Đảng Dân chủ bang Minnesota chiến tranh với Chúa
Thượng viên bang Minnesota vừa ban hành dự luật cho thấy đảng Dân chủ đang tiến hành cuộc chiến với Đức Chúa Trời, tỏ ra khinh thường các tín hữu và không quan tâm đến lịch sử nước Mỹ, theo Fox News.
Lauren DeBellis Appell thuộc Fox News cho biết, Thượng viên bang Minnesota đã ra dự luật cho phép các trường học của bang có quyền lựa chọn treo hoặc không treo câu khẩu hiệu quốc gia Mỹ – “In God We Trust” (Chúng ta tín thác vào Chúa), khi các thành viên đảng Dân chủ đang bị cuốn vào cơn giận dữ vì cho rằng Chúa xúc phạm họ.
Bằng cách tiến hành cuộc chiến với Đức Chúa Trời, họ tỏ ra khinh thường các tín hữu và không quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.
Tại văn phòng của Thượng viện Minnesota, Thượng nghị sĩ Dân chủ Scott Dibble đề xuất sử dụng từ “Allah” thay cho “Thượng đế” – “Allah We Trust”. Ông Dibble muốn biết nhà tài trợ của dự luật, Thượng nghị sĩ Dan Hall, sẽ phản ứng như thế nào, vì từ “God” và “Allah” (một từ tiếng Ả Rập) có nghĩa giống nhau.
Có một bài học lịch sử nho nhỏ dành cho ông Dibble.
“Chúng ta thác tín vào Chúa” đã được công nhận là phương châm quốc gia của Mỹ từ lâu, hơn 200 năm trước khi Francis Scott Key viết câu này trong bài quốc ca chính thức của Mỹ “Lá cờ lấp lánh ánh sao” lúc ông chứng kiến trận chiến giữa Anh và Mỹ ở pháo đài McHenry tại Cảng Baltimore năm 1812. Ông đã viết rằng: “Và điều này là phương châm của chúng ta – ‘Chúng ta thác tín vào Chúa’ (In God is our trust)“.
Vì vậy, khi lùi về lịch sử có thể thấy phương châm này là nền tảng lập quốc của nước Mỹ. Nó đã ăn sâu bám rể vào di sản của người Mỹ.
Chú ý đến sự khiêm tốn của tuyên bố này, Key nói rằng Mỹ, khi đó là một quốc gia non trẻ vừa mới giành độc lập từ mẫu quốc, bảo vệ chính mình nhờ quyền năng cao hơn.
Nước Mỹ có một phương diện luôn được thống nhất và hòa nhập – đó chính là Thiên Chúa (God). Từ ngữ thiêng liêng này được nhiều tôn giáo sử dụng để nói đến đến Đấng Tối Cao. Kitô hữu, người Do thái và người Hồi giáo đều đề cập đến quyền năng siêu nhiên mà họ tôn thờ là “Thượng đế”, với những từ ngữ khác nhau nhưng đồng nghĩa.
Đảng Dân chủ đã hoàn toàn bị tính đúng đắn chính trị xâm chiếm, đó là một trong những lý do khiến cho ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Cử tri Mỹ đã nhận ra cuộc tấn công vào các quyền tự do tôn giáo của họ và Đảng Dân chủ đang gây ra cuộc chiến chống lại Thiên Chúa và các tín hữu. Vì thế các cộng đồng tôn giáo – đức tin ở Mỹ bấy lâu nay luôn tập hợp chăm chú theo dõi những bước đi của Tổng thống Trump.
(Thuật ngữ tính đúng đắn chính trị nói về sự né tránh cách biểu đạt về ngôn ngữ hay hành động nào đó được coi là xúc phạm, loại trừ hay áp bức một nhóm người nào đó trong xã hội nhưng việc lạm dụng khiến nó biến tướng thành một kiểu cực đoan không khoan nhượng, được che đậy vỏ bọc nhân văn chủ nghĩa.
Tính đúng đắn chính trị thường xuất hiện trong thời kì mà con người lo sợ hâu quả của một tư tưởng hay một thực tế nào đó, và dùng áp lực xã hội để trấn áp thảo luận về nó.)
Đảng Dân chủ không biết rằng mình đang đi đến bờ vực nguy hiểm khi tấn công các tín hữu và những người có biểu hiện của đức tin. Đảng Dân chủ vẫn tiếp tục tiến xa hơn trên con đường này, để rồi đánh mất một số lượng phiếu khá lớn trong tiến trình vận động tranh cử của họ.
Ai có thể quên được việc Đức Chúa Trời bị la ó tại Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ năm 2012? Đảng Dân chủ đã từ chối công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, từ chối công nhận Thiên Chúa trong các bài diễn văn trước mặt các đảng viên. Sau đó, do lo ngại mất phiếu bầu từ cử tri người Do Thái và cử tri độc lập Ki-tô giáo, đảng này đã có động thái bổ sung các tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, khi họ thêm các tài liệu tham khảo trong hội nghị, đám đông hội nghị đã phản đối bằng những tiếng la ó.
Đáng chú ý là thành phố Charlotte ở Bắc Carolina – nơi tổ chức Hội nghị Đảng Dân chủ toàn nước Mỹ năm 2012 – cũng là thành phố mà gần đây đã chứng kiến tang lễ của Mục sư Billy Graham, người phát biểu tại lễ nhậm chức lần đầu của Tổng thống Bill Clinton vào năm 1993.
Thật đáng buồn rằng đảng Dân chủ từng chào đón một trong những nhân vật tôn giáo có ảnh hưởng nhất ở Mỹ tại lễ nhậm chức của Tổng thống Clinton vào 19 năm trước, nay lại la ó Thiên Chúa.
Ngày càng có nhiều đảng viên Dân chủ muốn đưa Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống hàng ngày của người dân Mỹ, và cuộc sống của con cái họ. Những thành viên Dân chủ ngày càng bộc lộ bản thân là những kẻ cực đoan muốn đưa nước Mỹ vào con đường hủy diệt. Đó là nơi họ hoàn toàn mất đi những người trung thành, chăm chỉ, tuân thủ luật pháp.
Phản đối trưng bày phương châm quốc gia “Chúng ta tín thác vào Thiên Chúa”, Thượng nghị sĩ Dân chủ John Marty nói: “Những tờ tiền trong túi tôi phải có dòng chữ ‘Chúng ta tín thác vào Thiên chúa’. Tôi nghĩ điều này thật xúc phạm”.
Ông Marty chắc chắn có thể quyên góp cho bất kỳ mục đích tốt nào nếu tiền của ông không còn dòng chữ khó chịu kia. Có lẽ ông nên bắt đầu quyên góp cho trường học địa phương. Tình trạng giáo viên được trả lương thấp và luôn phải dùng tiền túi để mua đồ dùng cho lớp học tăng lên nhanh chóng, nên chắc chắn rằng họ sẽ hoan nghênh số tiền hào phóng đo.
Người gây ra cảm giác bị xúc phạm cho các phụ huynh chính là những chính khách giống ông Marty, người nhận tiền lương và có đội ngũ nhân viên dưới quyền từ tiền thuế. Với rất nhiều vấn đề gây khó khăn cho các trường học – trong đó sự an toàn và an ninh trở thành vấn đề đề lớn nhất, tại sao những đảng viên Đảng dân chủ như ông Marty lại làm việc ngoài giờ để loại bỏ Đức Chúa Trời khỏi các trường học mà không chịu tập trung vào việc đảm bảo an toàn cho bọn trẻ ở trường?
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Hall nói rằng, ông đã tài trợ cho đạo luật “Chúng ta tín thác vào Chúa” để mang lại sự tôn trọng đã bị mai một.
Ông Hall nói: “Chúng ta đã mất rất nhiều sự tôn trọng đối với những điều trong cuộc sống mà đáng ra chúng ta nên tôn trọng. Tôi chỉ giả định rằng, nếu bạn lấy những điều đó ra khỏi chính phủ, nếu bạn lấy những thứ đáng tôn trọng [ra khỏi chính phủ], bạn sẽ [phải] đặt một thứ gì đó khác biệt vào”.
Đó chính là điều đã xảy ra. Hơn nữa, chúng ta đã rời xa Thiên Chúa trong các trường học của chúng ta. Thay vì truyền bá Thiên Chúa, người ta truyền bá cực đoan tới những đứa trẻ sự giáo dục và những chương trình học hoàn toàn cắt xén những điều mà các gia đình đã dạy con họ tại nhà.
Có vẻ chẳng ai thèm quan tâm đến những vị phụ huynh đang bị xúc phạm khi nhiều trường học không còn quan tâm đến việc hợp tác với phụ huynh nữa, thay vào đó trường học phá hoại vị thế của phụ huynh khi xem các bậc phụ huynh chỉ như người có thẩm quyền đầu tiên trong cuộc đời con cái họ.
Tính đúng đắn chính trị đã đầu độc trường học đến mức các vấn đề cấp thiết hàng đầu không được giải quyết. Các trường học thiếu sự an toàn cần thiết, giáo viên được trả lương thấp, nhưng các chính trị gia bỏ qua những vấn đề thực tế này và thay vào đó, họ chiến đấu với những tín hữu.
Khi cuộc chiến của đảng Dân chủ chống lại Đức Chúa trời diễn ra, những hậu quả chính trị chờ đợi họ sẽ chỉ là thứ yếu so với những hậu quả mà họ gây ra cho đất nước Mỹ.
Công khai tấn công Thiên Chúa hoặc những tín hữu là hình thức duy nhất của sự tin tưởng mù quáng ở nước Mỹ.
Nếu Đức Chúa Trời là vấn đề của chúng ta, thì câu trả lời cho vấn đề này là gì?
* Tác giả Lauren DeBellis Appell, một nhà văn tự do ở Fairfax, Virginia, là phó thư ký báo chí cho Thượng nghĩ sĩ Rick Santorum trong chiến dịch tái đắc cử thành công năm 2000 của ông, đồng thời bà cũng là trợ lý giám đốc truyền thông cho Ủy ban Chính sách Thượng viện đảng Cộng hòa (2001-2003).
Bạch Vân