Phát hiện: Vi khuẩn tự thay đổi hình dáng để chống lại thuốc kháng sinh

22/10/19, 08:55 Tri thức

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện vi khuẩn có thể thay đổi hình dạng để tránh bị kháng sinh trong cơ thể người phát hiện. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng hiện nay.

Nghiên cứu mới phát hiện vi khuẩn có khả năng ‘biến hình’ để kháng thuốc kháng sinh. (Ảnh qua Cannabis Report World)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe, an ninh lương thực và phát triển toàn cầu hiện nay.

Gần đây, khi nghiên cứu trên các bệnh nhân cao tuổi bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, một nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle (Anh) đã phát hiện vi khuẩn có thể tự biến đổi để làm mất thành tế bào nhằm tránh bị kháng sinh phát hiện. Bởi thành tế bào của vi khuẩn vốn là mục tiêu chung mà nhiều nhóm kháng sinh nhắm vào.

Theo các nhà nghiên cứu, khả năng tự biến đổi này được gọi là chuyển đổi dạng L (L-form switching). Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Katarzyna Mickiewic cho biết:

“Hãy tưởng tượng thành tế bào vi khuẩn cũng giống như bộ đồ bảo hộ lao động phản quang. Thành tế bào mang lại cho chúng hình dạng cân xứng, ví dụ như hình que hoặc hình cầu, làm cho chúng mạnh mẽ và bảo vệ chúng nhưng cũng khiến chúng có thể dễ bị nhìn thấy – đặc biệt là đối với hệ thống miễn dịch của con người và kháng sinh như penicillin”.

“Những gì chúng ta thấy là với sự hiện diện của kháng sinh, vi khuẩn có thể thay đổi từ dạng vách rất đều đặn sang trạng thái dạng L không có thành tế bào một cách hoàn toàn ngẫu nhiên – thực tế là chúng lột bỏ bộ đồ bên ngoài và đem giấu vào bên trong người”.

“Ở dạng này, cả cơ thể và kháng sinh đều không dễ dàng nhận ra vi khuẩn nên không tấn công chúng”.

Vi khuẩn dạng L: mong manh nhưng có thể sống sót 

Cấu trúc tế bào vi khuẩn. (Ảnh qua hoc247.net)

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết hợp với các bác sĩ lâm sàng tại Bệnh viện Newcastle Freeman để thu thập mẫu vi khuẩn từ những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Kết quả cho thấy khi bệnh nhân được cho dùng penicillin hoặc thuốc kháng sinh khác cũng nhắm mục tiêu vào thành tế bào, vi khuẩn gây bệnh sẽ có thể thay đổi hình dạng làm mất thành tế bào vốn là mục tiêu mà kháng sinh thường nhắm đến.

Trong một ấn phẩm trước đó được đăng trên tạp chí Cell năm 2018, nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Errington đã chứng minh được rằng hệ thống miễn dịch của con người cũng có thể khiến vi khuẩn biến đổi thành dạng L, nhưng khi điều trị với kháng sinh, chúng còn biến hình mạnh mẽ hơn.

Nghiên cứu hiện tại cho thấy các loại vi khuẩn liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu có thể biến đổi thành dạng L bao gồm E.coli, Enterococcus, Enterobacter, Staphylococcus. Chúng được phát hiện ở 29 trên 30 bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

Ở dạng này, vi khuẩn mỏng manh và yếu hơn, nhưng chúng vẫn có thể tồn tại và ẩn náu bên trong cơ thể.

Trong video đầu tiên mà các nhà khoa học ghi lại được, các vi khuẩn dạng L phân lập từ một bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu chỉ cần 5 tiếng đồng hồ để tái tạo thành tế bào sau khi kháng sinh hết hiệu lực

Tiến sĩ Mickiewz giải thích: 

Ở một bệnh nhân khỏe mạnh, những vi khuẩn dạng L còn lại sẽ bị hệ thống miễn dịch của con người tiêu diệt. Nhưng ở một bệnh nhân yếu hoặc bệnh nhân cao tuổi, như trong thí nghiệm của chúng tôi, vi khuẩn dạng L vẫn có thể tồn tại. Sau đó, chúng tại tái lập thành tế bào và bệnh nhân lại phải đối mặt với một bệnh nhiễm trùng khác. Đó cũng có thể là một trong những lý do chính giải thích tại sao những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường bị tái phát nhiều lần”.

“Đối với các bác sĩ, điều này cho thấy họ có thể xem xét các phương pháp điều trị kết hợp giữa loại kháng sinh nhắm vào thành tế bào và các loại khác đánh vào bất kỳ bộ phận nào của vi khuẩn dạng L, ví dụ loại kháng sinh nhắm vào RNA hoặc DNA bên trong hoặc thậm chí là màng tế bào bao quanh vi khuẩn”.

Chúng ta hãy cùng xem video về vi khuẩn trên môi trường thẩm thấu thay đổi từ dạng L sang dạng vách sau khi loại bỏ kháng sinh:

Thiên Hoa (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x