Điều công tố viên cuối cùng của tòa án Nuremberg muốn cả thế giới biết

30/05/17, 10:09 Tin Tổng Hợp

Sẽ không dễ dàng khi bạn có cơ hội gặp một người đàn ông giữ vị trí quan trọng trong lịch sử như Ben Ferencz. Ông ấy 97 tuổi, cao gần mét rưỡi và từng làm công tố viên cho tòa án mà người ta gọi là vụ giết người kinh hoàng nhất trong lịch sử – tòa án Nuremberg.

Công tố viên cuối cùng của tòa án Nuremberg, ông Benjamin Ferencz. (Ảnh: Ferencz)

Tòa án Nuremberg, tội ác, diệt chủng, một nhóm các sĩ quan SS của Đức Quốc xã bị kết án.

Ông Ferencez là công tố viên cuối cùng của tòa án Nuremberg nổi tiếng hiện vẫn còn sống đến ngày nay. Tuy nhiên, ông không hài lòng khi chỉ là một phần của lịch sử thế kỷ 20 – ông tin rằng còn một điều gì đó quan trọng ông cần nói với thế giới.

——*****——

Cuộc phỏng vấn của nữ nhà báo nổi tiếng người Mỹ Lesley Stahl và công tố viên Benjamin Ferencz.

Lesley Stahl: Ông biết đấy, ông đã nhìn thấy mặt tối xấu xa nhất của nhân loại.

Benjamin Ferencz:  Đúng thế!

Lesley Stahl: Ông đã tận mắt chứng kiến tội ác. Nhìn ông xem! Ông là người rạng rỡ nhất mà tôi từng gặp. Người lạc quan nhất!

Benjamin Ferencz: Có thể cô có nhiều người bạn hơn thế.

Ông Ben Ferencz, 27 tuổi, đã trở thành công tố viên chính của 22 chỉ huy Einsatzgruppen của Đức Quốc xã tại Nuremberg. (Ảnh: CBSnews)

Nhìn Ben Ferencz tập bơi, luyện tập thể dục và chống đẩy buổi sáng, tôi nhận ra ông ấy là người rạng rỡ nhất mà tôi từng gặp – ông ấy có thể cũng là người mạnh khỏe nhất. Và đó mới chỉ là sự khởi đầu.

Những vụ xét xử của Nuremberg sau chiến tranh thế giới thứ II là lịch sử – tòa án tội phạm chiến tranh quốc tế đầu tiên được thành lập. Trước tiên là những trung úy cấp cao của Hitler bị truy tố. Tiếp sau là một loạt những vụ án xét xử các quan chức khác của Đức Quốc xã, bao gồm 22 nhân viên SS  giết chết hơn một triệu người ở những thị trấn và làng mạc Đông Âu.

(Hình ảnh ông Benjamin Ferencz tại phòng xử án 70 năm trước)

Lesley Stahl: Ông trông trẻ quá.

Benjamin Ferencz: Tôi còn quá trẻ. Tôi 27 tuổi lúc đó.

Lesley Stahl: Trước đó, ông đã từng khởi tố vụ án nào chưa?

Benjamin Ferencz: Chưa một lần nào trong đời tôi. Tôi chưa từng.

Lesley Stahl: Thôi nào…

Benjamin Ferencz: Nếu tôi đã thật sự ở trong phòng xét xử.

Ông Ferencz di cư đến Hoa Kỳ khi vẫn là một đứa trẻ, là con trai của một gia đình người Do Thái nghèo sống tại một thị trấn nhỏ ở Romania. Ông lớn tại thành phố New York nơi cha của ông làm nghề gác cổng.

Benjamin Ferencz: Khi tôi được đưa đến trường lúc 7 tuổi, tôi không thể nói tiếng Anh [ông nói tiếng Do Thái ở nhà]. Tôi rất nhỏ. Và họ sẽ không để tôi vào lớp.

Lesley Stahl: Vì vậy, ông đã không nói tiếng Anh cho đến khi ông 8 tuổi?

Benjamin Ferencz: Đúng thế!

Lesley Stahl: Ông có thể đọc được không?

Benjamin Ferencz: Không, ngược lại. Những bộ phim câm luôn có phụ đề trên đó. Và tôi sẽ hỏi cha tôi, “Wazukas” bằng tiếng Do Thái, “Nó đang nói gì vậy ạ? Nó có nghĩa gì?” và ông ấy cũng không thể đọc được.

Tuy nhiên, Ferencz học rất nhanh. Ông trở thành người đầu tiên trong gia đình đi học đại học, và nhận học bổng của trường Luật Havard. Trong suốt học kỳ đầu tiên, người Nhật đánh bom Trân Châu Cảng, và giống như nhiều bạn học khác ông chạy đua tham gia nghĩa vụ quân sự. Ông muốn trở thành một phi công, nhưng Không quân Hoa Kỳ sẽ không nhận ông.

Benjamin Ferencz: Họ nói: “Không, anh quá thấp. Chân của anh sẽ chẳng thể với tới bàn đạp”. Thủy quân lục chiến, họ nhìn tôi và nói: “Quên đi, cậu bé!”

Vì vậy, ông ấy đã hoàn thành chương trình học của mình tại Havard và nhập ngũ với vai trò binh nhì trong quân đội. Ông từng theo chân tiểu đoàn pháo binh đổ bộ lên bãi biển Normandy và chiến đấu trong trận Ardennes. Kết thúc chiến tranh, nhờ quá trình theo học luật, ông được chuyển sang đơn vị mới trong Tập đoàn quân số 3 của Tướng Patton, được thành lập nhằm điều tra những tội ác chiến tranh. Khi Mỹ huy động giải phóng các trại tập trung, công việc của ông là nhanh chóng và thu thập bằng chứng. Ferencz kể lại rằng ông vẫn còn bị ám ảnh bởi những gì mà ông nhìn thấy. Và những câu chuyện mà ông nghe thấy từ các trại tập trung.

Benjamin Ferencz: Một người con trai đã kể cho tôi nghe về cha của cậu ấy. Người cha chết ngay khi chúng tôi vào khu trại. Và ông ấy thường cất mẩu bánh mì cho con trai mình, ông ấy giữ nó dưới cánh tay…Ông ấy giấu nó dưới cánh tay vào ban đêm để những tù nhân khác không ăn cắp, cô biết không. Vì thế, cô thấy những câu chuyện ngày nay không có thật, chúng không có thật. Chúng khó tin. Tuy nhiên, nó đã từng như vậy.

Ference trở về nhà, hỏi cưới cô bạn từ thuở nhỏ và thề sẽ không bao giờ quay lại Đức. Tướng Telford Taylor, phụ trách các phiên xét xử Nuremberg, đã yêu cầu ông chỉ đường cho một nhóm các nhà nghiên cứu tại Berlin, một trong số những người này đã tìm thấy một bộ nhớ lưu trữ dữ liệu tạm thời các tài liệu trong tàn tích của bộ Ngoại giao Đức.

Benjamin Ferencz: Anh ta đưa cho tôi một xấp các bìa tạp chí và 4 bìa rời. Đây là những báo cáo hàng ngày từ Mặt trận phía Đông – đơn vị nào đã vào thành phố, có bao nhiêu người đã thiệt mạng. Nó được bảo mật, rất nhiều người Do Thái, rất nhiều người.

Ferencz tình cờ thấy những báo cáo bí mật được đội cận vệ gọi là Einsatzgruppen hoặc là các nhóm hành động, gửi lại trụ sở chính. Công việc của họ là đi theo quân đội Đức xâm chiếm liên bang Xô viết năm 1941, giết cộng sản, người Gypsy và đặc biệt là người Do Thái.

Benjamin Ferencz: Họ là 3.000 lính cận vệ được huấn luyện vào mục đích này, được chỉ thị giết người không thương hại hay hối tiếc, tất cả những người đàn ông Do Thái độc thân, phụ nữ và trẻ em, họ chỉ có thể giơ tay lên.

Lesley Stahl: Vậy họ đi ngay sau đoàn người dân?

Benjamin Ferencz: Đó là nhiệm vụ của họ, đi sau đoàn người, bao vây người Do Thái và giết tất cả bọn họ.

Chỉ còn duy nhất một đoạn phim của Einsatzgruppen còn sót lại tại nơi làm việc, nhưng thật không dễ dàng để xem…

Benjamin Ferencz: Đúng rồi, đây là cuộc hành quân điển hình. Vâng, hãy nhìn ở đây, chỗ này –

Lesley Stahl: Họ đang ép người dân chạy đua với cái chết của mình?

Benjamin Ferencz: Đúng vậy, đúng vậy! Có một giáo sĩ Do Thái đi theo đến đó. Chỉ để xếp họ trong cái mương. Bắn họ ở đó. Cô biết không, đá họ vào.

Lesley Stahl: Ôi, Chúa ơi! Ôi, Chúa ơi!

Đoạn phim này đã xuất hiện vào năm sau đó. Vào thời điểm, ông Ferencz mới chỉ có tài liệu và ông bắt đầu cộng các con số.

Benjamin Ferencz: Khi tôi nhìn thấy hơn 1 triệu người bị giết theo cách này, hơn 1 triệu người, nhiều hơn số người cô từng thấy, nhiều hơn số người bạn từng có trong đời, tôi đã chụp lại vài tấm. Tôi lên chiếc máy bay tiếp theo, bay từ Berlin đến Nuremberg, và tôi nói với Taylor, “Thưa Đại tướng, chúng ta cần lập một phiên xét xử mới”.

Tuy nhiên, các phiên xét xử đã kết thúc, các công tố viên đã được giải tán. Tướng Taylor nói với Ferencz rằng thêm một phiên tòa là điều không thể.

Benjamin Ferencz: Và tôi bắt đầu la hét. Tôi nói, “Nhìn này, Tôi đã thu thập ở đây hàng loạt vụ giết người, giết người hàng loạt trên một quy mô vô song”. Và ông ấy nói: “Anh có thể làm điều này ngoài các công việc khác của anh?” Tôi trả lời: “Chắc chắn rồi!”, Ông ấy nói: “Được! Vậy anh hãy nhận vụ đó”.

CTV4

Và đây chính là cách Ben Ferencz 27 tuổi trở thành công tố viên chính của 22 chỉ huy Einsatzgruppen tại phiên xử số 9 tại Nuremberg.

Thẩm phán: Anh sẽ bào chữa cho bản án này như thế nào, có tội hay không có tội?

Bị cáo: [tiếng Đức]

Benjamin Ferencz: Câu trả lời mẫu thông thường. “Nicht schuldig” = Không có tội.

Thẩm phán: Có tội hay không có tội?

Bị cáo: Nicht schuldig.

Lesley Stahl: Tất cả họ đều nói không có tội.

Benjamin Ferencz: Cùng một câu, không có tội.

Tuy nhiên, Benjamin Ferencz biết họ có tội và có thể chứng minh điều đó. Không gọi từng nhân chứng riêng lẻ, ông nêu ra bằng chứng của từng bị cáo về những gì họ đã làm. Phụ lục 111: “Trong 10 tuần cuối, chúng tôi đã xử lý khoảng 55.000 người Do Thái”. Phụ lục 179, từ Kiev năm 1941: “Những người Do Thái tại thành phố đã được lệnh phải cống nạp chính họ…khoảng 34.000 báo cáo, bao gồm phụ nữ và trẻ em. Sau khi họ cởi quần áo và những đồ trang sức có giá trị, tất cả đều đã bị giết, trong khoảng vài ngày”. Phụ lục 84, từ Einsatzgruppen D tháng 3/1942: “Tổng số người hành hình đến nay là: 91.678”. Einsatzgruppen D là đơn vị của bị cáo có tên Ohlendorf. Anh ta không thừa nhận giết người – anh ta dám đứng đó để tuyên bố rằng những gì họ làm là để tự vệ.

Benjamin Ferencz: Hắn không hề xấu hổ về điều đó. Hắn tự hào về điều đó. Hắn làm theo những hướng dẫn của chính phủ.

Lesley Stahl: Ông đã hạ gục ông ta như thế nào?

Benjamin Ferencz: Chỉ một lần tôi muốn…thật sự. Một trong những bị cáo của tôi – hắn đứng lên và nói, “[tiếng Đức]”, nghĩa là “Cái gì? Người Do Thái bị bắn sao? Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy điều này”. Tôi cảm thấy, nếu tôi có một cái lưỡi lê, tôi sẽ nhảy lên, và xuyên thẳng cái lưỡi lê qua tai, để nó đâm sang tai bên kia hắn ta. Cô biết không? Cô hiểu chứ?

Lesley Stahl: Vâng.

Benjamin Ferencz: Con trai của một tên chó sói cái.

Lesley Stahl: Và ông đã có tên của ông ta?

Benjamin Ferencz: Và tôi đã có được nó – Tôi đã có được bản cáo trạng về những lần giết người của hắn. Cô biết không? Một con cừu non vô tội.

Lesley Stahl: Ông đã nhìn vào khuôn mặt của bị cáo?

Benjamin Ferencz: Khuôn mặt của bị cáo trống rỗng, trong suốt thời gian.

Lesley Stahl: Điều gì đã xảy ra với tâm trạng của ông lúc đó?

Benjamin Ferencz: Của tôi?

Lesley Stahl: Vâng.

Benjamin Ferencz: Tôi vẫn rối tung lên.

Lesley Stahl: Tới tận bây giờ?

Benjamin Ferencz: Tôi vẫn đang rối tung lên.

Tất cả 22 bị cáo đều bị kết tội, và 4 người trong số họ, bao gồm cả Ohlendorf, bị kết án tử hình – treo cổ. Ferencz nói rằng, mục đích của ông ngay từ lúc đầu là khẳng định luật pháp và ngăn chặn những hành vi phạm tội tương tự lần nữa.

Lesley Stahl: Ông từng gặp rất nhiều tội phạm chiến tranh, những người đã sống với mặt trái của chính họ, nếu không vậy theo ông họ chỉ là một công dân bình thường, thành đạt?

Benjamin Ferencz: Tất nhiên, là câu trả lời của tôi. Những người đàn ông này sẽ không bao giờ là kẻ giết người nếu không có chiến tranh. Đây là những người có thể đọc thơ Goethe, yêu Wagner và họ lịch sự.

Lesley Stahl: Điều gì khiến người ta biến thành một quái vật man rợ như vậy?

Benjamin Ferencz: Anh ta không phải là người man rợ. Anh ta chỉ là thông minh và yêu nước.

Lesley Stahl: Anh ta trở nên tàn bạo khi anh ta giết người.

Benjamin Ferencz: Không. Anh ấy có lòng yêu nước và đang hành động vì lợi ích đất nước mình.

Lesley Stahl: Ông không nghĩ rằng họ trở thành những sinh vật tàn ác cho dù đó là hành động?

Benjamin Ferencz: Cô có nghĩ rằng người đàn ông ném bom hạt nhân trên Hiroshima là một kẻ ác man? Bây giờ tôi sẽ nói cô biết một điều rất thâm thúy mà tôi đã học được sau nhiều năm. Chiến tranh khiến người ta mất hết thiện lương. Tất cả các cuộc chiến tranh. Tất cả những người tốt bụng.

Vì vậy Ferencz đã dành phần còn lại của cuộc đời mình ngăn cản chiến tranh và tội ác bằng cách thành lập tòa án Quốc tế Nuremburg. Ông đã ghi bàn thắng khi tòa án hình sự Quốc tế tại The Hague được thành lập vào năm 1998. Ông đã đưa ra lời kết luận cuối cùng trong phiên xét xử đầu tiên tại tòa.

Nếu họ nói với tôi họ muốn chiến tranh thay vì hòa bình, tôi không nói họ ngây thơ, tôi nói họ ngu ngốc.

Lesley Stahl: Bây giờ, ông đã sống ở đây được 50 năm, hoặc nhiều hơn. Chúng ta phạm tội diệt chủng từ thời gian đó.

Benjamin Ferencz: Đúng thế!

Lesley Stahl: Tại Campuchia?

Benjamin Ferencz: Đúng thời gian này, đúng thế!

Lesley Stahl: Đúng vào thời gian này tại Sudan?

Benjamin Ferencz: Vâng!

Lesley Stahl: Chúng ta đã có Rwanda, chúng ta có Bosnia. Ông không cảm nhận được vì ở quá xa.

Benjamin Ferencz: Vâng, đừng nói thế! Mọi người nản chí. Họ nên nhớ, từ tôi, phải can đảm không được nản lòng.

Lesley Stahl: Có ai đã từng nói rằng ông ngây thơ không?

Benjamin Ferencz: Tất nhiên rồi, một vài người bảo tôi điên.

Lesley Stahl: Ông có ngây thơ ở đây không?

CTV

Benjamin Ferencz: Ồ, nếu ngây thơ là yêu hòa bình thay vì chiến tranh, hãy chắc chắn rằng họ nói tôi ngây thơ. Bởi vì tôi muốn hòa bình thay vì chiến tranh. Nếu họ nói với tôi họ muốn chiến tranh thay vì hòa bình, tôi không cho rằng họ ngây thơ, tôi nói họ ngu ngốc. Ngu ngốc đến mức không thể tưởng tượng được khi đem những người trẻ ra ngoài giết những người trẻ mà họ thậm chí không biết, những người chưa bao giờ làm bất cứ điều gì hại ai, hay chính họ. Đó là hệ thống hiện tại. Tôi ngây thơ sao? Đó là điên rồ.

Ferencz là huyền thoại trong giới luật pháp quốc tế, và bây giờ cũng thế. Ông chưa bao giờ ngừng đẩy thông điệp của mình và ông đang quyên góp tiền tiết kiệm Quyền ngăn cản tội diệt chủng tại bảo tàng Holocaust. Ông nói, ông biết ơn cuộc đời vì đã sống ở đất nước này và đến lượt ông đền đáp.

Ngọc Sam biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

x