 2049, đồng thời phá hủy chế độ dân chủ tự do toàn cầu. Để đạt mục tiêu đó, Trung Quốc sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn.

Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger bắt tay với Chủ tịch Mao Trạch Đông ngày 2/12/1975. (Ảnh qua Twitter)

Chiến lược ‘‘Ru ngủ’’ nước Mỹ để làm suy yếu đầu tàu thế giới

Năm 1949 là mốc đánh dấu cho việc mở màn chiến lược này sau thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và sự thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Ban đầu, Trung Quốc dựa vào Liên Xô để trợ giúp phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa quân sự lớn mạnh. Sau khi xảy ra xung đột chính trị và các cuộc đụng độ quân sự dọc biên giới chung Trung-Xô vào năm 1960, ĐCSTQ bắt đầu các cuộc đàm phán bí mật với phương Tây.

Mao Trạch Đông đã lén lút tìm đến Tổng thống Mỹ Nixon, và quan hệ ban đầu giữa Trung Quốc cùng Hoa Kỳ thực sự tích cực vì cả hai đều có nhiều nỗi e ngại chung với Liên Xô.

Thời điểm này, Trung Quốc thực hiện các chính sách mở cửa mạnh mẽ khiến cho nhiều đời Tổng Thống Hoa Kỳ lầm tưởng rằng, Trung Quốc đã thay đổi và sẽ gia nhập vào trào lưu dân chủ thế giới. Chính quyền Trung Quốc áp dụng chiến thuật của Đặng Tiểu Bình là “thao quang dưỡng hối”, nghĩa là che giấu giai đoạn lớn mạnh cho đến khi lớn mạnh thực sự. Trung Quốc biết rằng họ cần vài chục năm nữa mới có thể bắt kịp thế giới. Trong thời gian này, Trung Quốc tránh những đụng độ với thế giới bên ngoài để phát triển bên trong. 

Để qua mặt được các nước Tây phương, Trung Quốc giả vờ về tự do dân chủ, sử dụng truyền thông tuyên truyền về tự do dân chủ và không ngừng ca ngợi Mỹ, khiến Mỹ và các nước Tây phương nghĩ rằng, Trung Quốc chỉ là một nước nghèo nàn, lạc hậu và đang mong muốn vươn tới phát triển, hoà nhập thế giới tự do mà mất đi cảnh giác với Trung Quốc. 

Tiến sĩ Michael Pillsbury, Giám Đốc Trung tâm Nghiên cứu về Chiến lược Trung Quốc thuộc Viện Nghiên Cứu Hudson đã có những phân tích khiến cả thế giới bừng tỉnh trong cuốn sách có tựa đề “The Hundred Year Marathon” (Cuộc Đua Marathon 100 Năm). Ông cũng là tham vấn của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và là cố vấn của Tổng Thống Trump về Trung Quốc. 

Tiến sĩ Pillsbury cho rằng, Trung Quốc đã ru Mỹ ngủ yên trên sức mạnh và tinh thần tự mãn của mình. Trong khi ĐCSTQ âm thầm thực hiện từng bước đi trong cuộc chạy đua Marathon 100 năm.

Theo nghiên cứu của ông Pillsbury, chính Trung Quốc đã có sáng kiến mở cửa đón nhận Hoa Kỳ, tiếp Tổng Thống Nixon tại Bắc Kinh vào năm 1971 chứ không phải do công trình của Ngoại Trưởng Kissinger.

Tổng thống Nixon là người đặt nền móng cho các Tổng thống Mỹ kế nhiệm xây dựng quan hệ với Trung Quốc. Trong ảnh là buổi nói chuyện giữa Tổng thống Nixon (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông (giữa) tại Bắc Kinh, ngày 21/2/1972. (Ảnh qua InsideHook)

Trung Quốc đã qua mặt các nước Tây Phương khi diễn vở kịch về hướng tới dân chủ tự do, mở cửa và hội nhập. Điều này khiến Tây phương trong vài thập niên qua có chung khuynh hướng suy nghĩ rằng giao kết với Trung Quốc sẽ đưa đến hợp tác.  Từ đó Trung Quốc lợi dụng Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương để gia nhập vào Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund – IMF) vào năm 1980 và Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (World Trade Organization) vào năm 2001.

Chiến lược dùng miếng mồi lợi ích, cài cắm mạng lưới gián điệp dày đặc

Trung Quốc thực hiện mở cửa thu hút đầu tư vào nội địa với những hứa hẹn về chính sách ưu đãi từ chính phủ, thị trường lao động dồi dào và rẻ mạt. Nhiều đời Tổng thống Hoa Kỳ đã tin tưởng vào khẩu hiệu ‘‘Hợp tác và cùng phát triển’’ của Trung Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ khích lệ giới tư bản nước mình đầu tư ồ ạt vào thị trường Trung Quốc được hứa hẹn là tiềm năng để thu lợi nhuận.

Tương kế tựu kế, ĐCSTQ dần dần bắt buộc các nhà đầu tư Mỹ phải tiết lộ bí mật kỹ thuật sản xuất, để đổi lấy giấy phép hành nghề. Mặt khác, Trung Quốc còn gửi gián điệp kinh tế xâm nhập vào các công ty, xí nghiệp Mỹ để ăn cắp sở hữu trí tuệ, ăn cắp dữ kiện công nghệ.

Trung Quốc tác động xin Mỹ can thiệp để gia nhập WTO, nhưng lại thực hiện sản xuất và kinh doanh hàng giả, gây tổn thất tới kinh tế Mỹ. Theo Counterfeit Report, một cơ quan tư nhân chống hàng giả, Trung Quốc sản xuất đến 80% hàng giả trên thế giới. 

Ông Pillsbury cũng chỉ ra Trung Quốc đã làm thế nào để dẫn đầu trong các hoạt động gián điệp công nghiệp, các nỗ lực giả mạo hàng hóa, trộm cắp tài sản trí tuệ, phá hoại và các hành vi vô đạo đức khác. Mục tiêu là giúp các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc (có hơn 140.000 công ty trong năm 2011), giở trò gian lận, lén ăn cắp, thao túng và vượt qua các công ty phương Tây nhằm thiết lập bộ mặt thương mại ở Trung Quốc đại lục.

Tiến sĩ Michael Pillsbury. (Ảnh: Getty Images)

Tiến sĩ Pillsbury cũng cho biết, Trung Quốc cho người xâm nhập vào Mỹ để mua chuộc các học giả, thao túng các cố vấn Mỹ, các nhà chính trị nổi tiếng. Trung Quốc biến họ trở thành những nhân vật hay tổ chức tay trong thân Trung. Miếng mồi lợi ích cũng được Trung Quốc tạo ra qua những bẫy nợ đầu tư đối với các nước nghèo ở Châu Á và Châu Phi nhằm thao túng và ‘‘nuốt chửng’’họ.

Mặt khác, Trung Quốc đã cài cắm mạng lưới gián điệp khắp các cơ quan trọng yếu của Mỹ, từ Lầu Năm Góc, các Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế đến các cơ quan Hành Pháp, Lập Pháp, cả đến cơ quan tối cao về chiến lược CSIS (Center for strategic and International studies) hoặc NSA (National Strategic Agency).

Ngày 10/10/2018, Giám đốc FBI Christopher Wray đã tường trình trước Quốc hội Hoa Kỳ về tình hình gián điệp Trung Quốc tại nước này và cảnh báo gián điệp Trung Quốc có mặt khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Đây là mối đe dọa lớn nhất từ Bắc Kinh cho nền an ninh Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Le Point về chiến lược quân sự của Trung Quốc, Tiến sĩ Pillsbury cho biết, Quân đội Nhân dân Trung Quốc đã thiết lập được 16 đơn vị gián điệp chuyên trách tấn công tin học và đã phát triển một chương trình vũ khí bí mật, để phá hủy các vệ tinh Mỹ.

Trung Quốc tung chiến lược không gian phục vụ cho mục đích bành trướng bá quyền

Tên lửa đẩy Trường Chinh 3B mang theo 2 vệ tinh định vị Bắc Đẩu 3 rời bệ phóng ở Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 15/10/2018. (Ảnh qua gfdy.gov.cn)

Lực lượng Không gian Vũ trụ Trung Quốc được xem là lực lượng thứ 5 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Trên một bài báo có tựa đề “Quân đội Trung Quốc tạo ra Lực lượng Không gian mới” của Zachary Keck đăng trên tờ The Diplomat vào ngày 10/9/2014, tác giả đã trích dẫn bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình: 

“Hoa Kỳ đã quan tâm và bỏ ra nguồn lực đáng kể vào việc tích hợp các khả năng trên không và cả không gian. Các cường quốc khác cũng đã dần dần tiến tới quân sự hóa vũ trụ… mặc dù Trung Quốc tuyên bố rõ rằng sẽ sử dụng không gian hóa cho mục đích hòa bình, nhưng chúng tôi phải đảm bảo rằng mình có khả năng đối phó với các hoạt động trong không gian của các quốc gia khác”.

Điều này minh chứng rõ ràng việc quân sự hóa không gian của Trung Quốc là nhằm đáp trả Hoa Kỳ và các quốc gia khác chứ không phải vì mục đích hoà bình như Trung Quốc từng khẳng định.

Khi bắt đầu phóng các vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất vào những năm 1970, Trung Quốc đã nhận thức được sự thật đằng sau các hoạt động âm thầm ngoài vũ trụ của quân đội Hoa Kỳ. Năng lực giám sát không gian ngày càng phát triển của Trung Quốc cho phép họ theo dõi các hoạt động không gian của quân đội Hoa Kỳ, đặc biệt là việc xây dựng các trạm vũ trụ quân sự bí mật do Không lực Mỹ (USAF) và Cơ quan Do thám Quốc gia (NRO) vận hành.

Chiến lược ‘‘nói một đằng, làm một nẻo’’ tạo lên cái ‘‘bẫy lòng tin’’ 

Ngay từ thời kỳ đầu mở cửa, Trung Quốc làm cho Mỹ và các nước Tây Phương tin rằng Trung Quốc sẽ đi theo con đường tự do dân chủ, học hỏi để hoà nhập vào sân chơi quốc tế. 

Thời kỳ này Trung Quốc ca ngợi Mỹ, ca ngợi tự do dân chủ khiến thế giới tin tưởng, hy vọng việc mở mang và phát triển kinh tế, đem lại sự thịnh vượng sẽ làm cho Trung Quốc biến thành một quốc gia dân chủ. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi từ sau cuộc thảm sát người biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991.

Sinh viên biểu tình đòi tự do dân chủ bị thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989. (Ảnh qua Pinterest)

Từ đó, sách giáo khoa của Trung Quốc đột ngột thay đổi. Những mô tả tích cực trước đây về lịch sử và lý tưởng dân chủ của Hoa Kỳ, vốn được các sinh viên Trung Quốc tuyên dương rộng rãi tại các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn, giờ đây đã trở thành những điều tiêu cực. Các thế hệ học sinh Trung Quốc trong tương lai được tuyên truyền để tin rằng Hoa Kỳ đã hạ nhục và ngược đãi Trung Quốc từ giữa những năm 1800.

Ví dụ, những miêu tả tích cực về Tổng thống Lincoln (1861-1865) trước đây giờ lại cực kỳ tiêu cực. Theo Tiến sĩ Pillsbury, các sinh viên Trung Quốc thường được dạy về lý lẽ nực cười và lố bịch ra sao khi cho rằng trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, Lincoln chỉ bận rộn cho việc phá hoại chủ quyền của Trung Quốc. Về bản chất, ĐCSTQ muốn giới trẻ trong nước thù ghét Hoa Kỳ, nhằm đảm bảo rằng sẽ không có việc giới trẻ viện dẫn những lý tưởng và cải cách dân chủ tích cực của Hoa Kỳ để lặp lại cuộc biểu tình Thiên An Môn, việc này đã làm cho những Đảng viên lớn tuổi cảm thấy bối rối trầm trọng.

ĐCSTQ giả vờ mở cửa với các lý tưởng chính trị dân chủ, trong khi đó lại không ngừng tăng cường kiểm soát các dân tộc thiểu số, các nhà bất đồng chính trị, đàn áp tín ngưỡng, tự do tôn giáo và ngăn chặn các cải cách dân chủ thực sự.

Điển hình trong sự kiện gần đây nhất về phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông, Trung Quốc thực hiện đàn áp tàn khốc phong trào này. Hành động của Trung Quốc đã chứng minh rằng sẽ không có con đường dân chủ hoá ở Trung Quốc.  

Vào dịp kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, Chủ Tịch Tập Cận Bình tuyên bố một cách tự tin rằng: “Không có một thế lực nào có thể lay chuyển được nền móng của một đại quốc. Không một thế lực nào có thể ngăn chặn nhân dân Trung Quốc và đất nước Trung Quốc tiến lên hàng đầu”.

Để thực hiện được giấc mộng bá quyền thế giới, Trung Quốc bất chấp mọi thủ đoạn. Trong phần kết của quyển sách “The Hundred Year Marathon”, Tiến sĩ Pillsbury cũng vạch ra các giải pháp rất hợp lý và kêu gọi Hoa Kỳ hành động nhằm ngăn chặn Trung Quốc đạt được các mục tiêu của mình. Mỹ và các nước Tây phương cần sớm thức tỉnh và bắt tay để chống lại cuộc chiến bành trướng mang tính diệt chủng của Trung Quốc.

Thanh Tâm (Theo Exopolitics)

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x