Động đất ở Nepal: thảm họa có tính “tuần hoàn”

29/04/15, 00:15 Tin Tổng Hợp

Theo các chuyên gia, động đất ở Nepal là một thảm họa có tính tuần hoàn sau khoảng trên dưới 75 năm ở khu vực Nam Á này.

Đây là trận động đất cạn mạnh nhất kể từ sau trận động đất ở Chi lê hồi năm ngoái và cũng là một trận động đất có tính tuần hoàn sau khoảng trên dưới 75 năm ở khu vực Nam Á này. Những năm gần đây, các nhà địa chấn đã dự đoán rằng sẽ có một trận động đất mạnh xảy ra ở vùng Himalaya, giữa Ấn Độ và Nepal. Theo một báo cáo của Hiệp hội Quốc gia về Công nghệ Động đất của Nepal, vùng Indus-Yarlung thường xảy ra một trận động đất lớn mỗi 75 năm. Dãy Himalaya không đứng yên mà được đẩy lên với tốc độ khoảng 1 cm mỗi năm do sự va chạm giữa tiểu lục địa Ấn Độ và thềm lục địa Á-Âu, sự va chạm này gây tích tụ áp lực và động đất là “hoạt động” giải tỏa khi áp lực đạt đến đỉnh điểm.

Theo ước tính ban đầu của Liên Hợp Quốc trận động đất hôm 25/4 đã gây ảnh hưởng đến 8 triệu người ở khắp 39 huyện và thành phố, tương đương với 1/4 dân số của Nepal. Trong số 8 triệu người bị ảnh hưởng có hơn 1 triệu trẻ em và khoảng 2 triệu người bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo thông tin mới cập nhật, con số người chết đã lên đến hơn 5.000 người và số người bị thương khoảng gần 8.000. Thủ tướng Nepal Sushil Koirala nhận định, số nạn nhân thiệt mạng vì thảm họa này có thể lên đến 10.000 người.

Người dân xếp hàng chờ nhận thức ăn.

Ngay lúc này, có khoảng 1,4 triệu người dân Nepal đang cần được tiếp tế lương thực, trong đó có khoảng 750.000 người ở gần vùng tâm chấn. Sau cơn đại địa chấn, hàng vạn người đã trở thành vô gia cư. Đêm thứ 3 sau trận động đất vẫn còn rất nhiều người cắm trại ngoài trời, họ không còn nhà cửa hoặc không dám trở về nhà vì lo sợ mặt đất lại “rùng mình”.

Ngoài sức ép về cung cấp lương thực, người dân và cả chính quyền Nepal đang phải đối diện với nguy cơ bùng phát dịch bệnh vì thiếu nước, điện, thuốc men và điều kiện vệ sinh kém.

Tại huyện Gorka, vùng tâm chấn của trận động đất, có đến 90% nhà cửa đã bị san bằng. Hầu như dân cư ở vùng này là người già và trẻ em vì giới trẻ đã phải đi tìm việc làm ở các thành phố khác. Một quan chức địa phương cho biết nỗ lực cứu hộ tại Gorka đang gặp nhiều khó khăn vì đường giao thông gần như vẫn tê liệt và thời tiết xấu khiến trực thăng không thể hoạt động liên tục. Nhiều người dân trong huyện vẫn phải ăn mì gói và uống nước cầm hơi trong suốt 3 ngày qua.

Nhiều người dân vẫn cắm trại ngoài đường phố vì không còn nhà cửa và vì sợ những trận động đất khác lại xảy ra.

Mọi nỗ lực của của chính phủ Nepal hiện tại chỉ như muối bỏ bể, người mất tích vẫn còn rất nhiều trong khi tất cả lực lượng quân đội và cảnh sát đã được điều động. Hiện tại, nhiều người dân vẫn phải đào bới những đống đổ nát bằng tay không để tìm kiếm người thân. Trực thăng viện trợ cũng đã tham gia cứu hộ bằng cách chuyển người bị thương đến nơi có điều kiện chữa trị, tuy nhiên, Nepal vẫn đang cần nhiều hơn thế.

Tất cả mọi cơ sở y tế ở các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất cũng đang trong tình trạng quá tải. Tổng Thư ký Leela Mani Paudel nói: “Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tế khẩn cấp về thiết bị y tế, thuốc men cũng như nhân lực có trình độ để điều trị người bị thương. Đất nước chúng tôi đang thực sự tuyệt vọng và cần sự hỗ trợ rất lớn để vượt qua cuộc khủng hoảng này”. Nhiều quốc gia đã gửi viện trợ bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Anh và Mỹ.

28/4 một trận lở đất ở một ngôi làng hẻo lánh gần vùng tâm chấn động đất cũng đã khiến 250 người mất tích. Ngôi làng này cách thị trấn gần nhất 12 giờ đi bộ và hiện đang bị mất liên lạc với bên ngoài.

Thảm họa động đất xảy ra ngày 25/4 ở Nepal đã ảnh hưởng đến nhiều nước láng giềng như Tây Tạng, Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh. Cơn địa chấn này cũng đã “dịch chuyển” thủ đô Kathmandu 3 mét về phía nam, và theo các nhà chuyên môn, một phần của Nepal cũng đã “trượt” sang Ấn Độ sau trận động đất này.

Nhiều người dân vẫn đang phải đào bới đống đổ nát bằng tay không.

Một phụ nữ ở làng Lapu được đưa lên trực thăng để đến nơi điều trị.

Một cậu bé mỉm cười sau khi được cứu ra khỏi đống đổ nát.

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy…

Hàng vạn người dân Nepal vẫn trong cảnh màn trời chiếu đất và rất cần được tiếp thế thức ăn, lều trại, chăn mền...

Theo Báo Gia Đình Việt Nam

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tuổi trẻ xinh đẹp không phải là vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Thầy tu và câu chuyện Cái Khố Rách

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tuổi trẻ xinh đẹp không phải là vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ

    Tuổi trẻ xinh đẹp không phải là vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

    Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Thầy tu và câu chuyện Cái Khố Rách

    Thầy tu và câu chuyện Cái Khố Rách

x