Ethiopia đạt kỷ lục trồng hơn 200 triệu cây xanh trong 12 giờ

01/08/19, 17:31 Cuộc sống

Trồng cây là một phần của sáng kiến “Di sản xanh” quốc gia, được Thủ tướng Ethiopia – Abiy Ahmed khởi xướng, đây là một chiến dịch xanh nhằm chống lại nguy cơ biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang gây chú ý.

Trong một dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Ahmet viết: “Hôm nay, Ethiopia đã bắt đầu thực hiện mục tiêu phá kỷ lục thế giới và thành lập một di sản xanh”.

Thủ tướng Abiy Ahmed đang tự tay trồng cây. (Ảnh GenK)

Mục tiêu Ethiopia đặt ra là trồng 4 tỷ cây trong mùa hè năm nay, bằng cách khuyến khích mỗi người dân trồng ít nhất 40 cây giống. Các cơ quan công quyền sẽ đóng cửa để công chức có thể tham gia.

Hàng triệu người con Ethiopia đều được mời tham gia sự kiện lớn này, và chỉ trong 6 giờ đầu tiên, theo bài đăng Twitter của vị Thủ tướng, khoảng 150 triệu cây xanh đã cắm rễ xuống nền đất.

Và chỉ sau 12 giờ tiếp theo, ông Ahmed thông báo một lần nữa rằng họ đã vượt quá mục tiêu ban đầu đề ra cho chiến dịch. Tổng cộng hơn 353 triệu cây giống đã được trồng trên khắp cả nước.

Giới chức nông nghiệp Ethiopia cho biết hiện có tổng cộng hơn 2,6 tỷ cây xanh đã được trồng ở nhiều nơi trên mảnh đất Đông Phi này.

Hàng triệu người con Ethiopia đều được mời tham gia sự kiện lớn này
Hàng triệu người con Ethiopia đều được mời tham gia sự kiện lớn này. (Ảnh GenK)

Dự án trên đề ra nhằm mục đích giải quyết các tác động của nạn phá rừng và biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở đất nước dễ bị hạn hán như Ethiopia.

Theo Liên Hợp Quốc, độ che phủ rừng của Ethiopia trong những năm 2000 chỉ đạt 4%, (trong khi khoảng một thế kỷ trước là 35%).

Quốc gia không giáp biển này hiện cũng phải chịu tác động của khủng hoảng khí hậu. Tình trạng suy thoái đất, xói mòn đất, phá rừng, hạn hán và lũ lụt tái diễn khiến nền nông nghiệp sa sút. Trong khi đó, 80% phần trăm dân số của Ethiopia phụ thuộc vào nông nghiệp như một sinh kế duy nhất.

Năm 2017, Ethiopia cùng hơn 20 quốc gia khác cam kết khôi phục 100 triệu ha đất rừng như một phần của sáng kiến ​​phục hồi cảnh quan rừng châu Phi.

Một nghiên cứu gần đây ước tính rằng việc khôi phục các khu rừng bị mất của thế giới có thể loại bỏ 2/3 lượng khí thải nhà kính.

Nghiên cứu, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại trường đại học Thụy Sĩ ETH Zurich, tính toán rằng việc khôi phục các khu rừng bị suy thoái trên toàn thế giới có thể thải được tổng cộng khoảng 205 tỷ tấn carbon. Lượng khí thải carbon toàn cầu là khoảng 10 tỷ tấn mỗi năm. Việc này khiến khí hậu khắp hành tinh trở nên nóng đến mức nguy hiểm.

Những cánh rừng tự nhiên loại bỏ carbon khỏi khí quyển thì đang bị thu hẹp do khai thác chặt phá mà không được trồng mới. Diện tích đất bỏ hoang có thể tái tạo rừng khắp thế giới còn rất nhiều. Ví dụ: Nga (151 triệu ha), Hoa Kỳ (103 triệu ha), Canada (78 triệu), Úc (58 triệu), Brazil (50 triệu) và Trung Quốc (40 triệu).

Trồng rừng chính là cách tự nhiên, đơn giản, rẻ tiền nhất và ai cũng có thể làm được để chống biến đổi khí hậu.

Trồng rừng chính là cách tự nhiên, đơn giản, rẻ tiền nhất và ai cũng có thể làm được để chống biến đổi khí hậu.
Trồng rừng chính là cách tự nhiên, đơn giản, rẻ tiền nhất và ai cũng có thể làm được để chống biến đổi khí hậu. (Ảnh GenK)
Trẻ em cũng hào hứng tham gia vào chiến dịch trồng cây đầy ý nghĩa này.
Trẻ em cũng hào hứng tham gia vào chiến dịch trồng cây đầy ý nghĩa này. (Ảnh GenK)

Hiện có nhiều quốc gia tham gia vào nỗ lực này. Ví dụ như Chính phủ Australia tuyên bố sẽ trồng 1 tỉ cây vào năm 2030; chiến dịch “Bức tường xanh vĩ đại” được nhiều quốc gia châu Phi tham gia để ngăn chặn sự lan rộng của sa mạc Sahara; hay như “Thử thách Bonn” của Liên Hợp Quốc nhằm trồng lại 350 triệu ha đất rừng bị thoái hóa trên toàn cầu vào năm 2030.

Được biết kỷ lục thế giới trước đây về số cây được trồng nhiều nhất trong một ngày là 50 triệu cây ở Ấn Độ vào năm 2016.

Tiến sĩ Dan Ridley-Ellis, người đứng đầu Trung tâm khoa học và công nghệ gỗ tại Đại học Edinburgh Napier cho biết: “Cây xanh không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách hấp thụ CO2 trong không khí, mà chúng còn có lợi ích rất lớn trong việc chống sa mạc hóa và suy thoái đất, đặc biệt ở các nước khô cằn. Chúng cũng là nguồn cung cấp thực phẩm, nơi trú ẩn, nhiên liệu, thức ăn gia súc, thuốc men, vật liệu và bảo vệ nguồn cung cấp nước”.

“Đây thực sự là một “chiến công” ấn tượng không chỉ đơn giản là việc trồng cây mà còn là một phần của thách thức lớn liên quan đến nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của cả cây và người dân. Câu thần chú của người trồng rừng: “Trồng đúng cây ở đúng chỗ” như là lời nhắc nhở về việc tăng cường đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu, cũng như khía cạnh sinh thái, xã hội, văn hóa và kinh tế.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x