Đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai không được Quốc Hội chấp nhận

17/06/19, 08:10 Việt Nam

Quốc hội biểu quyết thông qua luật Giáo dục (sửa đổi) sau 3 quy trình 3 kỳ thảo luận tại cơ quan lập pháp cao nhất. Tuy nhiên, đề xuất quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai lại không được chấp nhận.

Một tiết học tiếng Anh theo phương pháp mới được áp dụng tại TPHCM. (Ảnh qua dantri)

Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề: ‘Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam’ diễn ra ở Đà Nẵng vào ngày 29/11/2018, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam.

Tuy nhiên vào sáng 14/6, đề xuất của Bộ Trưởng Hùng không được UB Thường vụ Quốc hội chấp nhận bởi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ và Bộ tôn trọng sự lựa chọn của người học để họ có thể chọn những ngôn ngữ khác nhau.

Quốc hội giải trình, theo quy định của Hiến pháp 2013 ‘Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình…

Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp’ và hiện chưa có quy định về ngôn ngữ thứ hai.

Tiếng Anh được các bậc phụ huynh ưu tiên cho con học thêm. (Ảnh qua dkn)

Trao đổi phóng viên, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh – Giám đốc Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục, Phó Chủ tịch Đảm bảo chất lượng giáo dục, Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng nhận định:

“Từ trước tới giờ tôi vẫn giữ quan điểm nên chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam. Nhưng tôi cũng hiểu vì sao Quốc Hội chưa thông qua luật công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

Bởi vì Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, ngoài người Việt còn có người Hoa, và những cộng đồng khá lớn khác như Khmer, Chăm, họ đều có ngôn ngữ của họ, và cho đến nay chưa có chính sách rõ ràng về ngôn ngữ của các dân tộc.”

Riêng nhà ngôn ngữ học, Phó giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Dũng lại cho rằng, nếu Việt Nam muốn hội nhập vào thế giới, trở thành một phần của thế giới thì cần phải coi trọng tiếng Anh.

Bởi tiếng Anh hiện nay được xem là ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất, là ngôn ngữ chính thức của các tổ chức quốc tế về chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, quân sự như Liên hiệp quốc, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái bình dương (APEC), Hiệp hội các nước Đông-Nam Á (ASEAN)…

Cũng trong ngày này (14/6), Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật Giáo dục sửa đổi, với nhiều nội dung được điều chỉnh…

Trao đổi với phóng viên, ông Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội cho biết,  UB Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý Điều 2 quy định về mục tiêu giáo dục.

Riêng về giáo dục phổ thông, có ý kiến đề nghị giảm bớt số lượng môn học nhằm giảm tải chương trình học và giảm áp lực cho học sinh. Về sách giáo khoa, có ý kiến đề nghị quy định sách giáo khoa  phải được sử dụng ổn định, lâu dài.

Bên cạnh đó cũng có ý kiến đề nghị giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa hoặc đề nghị giao thẩm quyền cho Chính phủ, Thủ tướng thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định sách.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Điều 32 dự thảo Luật đã được chỉnh lý cho phù hợp với quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Dự thảo luật cũng được tiếp thu, chỉnh lý các quy định liên quan đến phương pháp giảng dạy để thể hiện tình thần dạy lấy người học là trung tâm, tôn trọng sự khác biệt (các Điều 7, 24, 30, 43).

Vũ Tuấn (t/h)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x