Điều ông Trump cần làm để thành công (P1): Phép ứng xử với Nga, Triều Tiên và Trung Quốc

23/01/17, 14:05 Thế giới

Donald Trump – vị tổng thống nhiều tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trên vai ông là gánh nặng của lời thề với Chúa: “duy trì và bảo vệ hiến pháp Mỹ” và “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Tất cả chúng ta đang tự hỏi ông Trump sẽ phải làm gì để thực hiện lời thề này?

t33
Tổng thống tân cử Donald Trump trong lễ nhậm chức tại Nhà Trắng hôm 20/1/2017. (Ảnh: Getty)

Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống người dân nước này. Cuộc chuyển giao quyền lực đã diễn ra êm thấm khi Tổng thống Barack Obama đi cùng Tổng thống tân cử Donald Trump từ Nhà Trắng đến cánh Tây tòa nhà Capitol.

Lễ nhậm chức từ trước đến nay là thời điểm mà cả người dân hợp nhất sau những cuộc tranh luận nảy lửa trong suốt cuộc bầu cử.

Trong không khí hân hoan của lễ nhậm chức, người dân Mỹ xích lại gần nhau hơn, họ cùng nhau chia sẻ niềm hy vọng về vị tổng thống mới – người mang vinh quang đến cho đất nước Mỹ.

Thông qua việc nhìn nhận Donald Trump là người đứng đầu nước Mỹ hiện tại, trang Epoch Times đã tổng hợp các lời khuyên từ chuyên gia về cách thức để ông Trump trở thành một vị tổng thống thành công trong lịch sử.

Những người đưa ra lời khuyên này không nhất thiết là người ủng hộ ông Trump mà còn bao gồm cả người chống đối ông trở thành Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, tất cả họ đều sẵn lòng đưa ra phương sách giúp ông có thể làm được điều tốt đẹp nhất cho nước Mỹ.

Phẩm cách

Tranh phác họa Nhà Trắng của Mike Demidov. (Ảnh: Shutterstock)

Tổng thống là người đứng quốc gia, đảng của ông, trực tiếp điều hành chính phủ và ra các đạo luật.

Theo Stephen F. Knott, Giáo sư chuyên về vấn đề an ninh quốc gia tại đại học Thủy chiến Mỹ (U.S. Naval War College), và là tác giả của những cuốn sách viết về Tổng thống Ronald Reagan và George W. Bush, vị trí đứng đầu quốc gia sẽ tạo cơ hội quý báu cho ông Trump trong trường hợp ông có thể thay đổi chính bản thân mình.

“Với tư cách đứng đầu quốc gia, tổng thống là hiện thân của đất nước đó”, ông Knott cho biết, và trong vai trò phi đảng phái, người tổng thống có thể hợp nhất đất nước.

“Người Mỹ muốn kính trọng tổng thống của họ”, ông Knott nói.

Tuy nhiên, nếu muốn có được sự kính trọng này từ dân Mỹ, vị tổng thống cần hành động bằng “phẩm cách và sự giản dị”, điều mà Trump lâu nay chưa thể hiện được.

Vấn đề ở đây là ộng Trump thuộc kiểu “vận động liên miên”. Cách ông tiếp cận chính trị tương tự như cánh tay phải quyết liệt của Thượng nghị sĩ Joe McCarthy là Roy Cohn, hoặc ông trùm tình báo chính trị thời George H.W. Bush là Lee Atwater: “Bạn luôn phải đấm vào lưng nhanh nhất có thể”.

Chủ động và thận trọng

Harvey C. Mansfield, Giáo sư tại Đại học Harvard.

Vấn đề mà Trump đang phải đối mặt là “ông ấy quá tùy hứng”, theo Harvay C.Mansfield, Giáo sư tại đại học Harvard.

Sự tùy hứng này có thể giúp ông ứng khẩu và thích ứng tốt. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng khiến ông ấy biểu hiện ra là người không có chừng mực. 

“Ông ấy cần thận trọng trong việc kiểm soát sự bộc phát. Ông ấy cần tiết chế hơn”, Mansfield nói.

Công cụ hiệu quả trong việc tiếp tay cho tính tùy hứng của ông Trump là tài khoản Twitter của ông ấy.

“Điều này khá mới mẻ và tôi nghĩ nó đã thành công” trong việc kết nối trực tiếp với người dân, Mansfield nói, “nhưng ông ấy phải cẩn thận để không lạm dụng nó”.

Lạm dụng quá sẽ khiến người dân Mỹ mệt mỏi, và cũng có thể khiến ông Trump xao nhãng khỏi chiến dịch của mình. Thay vì tập trung vào các việc cần làm, Trump lại tự đưa mình vào cuộc tranh cãi vớ vẩn với diễn viên Alec Baldwin, hoặc ai đó gây phiền hà.

Những người lãnh đạo không thể để các hành động tự phát dẫn dắt mình, mà phải để chính con đường mình muốn đi hướng dẫn cho mình.

Theo Ronald J.Rychlak, Giáo sư luật thuộc Đại học Luật  Mississippi, ông Trump cần sử dụng Twitter để qua mặt truyền thông, bởi “truyền thông đã bị phân cực hóa và tự biến mình thành con rối chính trị”.

Tuy nhiên, Rychlak nói, “Tôi cũng không biết là chúng ta có thể quản lý đất nước theo cách đó hay không?”

Về việc sử dụng Twitter của ông Trump. Mansfield cho biết, “Những người lãnh đạo không thể để các hành động tự phát dẫn dắt mình, mà phải để chính con đường mình muốn đi hướng dẫn cho mình”. Để làm được điều đó, ông Trump cần kết nối cộng đồng theo các nguyên tắc mà ông ấy mong muốn, thể hiện được đích đến mà ông sẽ dẫn dắt nước Mỹ đi tới.

Lắng nghe

Để có thể quản lý thành công, ông Trump cần nhận ra những giới hạn mà ông cần tuân thủ, theo David Schultz, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Hamline.

David Schultz, Giáo sư trường đại học Hamline. (Ảnh: Internet)

Ông Trump có một lịch trình dài và đầy tham vọng, bao gồm việc bãi bỏ và thay thế đạo luật Chăm sóc Sức khỏe, cải cách thuế khóa, Hội Cựu chiến binh, người nhập cư, giáo dục và các chính sách điều tiết, củng cố quân đội, đàm phán thương mại, và rất nhiều thứ khác.

Schultz nói rằng ông Trump vốn là người không thuộc giới chính trị gia, do đó ông cần học được đường lối gây dựng quyền lực tại Washington.

Ông ấy cần nhận ra rằng phần nhiều những gì ông nghe được trên báo chí chính là lời của những người vốn chẳng mảy may quan tâm đến ông.

Schultz nói, ông ấy cần lắng nghe những người có kinh nghiệm tại Washington, đặc biệt là các công chức sự nghiệp, những người có thể hữu ích cho việc điều hành của ông.

Trong khi Rychlak đồng ý rằng ông Trump cần lắng nghe những người sẵn sàng giúp tiến hành lịch trình dự kiến, thì ông cũng nghĩ rằng ông Trump phải cẩn thận để không nghe quá nhiều lời chỉ trích.

“Ông ấy cần nhận ra rằng phần nhiều những gì ông nghe được trên báo chí chính là lời của những người vốn chẳng mảy may quan tâm đến ông ấy”, Rychlak nói.

Đối với thái độ thù địch khó lường, ông Trump cần mạnh mẽ, và “đừng bị cuốn theo để rồi đầu hàng trước mỗi lời than phiền”.

Quyết tâm chính trị và Trung Quốc

Hình ảnh các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện trong ôn hòa nhằm phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Khi đối mặt với những diễn viên tồi trên sàn quốc tế, ông Trump cần có biện pháp trừng phạt họ, theo Gordon G.Chang, tác giả cuốn sách “Trung Quốc sắp sụp đổ”“Đấu tới cùng với vũ khí hạt nhân: Triều Tiên đang thách thức thế giới”.

“Có vẻ như ông Trump đang định thay đổi chính sách cơ bản của Mỹ đối với Trung Quốc”, Chang nói. Mỹ từ năm 1979 đến nay chủ yếu được định hướng theo chính sách mềm mỏng để lôi kéo Trung Quốc, đồng thời khuyến khích nước này đi theo con đường dân chủ thông qua những trao đổi ngoại giao và thương mại, nhưng dường như ông Trump đang muốn bắt Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trước những hành vi sai trái của họ.

Gordon G. Chang, tác giả của cuốn sách “Trung Quốc sắp sụp đổ”.

“Đây là vấn đề về quyết tâm chính trị”, Chang nói và lưu ý rằng: “Trong quá khứ, Trung Quốc có nhiều quyết tâm chính trị hơn chúng ta”.

Trung Quốc đã “có những đường lối rất nguy hiểm”, và biết sợ hãi trước Trung Quốc, Mỹ mới biết tự vệ để bảo toàn lợi ích của mình và đồng minh, cũng như cộng đồng quốc tế nói chung và chính người Trung Quốc khi xét về lâu dài.

Yiyang Xia, Chủ tịch cấp cao chuyên nghiên cứu và tư vấn chính sách thuộc Hiệp hội luật Nhân quyền cho rằng ông Trump cần thay đối cách đối xử với vấn đề nhân quyền trong mối quan hệ Mỹ – Trung.

“Trong năm 1994, cựu Tổng thống Clinton đã chặt đứt mối liên hệ giữa lợi ích quốc gia và nhân quyền”, ông Xia nói. “Ông ta đã thuyết phục rằng Trung Quốc sẽ từng bước cải thiện nhân quyền nếu tách vấn đề đó ra khỏi các đe dọa trừng phạt kinh tế”.

Kể từ đó, tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc ngày càng tệ hại. Ông Xia tiếp tục, cưỡng bức lao động nô lệ đến từ nguồn người bị giam giữ hợp pháp lẫn bất hợp pháp, nhằm kiếm lợi bất chính trong vấn đề giao thương.

Theo quan điểm của ông Xia, mối đe dọa thật sự đến từ chính quyền Trung Quốc là “họ đang thay đổi các giá trị quan phương Tây thông qua việc thiết lập luật chơi cho các chính trị gia, học giả, truyền thông và kênh giải trí của chúng ta”.

Theo ông Xia, ông Trump cần thử thách chính quyền Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, từ đó tạo mối liên hệ giữa nhân quyền và thương mại cùng các vấn đề khác, cũng như bảo vệ các nguyên tắc và thể chế trước sự xâm lăng.

Nga và Triều Tiên

Ông Trump cần thay đổi phép ứng xử của mình đối với Nga và Triều Tiên. (Ảnh: Internet)

Trong khi còn hoài nghi về chính quyền Trung Quốc thì ông Trump lại tràn trề hy vọng nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga.

Chang cho rằng một khi ông Trump đã có được những trải nghiệm thực tế với Nga, ông sẽ định hình và thay đổi quan điểm. Theo ông Chang, vấn đề ở đây là Vladimir Putin không muốn và không thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Vì lý do chịnh trị nội tại, Putin cần có kẻ thù.

“Tôi nghĩ chúng ta sắp nhận ra rằng mối quan hệ với Nga cũng sẽ trở thành vấn đề khó nuốt cho chính quyền của ông Trump, cũng như đối với chính quyền của ông Bush và Obama trước đó. Cả ông Obama và ông Bush đều đã cố để gắn kết với Moscow, nhưng thất bại và tôi không nghĩ lần này lại thành công”.

Triều Tiên đang phát triển năng lực triển khai vũ khí hạt nhân để tấn công Hoa Kỳ. Chang đề xuất ông Trump nên áp đặt những đòn trừng phạt nghiêm khắc lên Triều Tiên và Trung Quốc, quốc gia đang trợ giúp cho anh láng giềng hư hỏng phát triểu vũ khí hạt nhân và các chương trình đạn đạo.

(Còn tiếp)

Hàn Mai dịch từ Epoch Times

 

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x