Dân Mỹ đang mất niềm tin vào ngành công nghiệp vắc-xin?
Theo một cuộc khảo sát quốc gia được công bố hồi tháng 5 của Hiệp hội Mỹ về Vi sinh vật và Nghiên cứu (American Society for Microbiology and Research), người Mỹ đang dần mất lòng tin với vắc-xin.
Theo đó, tỷ lệ người trưởng thành cho rằng việc tiêm ngừa vắc-xin rất quan trọng đối với con cái của họ đã giảm khoảng 11% trong thập kỷ qua, từ 82% vào năm 2008 giảm xuống 71% vào tháng 5/2018. Tỷ lệ người tin vào hệ thống đánh giá sự an toàn của vắc-xin đã giảm khoảng 8%, từ 85% xuống còn 77% trong cùng thời gian đó.
Đặc biệt, có một sự suy giảm khá lớn về số những người tin rằng họ nhận được lợi ích từ sự phát triển của vắc-xin trong 5 thập kỷ qua. Cụ thể, chỉ có 59% tin rằng họ đã được hưởng lợi từ vắc-xin, thấp hơn 16% so với năm 2008 (75%).
Chưa dừng lại ở đó, tỉ lệ những người có cùng ý tưởng rằng “Cha mẹ nên từ chối tiêm chủng cho con cái của mình” có khả năng gia tăng khoảng 10%. Nguyên nhân của sự suy giảm này được cho là do mọi người ngày càng tiếp cận được nhiều thông tin về những thiếu sót của vắc-xin, cũng như chính sách tiêm chủng bắt buộc của chính phủ.
Tờ U.S. News & World Report cho biết: “Các quan chức y tế cộng đồng đã tìm thấy dữ liệu thăm dò đáng lo ngại vì vắc-xin được tiêm vào mọi người không chỉ để phòng bệnh mà còn để tạo ra cái được gọi là “miễn dịch cộng đồng”, xảy ra khi một tỷ lệ lớn dân cư đã trở nên miễn dịch với một loại vi khuẩn lây nhiễm, bởi đó tạo nên một lớp bảo vệ cho những người không miễn dịch.
Miễn dịch cộng đồng sẽ bảo vệ những người không thể chủng ngừa: gồm người mắc bệnh, người quá nhỏ hoặc quá già. Các chuyên gia tính toán rằng, để đạt được khả năng miễn dịch cộng động, thì tỷ lệ dân số cần được tiêm chủng phải nằm trong khoảng từ 80 – 95%, tùy thuộc vào từng căn bệnh”.
Huyền thoại “miễn dịch cộng đồng”
Trang Organic Consumers cho biết, ý tưởng “miễn dịch cộng đồng” được sử dụng nhiều lần như một điều hấp dẫn để thực thi nghiêm ngặt các chính sách và bộ luật tiêm ngừa bắt buộc. Nhưng vắc-xin không hoạt động theo cách giống như khả năng miễn dịch tự nhiên, và có bằng chứng cho thấy phần lớn khả năng miễn dịch của vắc-xin là huyền thoại hư cấu.
Điều quan trọng là cần phải hiểu rằng việc chủng ngừa, nhiễm bệnh và phục hồi đã cho ra đời hai loại đáp ứng miễn dịch khác nhau. Đó là lý do tại sao mà những loại vắc-xin như vắc-xin ho gà chỉ mang đến một hệ thống miễn dịch nhân tạo tạm thời, tức là sau một thời gian người được tiêm chủng vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh và truyền bệnh.
Trong quyển sách mới được phát hành của mình “Vaccines, Autoimmunity, and the Changing Nature of Childhood Illness” (tạm dịch: Vắc-xin, tự miễn dịch và sự biến đổi không ngừng của những căn bệnh ở trẻ em), bác sĩ Thomas Cowan giải thích cách vắc-xin gây nên sự biến đổi ở hai nhánh phản ứng miễn dịch – miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể con người, bao gồm cả bệnh tự miễn và thậm chí là ung thư.
Cụ thể, nếu như bạn bị nhiễm virus khi còn nhỏ, nó sẽ xâm nhập vào cơ thể và lây nhiễm cho các tế bào khỏe mạnh. Khi này cơ thể sẽ xuất hiện miễn dịch qua trung gian tế bào, kích hoạt bạch huyết cầu và dẫn chúng đến nơi nhiễm trùng để thực hiện chức năng chống lại virus. Trong quá trình phục hồi, hệ miễn dịch dịch thể sẽ khởi động và bắt đầu tạo ra kháng thể chống virus, giúp ngăn ngừa mắc bệnh lại trong tương lai nếu tiếp xúc với cùng một bệnh do virus đó gây ra.
Miễn là hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào được kích hoạt đầu tiên, và hệ thống miễn dịch dịch thể được kích hoạt thứ hai, bạn sẽ có một miễn dịch lâu dài và mạnh mẽ để chống lại căn bệnh đó. Khi tỷ lệ rất cao các cá nhân trong quần thể đã trải qua chuỗi miễn dịch qua trung gian tế bào và dịch thể, “miễn dịch cộng đồng” sẽ tự nhiên đạt được.
Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của vi khuẩn và virus trong vắc-xin lại không giống như trên. Thay vào đó, chúng phá vỡ khả năng tạo ra sự miễn dịch cộng đồng tự nhiên và mạnh mẽ trong một quần thể. Bởi vì chúng thường tránh né kích hoạt miễn dịch qua trung gian tế bào. Thay vào đó, vắc-xin sẽ trực tiếp kích hoạt miễn dịch dịch thể.
Nói cách khác, quá trình tiêm chủng sẽ kích hoạt việc tạo ra các kháng thể chủng vắc-xin. Nhưng do cơ chế hoạt động của vắc-xin bỏ qua miễn dịch qua trung gian tế bào, nên việc tiêm chủng chỉ tạo ra sự miễn dịch nhân tạo tạm thời.
Đây cũng là lý do tại sao mà hầu hết các loại vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin bất hoạt, đòi hỏi phải tăng cường tiêm chủng để cố gắng củng cố và mở rộng khả năng miễn dịch nhân tạo. Điển hình nhất chính là vắc-xin sởi, loại vắc xin có cơ chế hoạt động được mô phỏng gần giống với quá trình mắc bệnh tự nhiên, nhưng có khả năng miễn dịch nhân tạo khác biệt với khả năng miễn dịch tự nhiên.
Organic Consumers khẳng định, không có loại vắc-xin nào có thể bảo vệ con người 100%. Thậm chí có một số loại vắc-xin không cung cấp hệ miễn dịch tạm thời cho con người, cũng như không ngăn ngừa được sự lây lan của căn bệnh truyền nhiễm.
Do đó, nếu các cá nhân được tiêm chủng tương tự như những người mang mầm bệnh không triệu chứng, thì ý tưởng đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng bằng cách tiêm vắc-xin trong quần thể là một ảo tưởng.
Việc bắt buộc tiêm chủng không củng cố niềm tin cho phụ huynh
Trong những năm qua, các quan chức y tế công cộng và bác sĩ nhi khoa đã khẳng định rằng: Tất cả trẻ em đều được tiêm chủng đầy đủ theo đề nghị của liên bang. Nhưng việc tiêm chủng bắt buộc, quấy rối và thậm chí là xúc phạm quyền tự do của cha mẹ không khiến họ tin tưởng hơn vào vắc-xin.
Nhiều khả năng lòng tin của công chúng đối với vắc-xin bị giảm sút là do có nhiều người đã trải nghiệm trực tiếp những rủi ro đáng kể mà các loại vắc-xin mang lại. Trong những trường hợp này các loại vắc-xin thường không hoạt động hiệu quả như lời quảng cáo.
Cụ thể hơn, những gì mà mọi người đã nhìn thấy về các loại vắc-xin là:
- Vắc-xin không hoạt động đúng như lời cam kết và dịch bệnh đang xảy ra trong những quần thể được chủng ngừa.
- Mọi người đang bị tổn thương do vắc-xin, nhưng các tổn thương đó lại được bao biện bằng cách liệt vào những trường hợp hiếm hoi có phản ứng tiêu cực, hoặc là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
- Các cuộc kêu gọi nghiên cứu thêm về sự an toàn của vắc-xin, cũng như bảo vệ quyền tự do trong việc tìm hiểu thông tin vắc-xin đã bị bỏ qua hoặc bị chỉ trích dữ dội.
Một trong những trường hợp điển hình nhất về những điều kể trên là sự kiện năm 2011, khi viện nhi khoa Mỹ áp dụng biện pháp cứng rắn với kênh CBS News. Nguyên nhân là vì cơ quan này muốn cấm kênh truyền hình phát sóng bản tin dịch vụ công cộng NVIC kéo dài 15 giây tại Quảng trường Thời Đại, ở thành phố New York. Trước đó bản tin này đã được phát sóng trên đài CBS Jumbotron.
Thực tế thông điệp mà bản tin muốn gửi đến công chúng chỉ đơn giản là khuyến khích mọi người nên tìm hiểu thông tin về các loại vắc-xin. Nhưng tại sao việc tìm hiểu thông tin vắc-xin lại quan trọng như vậy, dù hành động này chỉ mang ý nghĩa như một loại thủ tục y tế trước khi tiến hành tiêm chủng cho con trẻ? Sự thật là bạn cần biết được các nguy cơ tổn thương hoặc tử vong sau khi các loại vắc-xin được đưa vào cơ thể của những đứa trẻ.
Quan trọng hơn là bằng cách nhận thức được phản ứng của các loại vắc-xin, và thận trọng khi lựa chọn vắc-xin để tiêm ngừa, mọi người có thể ngăn ngừa hoặc cắt giảm tỷ lệ tổn thương và tử vong cho bé.
Nhưng không may là hầu hết bác sĩ nhi khoa sẽ không nói với cha mẹ nhiều điều cần biết, hay thậm chí là những khả năng có thể xảy ra khi cơ thể của bé phản ứng với loại thuốc chủng ngừa. Để rồi khi những đứa trẻ có những phản ứng tiêu cực sau tiêm chủng, họ sẽ liệt những trường hợp này vào trường hợp hiếm hoi, hay chỉ là sự trùng hợp.
Vì vậy, để mang lại điều tốt nhất cho con trẻ, mọi người cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc tiêm vắc-xin hay không, và tiêm loại nào, vì đó không phải là thứ vô thưởng vô phạt không chút rủi ro.
Video: Nếu bạn muốn đi tiêm vắc-xin, hãy hỏi 8 câu hỏi này
>>> Phá thai: Nạn diệt chủng tồi tệ nhất trong lịch sử loài người
>>> Tỷ phú Bill Gates từng gặp riêng Tổng thống Trump để ngăn cuộc điều tra vắc-xin
Tú Văn, theo organicconsumers.org