Dự luật của Đức: Công dân được xem là “tự động” hiến tạng nếu không từ chối

03/06/19, 14:06 Thế giới

Năm 2018, ở Đức có khoảng gần 2.000 người vì không được ghép tạng mà tử vong. Trong khi đó, số người Đức đăng ký hiến tạng đã giảm từ 1.046 vào năm 2011 xuống còn 797 vào khoảng năm 2017. Để khắc phục vấn đề, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn đã đưa ra dự luật đề xuất rằng hầu hết công dân Đức sẽ được xem như tự động hiến tạng sau khi chết.

Dự luật của Đức: Công dân được xem là “tự động” hiến tạng nếu không từ chối - H1
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đưa ra một dự thảo luật có thể khiến phần lớn công dân Đức hiến tạng theo mặc định.(Ảnh qua Vaaju)

Dự luật gây tranh cãi

Hiện tại, để hiến tạng, công dân Đức phải đăng ký hoặc thể hiện nguyện vọng trong di chúc. Những người đăng ký hiến tạng sẽ mang theo một thẻ hiến tạng trong ví để nếu họ qua đời, bệnh viện biết rằng họ được phép lấy nội tạng hiến tặng của người này. Tại Đức, chỉ có khoảng 30% người có thẻ hiến tạng như vậy. Tuy nhiên, thân nhân của người muốn hiến tạng vẫn có thể không cho bác sĩ lấy đi cơ quan nội tạng của người đã mất.

Còn ngược lại, dự thảo luật do ông Jens Spahn đưa ra xem các công dân Đức hiển nhiên là người hiến tạng, trừ khi họ từ chối.

Theo dự luật, các công dân từ 16 tuổi trở lên sẽ được thông báo về hệ thống hiến tạng mới nhiều lần và có các tùy chọn để từ chối. Chương trình này không áp dụng với những người không có khả năng đưa ra quyết định, ví dụ như những người bị tâm thần. Do đó, theo ông Spahn, quy định này không bắt buộc tất cả các công dân đều phải hiến tạng. Ông chỉ ra rằng gần 20 nước EU cũng áp dụng hệ thống tương tự.

Karl Lauterbach, chuyên gia chính sách y tế của Đảng Dân chủ Xã hội, rất ủng hộ dự luật này. Ông tuyên bố: “Mỗi năm số lượng người trong danh sách chờ được cấy ghép cao gấp 10 lần số người được ghép”.

Dự luật của Đức: Công dân được xem là “tự động” hiến tạng nếu không từ chối - H2
Sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, người thân của người đã khuất cũng có quyền không cho phép lấy nội tạng.  (Ảnh chụp màn hình YouTube)

Đảng cánh tả Greens và Liên minh Xã hội Kitô giáo bảo thủ phản đối mạnh mẽ dự luật này. Các nhà lập pháp của 2 đảng trên đã đưa ra một dự thảo thay thế để giữ lại hệ thống hiến tạng hiện tại. Để tăng số lượng người hiến tạng, dự thảo đề nghị nên thường xuyên liên lạc và khuyến khích người dân để họ chủ động đăng ký hiến tạng. Các nhà lập pháp lập luận rằng điều này sẽ đảm bảo nhà nước không thể ép buộc công dân ra quyết định hiến tạng.

Mặc dù ý định khiến công dân Đức “tự động” trở thành người hiến tạng của ông Spahn xem ra có mục đích tốt, nhưng nên lưu ý rằng việc này có thể trở thành một cơn ác mộng, bởi lẽ việc chính phủ kiểm soát cơ thể người không phải là ý hay. Tấm gương điển hình là Trung Quốc, nổi tiếng với việc chính quyền thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ các học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng, Kitô hữu ở các giáo hội và người Duy Ngô Nhĩ. Ngành cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đang phát triển mạnh. Do hệ thống pháp luật nước này lỏng lẻo, nội tạng bị mua bán bất hợp pháp và còn xuất hiện thị trường nội tạng chợ đen. Thời gian chờ đợi để cấy ghép được cho là từ vài ngày đến 2 tháng. Đó là thời gian ngắn đến khó tin đối với hầu hết các quốc gia dân chủ.

Nếu dự luật của ông Spahn được thông qua, ai có thể ngăn chặn chính phủ một khi họ có ý định thu hoạch nội tạng của người chết cho dù khi còn sống người này có thể không đồng ý? Rốt cuộc, nhà nước vẫn có thể bào chữa rằng đó là hành động đạo đức vì nội tạng của người đã khuất sẽ cứu mạng một người khác. Thời Liên Xô kiểm soát Đông Đức, người dân nước này đã phải chịu đựng cảnh nhà nước can thiệp quá mức vào tự do của công dân. Do đó, có nên trao quyền cho nhà nước kiểm soát bộ phận cơ thể người hay không chắc chắn là điều cần suy nghĩ.

Quan điểm tôn giáo

Các tín đồ tôn giáo lên tiếng chỉ trích rằng dự luật này cho thấy sự can thiệp của nhà nước vào đức tin của họ. Ông Stephan Pilsinger ở Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo gọi dự luật là “đáng ngờ về mặt đạo đức”. Ông cho rằng về bản chất, dự luật sẽ biến mỗi người thành “kho chứa tạng để dành”.

Dự luật của Đức: Công dân được xem là “tự động” hiến tạng nếu không từ chối - H3
Các tín đồ tôn giáo lên tiếng chỉ trích rằng dự luật này cho thấy sự can thiệp của nhà nước vào đức tin của họ. (Ảnh: qua pixabay / Muff 1.0)

Gần 57% dân số Đức là Kitô hữu. Hầu hết các Kitô hữu coi việc hiến tạng là một nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên cũng có một số lượng đáng kể các tín đồ coi đó là một hành động làm ô uế cơ thể do Chúa ban cho. Chắc chắn các Kitô hữu này sẽ không hài lòng nếu chính phủ bỏ qua mối quan tâm của họ mà thông qua một dự luật có thể tự động biến họ thành người hiến tạng.

Hồi giáo cũng là một tôn giáo lớn ở Đức, chiếm 5% dân số. Cộng đồng này vẫn chưa có quan điểm thống nhất về vấn đề hiến tạng. Một số học giả Hồi giáo ủng hộ, số khác tỏ ra phản đối. Các tín đồ Do Thái, chiếm 0,1% dân số Đức, cũng có chung quan điểm với các Kitô hữu và người Hồi giáo.

Xuân Nhạn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x