Điểm tên những ngôi chùa Thiền tông của Nhật Bản sở hữu kiến trúc cổ độc đáo

17/07/20, 08:59 Cuộc sống

Những ngôi chùa Thiền tông ở Nhật Bản, thường được biết đến là nơi thanh tịnh, đơn giản và tao nhã. Đây là nơi để con người có thể lui tới, tìm kiếm sự giác ngộ trong cuộc đời. Mỗi một thiết kế đều mang đậm nét văn hóa và ý nghĩa tâm linh, khiến du khách bước chân vào cảm thấy như đang được gột rửa tâm hồn. 

Khi nghe đến cụm từ “chùa Nhật Bản”, những hình ảnh nào chợt lóe lên trong tâm trí bạn? Liệu có phải là những chiếc mái ngói xanh được tô điểm bởi các đường viền hoặc khung gỗ tinh xảo? Hay một khu vườn khô ráo rộng lớn cho thấy được toàn bộ thế giới thông qua đá và cát? Hay chỉ đơn giản là một khung cửa sổ với các hình vuông hoặc tròn? Cũng có thể là hình ảnh của một cánh đồng có những chồi xanh dịu dàng, được tưới mát bởi những cơn mưa mùa xuân? Hay những chiếc lá đỏ rơi đầy khắp những ngọn núi mùa thu? 

Có lẽ, hình tượng về chùa Nhật Bản là một sự tổng hợp của toàn bộ những hình ảnh đó. Nhưng điều gắn kết lối kiến trúc đó với nhau hết thảy đều bắt nguồn từ Phật giáo.

Vào khoảng 1400 năm trước, kể từ khi Phật giáo từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản, đã len lỏi và thấm dần vào đời sống của người dân tại đất nước mặt trời mọc này. Từ quần áo, thức ăn, nhà ở cho đến văn hóa và quan niệm thẩm mỹ, đều chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Phật giáo rất sâu sắc, đặc biệt là trong những kiến trúc xây dựng chùa thờ của Nhật Bản.

Nhật Bản có gần 80.000 ngôi chùa, hầu hết những kiến trúc này đều nằm ở 3 thành phố cổ của quốc gia là Kyoto, Nara và Kamakura, với lối kiến trúc bắt nguồn từ thời Nam Bắc triều, và thời nhà Đường của Trung Quốc.

Dưới đây là 5 ngôi chùa Thiền tông mang đậm giá trị lịch sử của Nhật Bản:

1. Chùa Genko-an: Cánh cửa mở ra thế giới

Chùa Genko-an: Cánh cửa mở ra thế giới. (Ảnh: Shutterstock.com)

Để bước vào ngôi Chùa Genko-an thuộc phái Tào Động tông (là 1 trong 5 phái Thiền Phật giáo quan trọng của Ngũ gia thất tông – tức là Thiền chính tông của lịch sử Phật giáo Trung Quốc), du khách sẽ phải đi qua một con đường nhỏ với tấm bảng hiệu bằng gỗ không sơn mộc mạc, đơn giản.

Genko-an nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Kyoto. Mặc dù không phải là một ngôi chùa lớn, nhưng ngôi chùa lại sở hữu một đặc điểm kiến trúc khá đặc biệt: hai cửa sổ, một tròn và một vuông, đại diện cho các nguyên tắc cơ bản trong giáo lý Phật giáo.

“Cửa sổ mê muội” là hình vuông: tượng trưng cho ám ảnh tinh thần của con người và việc không thể tránh khỏi bốn điều: sinh, lão, bệnh, tử. 

“Cửa sổ giác ngộ” là hình tròn: tượng trưng cho Thiền, trí tuệ và thế gian. Khi nhìn qua những khung cửa này, nhiều người tự hỏi, liệu các nhà sư thiết kế ra chúng có lấy cảm hứng từ câu nói này của Trung Quốc hay không: “Bầu trời hình tròn, còn mặt đất hình vuông”.

“Cửa sổ mê muội” là hình vuông; “Cửa sổ giác ngộ” là hình tròn. (Ảnh: Shutterstock.com)

Nằm ở hai bên trái và phải của sảnh chính, những cửa sổ này trông như những cánh cửa để du khách có thể lựa chọn cho mình hướng đi riêng biệt. Và thông thường họ sẽ ngồi ngay trước những cửa sổ này mỗi khi đến đây.

Vào một ngày không gió, và tại khu vườn xinh đẹp bên ngoài, cỏ cây và thời gian như ngừng lại. Chỉ có tiếng chim hót líu lo, báo hiệu rằng thế gian vẫn đang diễn ra bình thường. Nếu tiếp tục chờ đợi, chúng ta sẽ cảm nhận được sự thay đổi giữa các mùa đang lặp đi lặp lại ngay trước mắt hệt như một cuộn phim. Đây là nơi để ta có thể ngồi xuống, nhắm mắt lại và trong một vài phút giây ngắn ngủi, gạt bỏ hết những ưu phiền, rắc rối của bản thân. 

2. Chùa Kiyomizu-dera

Kiyomizu-dera, nằm ở phía Đông thành phố Kyoto, được xếp vào báu vật quốc gia được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. (Ảnh: Shutterstock.com)

Để đến gần hơn với các vị thần, các công trình kiến trúc tôn giáo luôn tìm cách đưa chúng chạm đến bầu trời. Ví dụ như các nhà thờ bên Thiên chúa giáo, sở hữu lối kiến trúc cao chót vót, trong khi tại phương Đông, các đền chùa được chạm khắc, và xây dựng trực tiếp trên núi. Theo phong thủy, việc xây dựng chùa gần núi và nước là một tiêu chí vô cùng chuẩn mực. Một ví dụ tuyệt vời về điều này là Kiyomizu-dera, nằm ở phía Đông thành phố Kyoto, được xếp vào báu vật quốc gia được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Ngôi chùa được xây dựng không sử dụng bất kỳ cây đinh nào. (Ảnh: Shutterstock.com)

Tên gọi của ngôi chùa này có nghĩa là “dòng nước thuần khiết”, làm liên tưởng đến thác nước trên núi Otowa. Trong bài thơ nổi tiếng của Lý Bạch về thác núi Lư tại Lư Sơn, Trung Quốc, ông đã ví von dòng chảy của thác nước này là một dòng chảy cuồn cuộn. 

Mặc dù, Otowa không mang trong mình nét cuồn cuộn đó, nhưng lại nhẹ nhàng và êm dịu, đem lại sự tĩnh tâm mà các tín đồ luôn kiếm tìm. Dòng chảy được chia thành 3 nhánh đại diện cho: tuổi thọ, sức khỏe và trí tuệ. Tại chân thác, du khách có thể sử dụng thìa cán dài để nhấp một ngụm nước. Điều này được cho là có thể giúp tránh khỏi bệnh tật và tai họa.

Đặc trưng nổi tiếng nhất của ngôi chùa là sảnh chính được đỡ bằng các cột gỗ vững chắc hơn 400 năm tuổi. Ngôi chùa được xây dựng vô cùng khéo léo, và tỉ mỉ, một đặc tính vốn đã trở thành truyền thống của người Nhật Bản. Họ không hề sử dụng một chiếc đinh nào mà chỉ áp dụng lối gia công mộng âm dương (kỹ thuật lắp ráp mộng trên và mộng dưới của 2 thanh gỗ để kết nối chúng với nhau). Cách xây dựng này khiến ngôi chùa đủ vững chãi để chống chọi với động đất, đồng thời mang đến một vị trí đắc địa bao quát toàn bộ vẻ đẹp của thành phố Kyoto.

3. Chùa Kinkaku-ji: Khối kiến trúc vàng óng đẹp mắt

Chùa Kinkaku-ji: Khối kiến trúc vàng óng đẹp mắt. (Ảnh: Shutterstock.com)

Khi đến với ngôi chùa Kinkaku-ji nằm tại phía bắc thành phố Kyoto, tôi đã bị bấn loạn trước vẻ ngoài hào nhoáng, lộng lẫy của nó. Không giống như hầu hết các ngôi chùa tại Nhật Bản, Kinkaku-ji là một công trình kiến trúc mang vẻ đẹp vô cùng ấn tượng. Đúng như tên gọi của nó, hai tầng trên của ngôi chùa được phủ một lớp vàng óng lấp lánh soi bóng xuống mặt ao Kyoko-chi.

Người sở hữu ban đầu của ngôi chùa này là một gia đình quý tộc Nhật Bản thời Kamakura, ngôi chùa đã từng bị thiêu rụi và tái kiến trúc lại nhiều lần trong suốt 6 thế kỷ qua. 

Mỗi một tầng của chùa Kinkaku-ji là đại diện cho một phong cách kiến trúc khác nhau. Tầng một được làm theo phong cách shinden-zukuri (phong cách cung điện), bên trong có đặt một bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đeo vương miện. Phía Tây có một gian lều nối thẳng ra ao. Tầng thứ hai được xây dựng theo lối kiến trúc Phật giáo phong cách Nhật Bản với các cửa sổ mắt cáo để thờ phụng bồ tát Quán Âm. Tầng thứ ba là nơi để thờ phụng ba vị Phật. Phần nóc chùa là lối kiến trúc của Thiền tông nhà Đường, với hình ảnh một con phượng hoàng vàng óng tượng trưng cho điều tốt lành. 

Chi tiết kiến trúc phong cách nhà Đường (trái); Hình tượng phượng hoàng dát vàng trên nóc chùa Kinkaku-ji (phải). (Ảnh: Shutterstock.com)

Lịch sử của ngôi chùa có phần tương đồng với lịch sử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cả hai đều ra đời trong gia đình hoàng gia, nhưng sau cùng đã từ bỏ nhân thế để hướng tới sự giác ngộ. Có lẽ sắc vàng chính là dùng để thể hiện sự chuyển đổi này. 

Cuộc đời là một chốc thoáng qua, sự giàu có và danh vọng rồi cũng sẽ hóa thành hư vô. Mặc dù vương triều thời đó đã qua đi từ lâu, nhưng sảnh Phật giáo vẫn còn được lưu giữ lại và tỏa sáng cho đến ngày nay. Điều đọng lại là niềm vui vô bờ sau chuyến thăm ngôi chùa vàng này.

4. Chùa Daitoku với bạt ngàn cây cỏ vườn tược

 Đền Daitoku-ji vào thế kỷ 14 thanh tao như một bức tranh phong cảnh. (Ảnh: Shutterstock.com)

Tôi quyết định tới chùa Daitoku vì nỗi nhớ tuổi thơ của mình. Đây là một ngôi chùa nơi Thiền sư Nhất Hưu Tông Thuần là tu viện trưởng, số thư pháp mà thầy viết vẫn còn được bảo tồn tại đây. 

Giống như nhiều tu viện Nhật Bản khác, chùa Daitoku đã bị hư hại trong giai đoạn chiến tranh và được tái xây dựng. Trong bản kiến trúc hiện nay, chùa gồm có 21 tháp trưng bày kiến trúc Thiền tông thời Muromachi. Và điểm đặc trưng nhất của ngôi chùa là khuôn viên các khu vườn “khô” ấn tượng. 

Sở dĩ được gọi là vườn “khô”, bởi những khu vườn này không có dòng nước chảy qua, thậm chí cây cỏ cũng chỉ là những cây không ra hoa. Cảnh quan toàn sử dụng cát trắng và đá, nhưng chính lối kiến trúc này lại khơi gợi một cảm giác mạnh mẽ đến người xem, khiến khách du lịch vẫn cảm nhận được dòng chảy và sức sống của núi và sông.

Tháp chùa nổi tiếng nhất tại chùa Daitoku là tháp chùa Daisenin, được xây dựng bởi thiền sư Kogaku Soko, thời kỳ Edo. Ngọn tháp mang nét thanh tao như một bức tranh phong cảnh thời Tống, nó không hề tồn tại cô lập mà được bao quanh một cách tự nhiên bởi ngôi chùa chính.

Khu vườn có thiết kế những đường cát giả nước sông, dần dần lan rộng từ trong ra ngoài, tượng trưng cho cuộc hành trình của đời người từ khi còn trẻ đến lúc về già. Còn những tảng đá rải rác thì tượng trưng cho sự đau khổ mà con người gặp phải trong cuộc hành trình đó. 

Những tảng đá tượng trưng cho sự đau khổ, và đường cát giả nước sông tượng trưng cho cuộc hành trình của đời người từ khi còn trẻ đến lúc về già. (Ảnh: Shutterstock.com)

Mỗi ngày, những dòng cát giả nước ấy sẽ bị mưa gió làm thay đổi, và cuối cùng chúng hợp nhất lại thành một rải sỏi đá trắng bằng phẳng, tượng trưng cho sự sống đời người khi này đã tan vào hư vô. Vẻ đẹp của khu vườn nằm ở chỗ, nó cho thấy những triết lý về tính hữu hạn của cuộc đời và vòng luân hồi của cõi đàng và chữ Đạo. 

5. Chùa Toshodai-ji: Cha đẻ của Phật giáo tại Nhật Bản

Chùa Toshodai-ji: Cha đẻ của Phật giáo tại Nhật Bản. (Ảnh: Shutterstock.com)

Có hai nhà sư rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc là Huyền Trang, người đã mang Kinh điển Phật giáo từ Ấn Độ đến Trung Quốc, và Giám Chân, người đã đưa Kinh điển Phật giáo đến Nhật Bản.

Giám Chân được mời đi thuyết giảng Phật giáo tại Nhật Bản. Chuyến đi biển của ông tuy ngắn nhưng rất nguy hiểm, khiến vị sư này phải thực hiện đến 6 lần trong suốt 11 năm mới thành công. Ông đã phải trải qua rất nhiều cửa ải gian khổ, thậm chí bị nhiễm trùng khiến cặp mắt mù lòa. 

Khi Giám Chân dẫn dắt các môn đệ theo sau mình vào đến thành phố Kyoto, thì Nhật hoàng lúc bấy giờ rất vui mừng phong chức Truyền Đăng Đại Pháp sư cho ông tại ngôi chùa hoàng gia Todai-ji. Tuy nhiên, 2 năm sau, ông đã rời khỏi ngôi chùa hùng vĩ ấy để xây dựng lên một ngôi chùa Phật giáo mới bên ngoài Kyoto mang tên Toshodai-ji.

Chùa Toshodai-ji (phải) và tượng của sư Giám Chân (trái). (Ảnh: Shutterstock.com)

Toshodai-ji là công trình kiến trúc lớn và đẹp nhất thời đại Tenpyo. Những bức tường trắng như tuyết, đồ gỗ tối màu, cùng một không gian bình yên bao trùm, điều này gợi cho tôi cảm giác như mình đang đứng vào giai đoạn nhà Đường. 

Khu Sảnh Vàng Truyền thống (The Classic Golden Hall) làm gợi nhớ đến Đại sảnh Đông của Chùa Phật Quang tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Đáng tiếc rằng, khi được tu sửa lại vào 300 năm trước, sự khéo léo trong lối kiến trúc thời nhà Đường đã bị mai một tại Nhật Bản, khiến cho phần mái của khu Sảnh bị nâng lên bất cân xứng và bị gọi là “Sảnh đầu to”. 

Ngoài ra, nếu du khách chọn được thời điểm thích hợp, sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng Giám Chân sơn mài khô nguyên gốc, được trưng bày duy nhất một ngày trong năm. Còn vào những ngày khác, bức tượng này chỉ được trưng bày bản sao chép. Bức tượng được làm ra trước khi sư Giám Chân qua đời và trông giống hệt như thật, đến mức khách xem gần như cảm nhận được hơi thở của vị sư, như thể ngài chuẩn bị có một cuộc trò chuyện xuyên thời gian và không gian với họ. 

Tác giả: Nina Martyris

Chúc Di (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x