Dấu vết nơi ở của người dưới lòng đất
Dưới lòng đất có thể có một nền văn minh rất cổ xưa, và con người đã nhiều lần phát hiện ra những dấu vết mà họ để lại.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Heber – một người lính quân đội Hoa Kỳ đã bị tách khỏi đồng đội của mình trong một trận chiến với quân Nhật, anh bị mắc kẹt trong khu rừng ở Miến Điện. Một ngày nọ, anh vô tình tìm thấy một hang động bị che khuất bởi một tảng đá lớn trong rừng.
Heber tò mò bước vào trong hang và vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện bên trong hang không phải là bóng tối sâu thẳm, thay vào đó, nó được chiếu sáng bởi các nguồn ánh sáng nhân tạo, như thể ban ngày. Chính giữa hang động có một thành phố dưới lòng đất. Sau đó, Heber vô tình bị sinh vật hình người bắt gặp và bị giam cầm trong 4 năm trước khi anh tìm cách trốn thoát thành công. Heber cho biết thành phố dưới lòng đất này có 7 đường hầm dẫn lên bề mặt nằm rải rác trên khắp thế giới.
Vào tháng 1/1968, nhóm thám hiểm của công ty dầu khí TG của Mỹ đã đào sâu 270m dưới lòng đất trong một hang động lớn ở phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ, phát hiện một đường hầm bằng đá nằm sâu dưới lòng đất, chiều cao của đường hầm từ 4 đến 5m, tường và trần nhẵn sáng, có dấu vết nhân tạo rõ ràng. Bên trong là một hang động dạng mạng nhện, giống như một mê cung phức tạp đan xen.
Gần Long Cung ở huyện An Thuận, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, có một hang động ở lưng chừng núi, phát ra ánh sáng mạnh, chùm tia sáng hình thùng có đường kính khoảng 4m, chiếu qua cánh đồng 500m, bắn thẳng sang sườn đồi đối diện, chiếu sáng thôn làng đồng ruộng xung quanh hàng mấy phút. Hang động ở lưng chừng núi này là một địa điểm nổi tiếng đối với người dân địa phương, không có gì bên trong hang động nhưng nó lại phát ra thứ ánh sáng bí ẩn.
Vào năm 1916, nhà địa lý học Beroshinov đã trình bày một báo cáo, trong đó đề cập đến việc phát hiện ra một số đường hầm dưới lòng đất ở dãy núi Altai, kéo dài từ miền Nam Mông Cổ đến sa mạc Gobi, có thể là lối vào vương quốc của nền văn minh dưới lòng đất.
Tử Vi (Theo Vision Times)