Đập Tam Hiệp gây tội lớn, 2 nhân vật quyết định xây đập cùng gặp ác mộng kinh hoàng

13/10/20, 17:58 Trung Quốc

Từ khi được xây dựng, đập Tam Hiệp đã gây ra biết bao thảm họa cho người dân Trung Quốc, từ việc hàng triệu người phải di dời chỗ ở, gây lũ lụt nghiêm trọng, động đất thường xuyên, đến suy giảm hệ sinh thái… Tội nghiệp chồng chất, 2 nhân vật quyết định xây đập là ông Giang Trạch Dân và Phan Gia Tranh đã gặp phải ác mộng kinh hoàng tương tự vì quyết định này.

Ông Giang Trạch Dân (trái) và Phan Gia Tranh (phải) đã gặp ác mộng tương tự vì quyết định xây đập Tam Hiệp. (Ảnh: t/h)

Sông Hoàng Hà và Trường Giang là biểu tượng long mạch của dân tộc Trung Hoa, do đó người Trung Quốc còn được gọi là con cháu của rồng. Đập Tam Hiệp được khởi công xây dựng vào tháng 12/1994 và hoàn thành vào cuối năm 2009, kéo dài 15 năm. Việc xây đập ở trung lưu sông Trường Giang không khác gì chặn ngang eo rồng, không chỉ làm hại bách tính, tàn phá tự nhiên, mà còn gây bao tội nghiệp thiên cổ khôn lường.

Đập Tam Hiệp tạo tội nghiệp thiên cổ, Phan Gia Tranh gặp ác mộng xuống địa ngục

Phan Gia Tranh, kỹ sư thiết kế chính của đập Tam Hiệp, đồng thời là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cũng hiểu rất rõ tính nguy hại của Dự án Đập Tam Hiệp. Ông từng liệt kê “20 tội danh” của Dự án Đập Tam Hiệp và cho rằng không nên xây dựng nó vì: Làm ngập lượng lớn đất đai và cây rừng; động chạm đến quyền lợi của người dân, buộc họ phải di dời chỗ ở; dễ gây động đất; làm ngập nhiều di tích văn hóa; khiến chất lượng nước suy giảm, cản trở giao thông đường thủy; có nguy cơ vỡ đập,…

Sau khi tham gia xây dựng công trình, chính Phan Gia Tranh cũng phải trải qua cảnh di dời chỗ ở. Ông từng viết: “Ở đó quả thật giống như đêm trước của một đại dịch, hoặc một trận chiến lớn, khắp nơi ngổn ngang, lộn xộn, hoang tàn”. Ông cũng từng thú nhận: “Chúng tôi thực sự rất xin lỗi những người phải di dời chỗ ở”.

Ông Phan Gia Tranh, kỹ sư thiết kế chính của đập Tam Hiệp. (Ảnh qua cas.cn)

Tội nghiệp không chỉ có vậy. Trong quá trình khởi động dự án đập Tam Hiệp còn ẩn giấu rất nhiều mưu mô đấu tranh chính trị, giao dịch tiền bạc và quyền lực bất chính, hậu quả để lại chẳng khác nào một thanh kiếm sắc treo trên đầu người dân lưu vực sông Trường Giang.

Tuy nhiên trong báo cáo đánh giá Đập Tam Hiệp năm đó, ông Phan vẫn tuyên bố công trình Đập Tam Hiệp là “một bức thành thép trên sông Trường Giang, chất lượng rất tốt, vạn năm không đổ”.

Phan Gia Tranh qua đời vào ngày 13/7/2012. Ông từng miêu tả cơn ác mộng của mình trong cuốn “Giấc mộng Tam Hiệp”. Ông mơ thấy bản thân bị xét xử tại “Tòa án Môi trường Sinh thái Quốc tế” và bị kết án “trục xuất khỏi nhân gian, vĩnh viễn đọa vào đường quỷ, bị đày xuống âm tào địa phủ, chịu nỗi thống khổ lăng trì” vì đã chủ trì thiết kế và xây dựng đập Tam Hiệp.

Theo Phật gia, con người có lục đạo luân hồi, tất cả tội nghiệp đã tạo ở kiếp người đều sẽ phải thanh toán từng cái một sau khi chết. Cơn ác mộng của Phan Gia Tranh có thể là điềm báo về số phận của ông sau khi chết. Phải chăng ông vì sợ báo ứng, cảm thấy tội nghiệp nặng nề nên mới tiết lộ ác mộng này?

Nguyên thần ly thể xuống địa ngục chứng kiến nhân quả báo ứng
Cảnh báo ứng dưới Địa ngục. (Tranh minh họa: kknews)

Là một học giả và chuyên gia, Phan Gia Tranh đã đưa ra những phán đoán chính xác ngay từ đầu, thậm chí còn đề xuất 20 mối nguy hại của đập Tam Hiệp. Nhưng đáng tiếc là thân phận đảng viên đã khiến ông bỏ qua lương tâm mình.

Ở Trung Quốc đại lục, rất nhiều người đều từng bị những chính sách “chính xác, anh minh, nhất quán” của đảng làm cho mê hoặc, từ đó nhiệt huyết sục sôi. Khi các quy luật khách quan và quan niệm đạo đức cho thấy việc xây đập không khả thi, họ vẫn chọn đi theo logic của đảng:

– Thứ nhất, khoa học là toàn năng, nhân định thắng thiên;
– Thứ 2, không thể không xây dựng đập chỉ vì có 20 mối nguy; 
– Thứ 3, phe phản đối xây dựng đập Tam Hiệp chủ yếu dựa vào các thế lực thù địch phương Tây.

Do đó, ông Phan đã “thay mặt người dân Trung Quốc” tuyên bố: “Tuyệt đối không thể cho phép các con sông được chảy tự do”.

Phan Gia Tranh đã trở thành một trong những người ủng hộ hết mình cho việc xây đập Tam Hiệp, thậm chí vừa nghe thấy có người phản đối, ông liền cực kì tức giận. Năm 2007, Phan đã viết thư cho Lý Nhuệ, cựu thứ trưởng Bộ Thủy điện, yêu cầu ông không được phát biểu thêm bất kì ý kiến phản đối nào về dự án đập Tam Hiệp.

Giang Trạch Dân chủ trì xây dựng đập Tam Hiệp, mơ thấy bị xuống địa ngục thụ hình

Mọi người đều biết Giang Trạch Dân bắt đầu sự nghiệp bằng cuộc thảm sát sinh viên vào ngày 4/6/1989. Sau khi đến Bắc Kinh, vì để củng cố quyền lực, ông ta đã ép tất cả đảng viên phải ủng hộ dự án đập Tam Hiệp. Trong suốt thời gian đó, Hoàng Vạn Lí và Lý Nhuệ đã gửi thư phản đối, nhưng Giang không đếm xỉa gì, thậm chí còn uy hiếp để bịt miệng họ.

Điều trùng hợp là Giang Trạch Dân cũng tiết lộ ông từng nằm mơ thấy bị đày xuống địa ngục và bị tra tấn. Vì những tội ác tày trời là tàn sát hàng nghìn sinh viên ngày 4/6 và bức hại Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã mơ thấy ác mộng xuống địa ngục sớm hơn Phan Gia Tranh.

Khoảng 8h30 phút sáng ngày 5/6/2004, Giang Trạch Dân vội vã đến chùa Chiên Đàn Lâm ở núi Cửu Hoa, tỉnh An Huy. Theo tiết lộ của người trong cuộc, Giang lên đường từ ngày 4/6, lúc đó ông ta đứng ngồi không yên, dù có thuyết phục thế nào cũng muốn đến núi Cửu Hoa trong một ngày đêm. Sau đó Giang tiết lộ đó là vì hôm trước đã có một giấc mơ cực kỳ kinh khủng, ông mơ thấy mình bị đày xuống địa ngục và bị tra tấn ở đó.

Giang Trạch Dân tiết lộ ông từng có giấc mơ cực kỳ kinh khủng, mơ thấy mình bị đày xuống địa ngục và bị tra tấn. (Ảnh qua Observador)

Người ta suy đoán, Giang Trạch Dân đã ở địa ngục vì 2 tội đầu tiên rồi, giờ lại thêm tội xây dựng đập Tam Hiệp. Theo Phật giáo, những kẻ tội nghiệp quá nặng, không thể cứu được nữa sẽ bị hình thần toàn diệt.

Kiên quyết xây đập bất chấp tính nguy hại và phi khoa học

Ông Lý Nhuệ và Hoàng Vạn Lý là hai nguyên lão ở phe phản đối dự án đập Tam Hiệp. Cuối cùng, họ đều nhận thức sâu sắc được rằng: bản chất vấn đề của đập Tam Hiệp không phải là về khoa học, dân sinh hay kinh tế, mà là vấn đề của chính Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông Lý Nhuệ nói: “[Trong thể chế của ĐCSTQ], những ý kiến ​​đúng thì bị phủ nhận, những ý kiến ​​sai trái lại được phổ biến; họ sớm đã bỏ qua việc sử dụng nhân tài, mà mở đường cho những kẻ xấu”.

Các chuyên gia nổi tiếng phản đối dự án Tam Hiệp hầu hết là những tiến sĩ, thạc sĩ từng du học nước ngoài. Họ đại biểu cho tư tưởng khách quan và nghiêm khắc của xã hội Tây phương ở một mức độ nào đó.

Ông Hoàng Vạn Lý là tiến sĩ kỹ thuật của Đại học Illinois, Hoa Kỳ. Ông đảm nhiệm vị trí giám đốc kiêm kỹ sư trưởng của Cục thủy điện tỉnh Cam Túc. Vào những năm 1980, Hoàng Vạn Lý đã đưa ra báo cáo phản đối dự án đập Tam Hiệp có tên “Đập cao Tam Hiệp hại nước hại dân, xin hãy quyết định dừng việc xây dựng”. Năm đó, ông đã khẩn cầu những người ra quyết định cho ông nửa giờ để giải thích lý do tại sao không thể xây đập Tam Hiệp, nhưng đã bị phớt lờ.

Hoàng Vạn Lý dự đoán nếu xây đập, cuối cùng nó sẽ bị cho phá nổ. Ông cũng từng dự đoán đập Tam Hiệp sẽ gây ra 12 hậu quả thảm khốc, bao gồm khí hậu bất thường, động đất thường xuyên, suy giảm sinh thái và lũ lụt nghiêm trọng…. Ngày nay, 11 hậu quả trong đó đã ứng nghiệm. Điều còn lại “cuối cùng nó sẽ bị phá” có lẽ cũng không còn xa nữa.

Lũ lụt gần hồ Bà Dương, ở huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây, hạ lưu đập Tam Hiệp vào ngày 15/7. (Ảnh: GETTY IMAGES)

Ông Hầu Học Dục, Tiến sĩ từ Đại học Bang Pennsylvania, Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, và là thành viên tổ luận chứng hoàn cảnh sinh thái đập Tam Hiệp, đã không ký vào báo cáo của tổ. Lý do là: “Tôi nghĩ ở góc độ tài nguyên và môi trường sinh thái, dự án đập Tam Hiệp không phải là vấn đề sớm hay muộn, đập cao bao nhiêu, mà là căn bản có cần thiết hay không”.

Lục Khâm Khản, Thạc sĩ thủy lợi từ Đại học Colorado ở Hoa Kỳ, thành viên của Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cố vấn tổ kiểm soát lũ lụt của dự án đập Tam Hiệp, đã không ký vào bản báo cáo kiểm soát lũ. Ý kiến ​​của ông là: “Việc xây dựng đập Tam Hiệp khiến cho thành phố Vũ Hán như đội một thùng nước trên đầu, nó không thể hạ thấp mực nước lũ, cũng như không thể làm giảm lượng nước cần chứa ở các vùng lân cận, đối với các khu vực hạ lưu Giang Tây và An Huy thì càng bất lực”.

Một số người trong nội bộ sau khi xem xét và phân tích thực tế về đập Tam Hiệp cũng đã kiên quyết nói ra sự thật, lên tiếng phản đối dự án này. Ví như Lý Nhuệ, cựu thứ trưởng Bộ tài nguyên thủy điện và là Thứ trưởng điều hành Ban Tổ chức Trung ương, đã luôn kiên trì phản đối dự án đập Tam Hiệp. Sau khi dự án đập được thông qua, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã có văn bản gửi cấp quyết định cao nhất. Cựu Thứ trưởng Bộ Thương mại Vương Hưng Nhượng nhắm vào vấn đề người dân phải di dời chỗ ở nói rằng: “Di chứng của việc người dân phải di dời do dự án đập Tam Hiệp gây ra, sẽ khiến bất kỳ dự án nào trước đó trở nên không đáng kể”.

Đập Tam Hiệp là một thảm họa cho đất nước và nhân dân

Tháng 4/2012, mạng tài chính Trung Quốc đã đăng tải bài báo “Công ty Anbang Insurance: Dự án đập Tam Hiệp đang trở thành một hố sâu không đáy”. Trong đó nói rằng công trình đập Tam Hiệp là một trong những siêu công trình lớn nhất lịch sử Trung Quốc. Nó không chỉ có vốn đầu tư khổng lồ mà còn tồn đọng rất nhiều vấn đề.

Tiến sĩ Vương Duy Lạc, một chuyên gia thủy lợi, trong bài báo “Phản công Tập đoàn Tam Hiệp: khuếch đại lợi ích, không nhắc đến thiệt hại” đã đề cập rằng, 180 tỷ nhân dân tệ đầu tư vào dự án đập Tam Hiệp là do người dân chi trả. Nhưng cho đến nay người dân vẫn chưa nhận được tiền gốc và lãi, ĐCSTQ đã không thực hiện lời hứa của mình.

Vào tháng 5/2014, có kênh truyền thông ở Trung Quốc đưa tin, hơn 20 năm sau khi công trình đập Tam Hiệp được xây dựng, người dân cả nước đã ủng hộ hơn 500 tỷ nhân dân tệ cho đập, nhưng thậm chí còn không được hưởng lợi ích về việc sử dụng điện. Không chỉ vậy, những thảm họa như hạn hán nghiêm trọng, nhiệt độ cao, lũ lụt, động đất… vẫn thường xuyên xảy ra hàng năm.

Khung cảnh tan hoang sau một trận động đất ở Tứ Xuyên, thượng nguồn đập Tam Hiệp. (Ảnh qua SCMP).

Vào tháng 6/2013, Văn phòng Kiểm toán của ĐCSTQ thông báo đã phát hiện tổng cộng 76 vụ phạm pháp kinh tế và vi phạm pháp luật trong dự án đập Tam Hiệp, liên quan đến 113 người. Số tiền vi phạm lên tới 3.445 tỷ NDT. Một nguồn tin tiết lộ, số tiền khổng lồ từ Tập đoàn Tam Hiệp đã bị biển thủ để phát triển bất động sản, phần lớn số tiền trong vòng tròn này đều chảy về Tập đoàn Giang Trạch Dân.

Đoàn thanh tra và văn phòng kiểm toán của ĐCSTQ cũng thừa nhận, Dự án đập Tam Hiệp đã trở thành một cỗ máy kiếm lời tư nhân, xâm phạm tài sản nhà nước, độc quyền tài nguyên công và tham nhũng gần như đã đến mức mất kiểm soát.

Từ tháng 6/2020, lưu vực sông Trường Giang trải qua những trận mưa lớn liên tiếp, 27 tỉnh Trung Quốc hứng chịu đợt lũ lớn nhất lịch sử. Đập Tam Hiệp buộc phải mở 11 cổng xả lũ, lưu lượng xả có lúc đạt kỷ lục 49.200 mét khối/giây. Các tỉnh ở hạ lưu như Tứ Xuyên, Giang Tây, Hồ Bắc… hầu như đều chìm trong biển nước, dân chúng lầm than. Đập Tam Hiệp ngày nay đã minh chứng cho một câu nói từ nhiều năm trước: Công trình họa nước hại dân.

Huy Hoàng biên dịch

Theo ntdtv.com

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

x