“Địa Mẫu Kinh” dự đoán về thảm họa lũ lụt của Trung Quốc năm 2020

01/07/20, 15:48 Tiên Tri

Nhiều lời tiên tri trong quá khứ đều nói rằng năm Canh Tý 2020 sẽ là khởi đầu của đại kiếp nạn. Trong xã hội nông nghiệp trước đây, mỗi gia đình đều có một cuốn Hoàng lịch (lịch Âm), trong đó có chứa những dự ngôn như thơ dự ngôn “Địa Mẫu kinh”, còn được gọi là “Hoàng đế Địa mẫu kinh”. Kể từ đầu tháng 6, mưa lớn đã gây ra ngập lụt trên khắp Trung Quốc, điều này dường như đã ứng nghiệm với những lời tiên tri trong Địa Mẫu Kinh.

Vào ngày 10 tháng 6 năm 2020, miền nam Trung Quốc đã bị ngập lụt bởi mưa lớn. (Ảnh: Getty Images)

Dự ngôn năm 2020, Trung Quốc sẽ xuất hiện thảm họa lũ lụt

“Địa Mẫu Kinh” được sắp xếp tuần tự theo 12 con giáp, mỗi năm đều có một bài thơ, một quẻ, chủ yếu dự báo tình hình mùa màng canh tác và đề cập đến thời vận trong năm. Địa Mẫu Kinh không chỉ báo trước về dịch bệnh vào năm 2020, mà còn cảnh báo về lũ lụt và nạn đói. Lời thơ và quẻ bói như sau:

Lời thơ viết

“Thái tuế canh tử niên, nhân dân đa bạo tốt.

Xuân hạ thủy yêm lưu, thu đông đa cơ khát.

Cao điền do cập bán, vãn đạo vô khả cát.

Tần hoài túc lưu đãng, ngô sở đa kiếp đoạt.

Tang diệp tu hậu tiện, tàm nương tình bất duyệt.

Kiến tàm bất kiến ti, đồ lao dụng tâm thiết.”

Quẻ viết

“Thử háo xuất đầu niên, cao đê đa thiên pha,

Cánh khán tam đông lý, sơn đầu khởi mộ điền”

Câu thơ mở đầu “Thái tuế canh tử niên, nhân dân đa bạo tốt” chỉ niên vận của cả năm Canh Tý 2020: nhiều người sẽ chết đột ngột; nửa sau của quẻ bói “Cánh khán tam đông lý, sơn đầu khởi mộ điền” dự đoán số lượng người chết sẽ rất nhiều. 

Nguyên nhân gây thảm họa là gì?

“Địa Mẫu Kinh” nói rằng là “Xuân hạ thuỷ yêm lưu”, “thu đông đa cơ khát” “thử háo xuất đầu niên”, nghĩa là lũ lụt xảy ra vào mùa xuân và mùa hè, nạn đói, hạn hán xảy ra vào mùa thu, bệnh dịch hạch xảy ra vào mùa đông. Trước mắt ngoài bệnh dịch hạch như đã dự đoán ra, thì còn có virus Vũ Hán nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Trong nửa đầu năm 2020, tâm điểm của sự quan tâm và lo lắng của mọi người là virus Vũ Hán. Vào mùa mưa, dịch bệnh vốn chưa thuyên giảm lại càng trầm trọng hơn, đồng thời, dấu hiệu của những cơn mưa lớn đang gia tăng. 

Theo tin tức vào ngày 24/6, đã có 5 đợt mưa lớn ở Trung Quốc đại lục kể từ tháng 6, gây ảnh hưởng đến 11,22 triệu người và 861 nghìn ha diện tích hoa màu. Từ giữa tháng 6, vành đai mưa rõ ràng đã tiến từ phía Nam đến các nơi khác như Giang Nam, Giang Hoài, Hoàng Hoài… Bắt đầu từ ngày 20/6, từ Quý Châu đến giữa và hạ lưu sông Dương Tử đã đón những cơn mưa lớn nhất kể từ mùa mưa lũ năm nay.

Vào ngày 23/6, cầu Đồng Hoa ở thị trấn An Ổn, quận Kỳ Giang, Trùng Khánh, bị nước lũ nhấn chìm. (Ảnh do người được phỏng vấn cung cấp)

Hiện tại, thảm họa lũ lụt đã xảy ra ở các nơi như Quý Châu, Trùng Khánh thuộc thượng nguồn sông Dương Tử. Một nhánh của sông Dương Tử bắt nguồn từ Quý Châu, đoạn chảy qua Kỳ Giang, Trùng Khánh, đã xuất hiện “trận lũ lụt lịch sử trong 80 năm”, mực nước vượt quá 5 mét so với mức kiểm soát lũ cao nhất của đê (200,51 mét).

Mùa mưa lũ ở Vũ Hán – vùng trung lưu sông Dương Tử, thông thường là vào tháng 7, tháng 8. Hiện tại, mùa mưa lũ vẫn chưa đến, nhưng mực nước đã vượt qua đê và nước lũ đang kéo về phía khu vực đô thị. 

Có 680 hồ chứa ở tỉnh Hồ Bắc đã có mực nước vượt quá giới hạn lũ, lũ lụt đã xảy ra ở nhiều nơi. Được biết những ngày tiếp theo, mưa thậm chí còn dữ dội hơn.

Theo dự báo của Trạm Khí tượng Trung ương Đại lục, sẽ có mưa lớn liên tục trong khoảng mười ngày ở trung và hạ lưu sông Dương Tử. Vào ngày 27/6, nước lũ đã tràn vào thành phố Nghi Xương và khiến cho mọi người rất lo lắng. 

Vào ngày 22/6, Trùng Khánh mưa như trút nước, phía chính quyền cho hay, lưu vực sông Kỳ Giang được dự báo ​​sẽ trải qua trận lụt lớn nhất kể từ năm 1940 trong vòng 8 giờ tới. (Ảnh chụp màn hình video)

Trọng tâm của vùng lũ

Xem lại dự ngôn về thảm họa năm 2020 trong “Địa Mẫu Kinh”, “Xuân hạ thuỷ yêm lưu”, “thu đông đa cơ khát”“thử háo xuất đầu niên”, trong đó lũ lụt và nạn đói chiếm phần lớn, cảnh báo mọi người không nên coi nhẹ xem thường. Đâu là khu vực bị ảnh hưởng của lũ lụt nặng nhất? “Địa Mẫu Kinh” đã cảnh báo trước “Tần Hoài túc lưu đãng, Ngô Sở đa kiếp đoạt.”

“Tần Hoài” dùng để chỉ khu vực Tần Lĩnh và Hoài Hà (sông Tần Hoài ở Nam Kinh được gọi là Long Tàng Phố vào thời cổ đại), là ranh giới phân chia giữa sông Hoàng Hà và Dương Tử, còn từ Tần Lĩnh về phía Nam là lưu vực của sông Dương Tử. 

Tần Lĩnh đi qua miền trung Trung Quốc đại lục, từ Cam Túc, Thiểm Tây và phía Đông đến Hà Nam, được mệnh danh là long mạch của văn hóa Hoa Hạ, các nhánh sông Dương Tử len lỏi giữa các khe núi. Hoài Hà chảy qua bốn tỉnh: Hồ Bắc, Hà Nam, An Huy, Giang Tô. Lưu vực sông Hoài Hà có mật độ dân cư đông đúc và có tỷ lệ đất canh tác cao.

“Ngô Sở” ở đây là chỉ vùng đất nước Ngô, nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc, bao gồm các khu vực trung và hạ lưu của sông Dương Tử. Vùng đất Tần Hoài và Ngô Sở cũng là khu vực trọng điểm của Trung Quốc đại lục, quê hương của cá và gạo, thủ đô của công nghiệp, cũng là nơi dân cư đông đúc. 

Vùng trung lưu và hạ lưu của sông Dương Tử chảy qua tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy,  Giang Tô và Thượng Hải, tập trung hơn 500 triệu người. Lượng mưa lớn bất thường kể từ tháng 6 đã khiến nhiều vùng đất canh tác chịu thiệt hại nặng nề, có thể dự đoán trước được tình hình mùa màng thất bát vào nửa cuối năm nay. 

Đồng thời, nạn châu chấu và sâu bệnh mùa thu cũng gây thiệt hại thường xuyên cho các vụ mùa. Những hiện tượng trước mắt rất trùng hợp với lời cảnh báo trong “Địa Mẫu Kinh”: “Cao điền do cập bán, vãn đạo vô khả cát”. Vấn đề vẫn chưa được tháo gỡ, hiện nay khu vực rộng lớn này là “bóng đen” nguy hiểm đang dần dần bao phủ lên đập Tam Hiệp.

Khi Dự án Tam Hiệp được Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo ĐCSTQ cưỡng chế khởi công, mọi người đều cảm thấy hoài nghi. Sau khi khởi công đã “kéo theo” vô số thảm họa thiên nhiên liên tiếp, đây là công trình bị chỉ trích là hại nước hại dân nhất. (Ảnh: Getty Images)

Năm 2003, khi đập Tam Hiệp bắt đầu đi vào vận hành, truyền thông ĐCSTQ tuyên truyền rằng con đập này “vững như thành đồng, có thể chịu trận lũ ‘vạn năm có một'”. Năm 2007, chỉ bốn năm sau, truyền thông ĐCSTQ đã “cải chính” lại rằng con đập có thể ngăn chặn được “trận lũ nghìn năm có một”. Chỉ một năm sau, cái gọi là “tuổi thọ” ngăn lũ của con đập mà ĐCSTQ tung hô đã bị “rút” xuống một phần mười, nghĩa là con đập “có thể chịu được một trận lũ ‘trăm năm có một'”. 

Năm 2010, hai năm sau, chính quyền ĐCSTQ đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của họ và nói: “Không thể hoàn toàn đặt kỳ vọng vào đập Tam Hiệp”. Những lời nói dối như đập Tam Hiệp “vững chắc như thành đồng” dù nó được xây dựng “chòng chành” trên sông Dương Tử, được tuyên truyền rầm rộ để lừa bịp đại đa số người dân Trung Quốc, trên thực tế đó chỉ là “công trình thể diện” không màng đến tính mạng con người.

Trung Quốc cổ đại có câu “hữu hà hoạn, vô giang hoạn”, con người mà quấy nhiễu, sẽ gánh hậu họa khôn lường

Trung Quốc cổ đại có câu “hữu hà hoạn, vô giang hoạn”, hình ảnh đập Tam Điệp trên sông Dương Tử. (Ảnh: Fotolia)

Sông Dương Tử còn được gọi là Đại Giang, Trường Giang, chảy xuyên suốt qua ngàn năm lịch sử, dòng nước mênh mông, xanh biếc hững hờ trôi, đây là huyết mạch đầu tiên thai nghén nên mảnh đất Trung Hoa đại địa đời đời bất diệt. 

Sông Dương Tử không gặp phải các vấn đề trị thủy như vỡ đê điều giống như sông Hoàng Hà, do đó, Trung Quốc cổ đại mới có câu nói “hữu hà hoạn, vô giang hoạn”. Các công trình trị thủy thời cổ đại thường đề cập đến lưu vực sông Hoàng Hà và sông Hoài Hà. Cho đến vài thập kỷ qua, lưu vực sông Dương Tử bắt đầu có lũ lụt lớn. 

Theo thống kê, trận lũ lụt lớn nhất ở sông Dương Tử trong một trăm năm qua xảy ra vào năm 1954, gây ảnh hưởng đến 18,88 triệu dân và hơn 30.000 người chết, tuyến đường sắt Kinh Quảng mất hơn 100 ngày vẫn chưa trở lại hoạt động bình thường.

Trước kia, lý do chính gây ra thảm họa lũ lụt nghiêm trọng ở hạ lưu sông Dương Tử là do các “đỉnh” lũ quá lớn, vượt quá khả năng xả của các kênh trên sông Dương Tử. Ngoài dòng chảy chính của sông Dương Tử, các nhánh chính cũng có một lượng nước lớn. 

Nếu lũ lụt xảy ra ở nhánh chính, thì quy mô cũng vô cùng lớn, cho dù là chỉ xảy ra đơn độc ở một nhánh nào đó, cũng có thể tạo thành lũ lụt mang “tính khu vực”, nếu lũ lụt xảy ra đồng thời với dòng chảy chính, nước ồ ạt dâng lên, thì sẽ tạo ra một trận đại hồng thủy có sức càn quét khủng khiếp. Nếu khả năng kiểm soát lũ và xả lũ của thiên nhiên bị xáo trộn bởi các yếu tố con người, tình hình thảm họa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. 

Kể từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh, các khu rừng ở khu vực miền núi của thượng nguồn sông Dương Tử đã giảm dần. Trong vài thập kỷ qua, các khu rừng đã bị suy giảm rất nhiều. Diện tích rừng bị suy giảm khiến khả năng giữ đất và nước cũng yếu đi, khi gặp mưa lớn dễ gây ra lũ lụt. 

Mật độ dân số ở vùng trung và hạ lưu rất đông đúc, những hành động lấn chiếm hồ như: khoanh hồ làm vườn, chiếm hồ làm ruộng, lấp hồ đắp nền… làm suy yếu khả năng kiểm soát lũ một cách tự nhiên của sông Dương Tử. Ngoài ra, việc xây dựng đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử đã cản trở khả năng điều tiết dòng xả lũ tự nhiên của sông Dương Tử. Lũ lụt ở khu vực thượng nguồn rõ ràng đã tăng lên. 

Các chuyên gia cho rằng, khả năng kiểm soát lũ của Dự án Tam Hiệp là vô cùng hạn chế vì dung tích hồ kiểm soát lũ của nó nhỏ hơn nhiều so với tổng lượng lũ trong mùa lũ chính, khi sông Dương Tử có lượng nước lớn, hồ chứa không những không ngăn được lũ lụt, nếu không thoát nước kịp thời còn gây ra nguy cơ tràn đê, vỡ đê. 

Hình ảnh cho thấy đập Tam Hiệp mở cửa xả lũ. (Ảnh: Getty Images)

Điều đó có nghĩa là, đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử không những không có khả năng giải quyết vấn đề lũ lụt ở sông Dương Tử, mà còn tiềm tàng nguy cơ tràn đê, vỡ đê. Và hậu quả của việc phá hủy nghiêm trọng hệ sinh thái đã dẫn đến những thảm họa bất ngờ. 

Các chuyên gia kỹ thuật của đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử đã tiết lộ, sau khi hoàn thành Đập Tam Hiệp, các trận lở đất, sụt lún và thảm họa động đất đã xảy ra ở toàn bộ khu vực hồ chứa và các khu vực xung quanh, khiến tình trạng lũ lụt ở thượng nguồn sông Dương Tử trở nên trầm trọng, giống như trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử 80 năm qua trên sông Kỳ Giang, là sự thật đã được chứng minh trong những năm gần đây. 

Thành phố Nghi Xương, Hồ Bắc, nằm ở hạ lưu đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử, đã trải qua trận mưa lớn vào ngày 27/6 và bị ngập úng nghiêm trọng, chính quyền đã ban bố mức báo động đỏ. (Ảnh chụp màn hình video)

Kể từ tháng 6, nhiều tỉnh ở Trung Quốc đại lục đã trải qua lũ lụt bất thường. Mùa lũ của sông Dương Tử chưa đến, nhưng lũ lụt đã xảy ra ở các nhánh sông và dòng chảy chính. Đập Tam Hiệp không có khả năng kiểm soát lũ và việc xả lũ quy mô lớn mà không có cảnh báo đã gây ra những thảm họa nghiêm trọng ở khu vực trung và hạ lưu. 

Đánh giá từ tình hình hiện tại, xu thế lũ lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc đại lục vào năm 2020 trùng hợp với thảm họa lũ lụt được dự đoán trong “Địa Mẫu Kinh”. Hậu quả mà “Địa Mẫu Kinh” nhắc đến “Cánh khán tam đông lý, sơn đầu khởi mộ điền”, mọi người cũng không thể không nhìn vào sự thật.

Bây giờ các thảm họa ở Trung Quốc đâu đâu cũng có, mọi người đi đâu để được an toàn? Cuốn sách cổ “Thượng thư – thương thu” nói “Duy thiên hữu vu nhất đức”, còn cuốn  “Dịch” có viết “Tự thiên hữu chi cát vô bất lợi”, cả hai câu trên đều muốn nói với mọi người rằng, con đường an toàn thực sự nằm trong đức hạnh thuần khiết của một người. Làm người hay làm bất kỳ việc gì, hãy đi theo con đường chính đạo, con đường thiện lành, hợp với lẽ trời, như vậy mới được thần linh phù hộ, đó cũng chính là con đường an toàn nhất.

ĐCSTQ dựa vào chủ nghĩa vô thần mà chiến đấu chống lại thế giới. Những gì họ làm là hoàn toàn ngược với lẽ trời, chế độ chuyên chế độc tài xấu xa ngông cuồng hại nước hại dân, hại cả  thế giới. Họ vi phạm hoàn toàn giá trị thiện lương mà con người đã được ông trời chỉ dẫn; nhân loại chỉ có tránh xa họ thì mới không bị họ làm tổn hại và liên lụy, mới có thể trở về mảnh đất đầy phúc khí được ông trời phù hộ.

Lời tiên tri cảnh báo tương lai, chủ yếu là khiến mọi người nhận ra sự thật, kịp thời tìm ra lối thoát an toàn.

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x