“Ế khách”, bảo tàng vẫn “đòi” 11.000 tỉ xây mới

12/09/17, 11:54 Việt Nam

Trong khi bảo tàng cũ hoạt động không hiệu quả, vắng khách, liệu việc bỏ ra hàng chục nghìn tỉ để tiếp tục triển khai dự án xây dựng bảo tàng mới có cần thiết hay không?

Có cần thiết xây dựng thêm bảo tàng mới trị giá 11.000 tỷ đồng không khi chính Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũ hiện tại đang “ế” khách? (Ảnh sưu tầm từ Internet)

Những ngày qua việc Bộ Xây dựng “kêu cứu” lên Thủ tướng vì dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bị “kẹt vốn” đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Sự việc “nóng” là bởi công trình này có kinh phí lên đến 11.000 tỉ đồng.

Miễn phí vẫn vắng khách

Khai trương vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010, Bảo tàng Hà Nội lúc đó đầy ắp các hiện vật.

Nhân viên bảo tàng cho biết, ngày thường có khoảng 100 đến 200 khách tới, còn cuối tuần đón khoảng 400 khách/ngày. Tất nhiên, có những hôm đột biến bảo tàng đón hàng trăm khách tới một lúc.

Cách trưng bày cho thấy bảo tàng chưa thực sự tìm ra một ý tưởng, một phong cách trưng bày riêng. Bảo tàng Hà Nội vẫn đang miễn phí thăm quan cho du khách, nhưng lượng khách tới đây khá thưa vắng.

7 năm trôi qua, bên ngoài đã bắt đầu nhuốm màu nắng gió, nhưng bảo tàng vẫn chưa chốt được phong cách trưng bày bên trong. Hiện vật bảo tàng có không ít, nhưng để tổ chức trưng bày chuyên nghiệp thì sẽ cần phải có kinh phí rất lớn để thực hiện.

Hiện nay tầng một bảo tàng trưng bày rất sơ sài, tầng hai đang đóng để bảo trì, chỉ có tầng 3 và tầng 4 là nhiều hiện vật nhất.

TS Nguyễn Đình Chiến, Ủy viên Hội đồng giám định cổ vật, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cho biết, sở dĩ Bảo tàng Hà Nội chưa hoàn thiện vì mỗi đời lãnh đạo TP Hà Nội có một ý tưởng riêng, và chưa đi đến thống nhất nên cấp dưới khó thực hiện.

Được biết, UBND TP Hà Nội cũng đang có kế hoạch tổ chức lại nội dung Bảo tàng Hà Nội, bằng cách thuê chuyên gia nước ngoài về tư vấn.

Theo kế hoạch năm 2018 sẽ triển khai để đến năm 2019 bảo tàng sẽ hoàn thiện phần trưng bày.

Đông khách vẫn khó khăn

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những bảo tàng năng động nhất ở Hà Nội, từng có 3 lần nhận danh hiệu “Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2017”.

Bảo tàng này mỗi năm thu hút 500.000 khách. Năm 2017 lượng khách tới bảo tàng đông hơn, nhưng bảo tàng vẫn phải rất vất vả để tự chủ kinh tế một phần.

Với Bảo tàng Hồ Chí Minh một năm đón tới 1.300.000 khách vẫn phải sống bằng ngân sách của nhà nước, bà Phạm Thị Thanh Mai, phó giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết:

“Bảo tàng chỉ bán vé cho người nước ngoài thôi, còn miễn phí cho người Việt. Số tiền vé thu được ít lắm, để đầu tư vào hoạt động chuyên môn, bảo tàng vẫn phải sống dựa vào tiền ngân sách nhà nước”.

Bảo tàng Mỹ thuật năm 2016 đón gần 54.000 khách. Phó trưởng phòng tổ chức hành chính đối ngoại, bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết:

Khách đến bảo tàng chủ yếu là khách lẻ, ít đoàn khách đi theo tour du lịch tới. Số tiền vé chúng tôi thu về khoảng 2 tỉ đồng/năm, chỉ đáp ứng phần nào cho hoạt động của bảo tàng thôi, không thấm tháp vào đâu. 

Hiện nay khách du lịch tới Việt Nam ngày càng đông, nên tôi nghĩ tư duy của các bảo tàng cũng đang dần thay đổi. Chúng tôi đã tổ chức kết hợp với tour du lịch để thu hút khách tới bảo tàng”.

Còn Bảo tàng Lịch sử quốc gia từ lâu vẫn là một bảo tàng vắng khách. Đợt “sốt vé” của bảo tàng này gần nhất là từ năm 2010 khi bảo tàng có triển lãm “Bảo vật hoàng cung”. Ngày thường, bảo tàng này gần như lúc nào cũng vắng như chùa Bà Đanh!

Trước tình trạng các bảo tàng hiện có còn hoạt động chưa hết công suất, KTS Nguyễn Quốc Thông – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam – nhận định: “Việc xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia lúc này là chưa cần thiết”.

Theo Tuổi Trẻ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

x