Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair kêu gọi ban hành hộ chiếu vắc xin toàn cầu ngay lập tức
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair khẳng định rằng, chính phủ Anh nên tận dụng lợi thế chủ trì diễn đàn G7 trong năm nay để ban hành một hệ thống hộ chiếu vắc xin toàn cầu.
Viện toàn cầu hóa của ông Blair đã ban hành một báo cáo kêu gọi chính phủ Anh ‘cần chú trọng vào việc tạo lập thẻ thông hành COVID-19 toàn cầu’ trong chương trình nghị sự của diễn đàn G7.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Telegraph, chính ông Blair đã khẳng định ‘dù thế nào cũng sẽ phải làm” hộ chiếu vắc xin và chính phủ Anh cần “chủ động” bằng cách tận dụng vai trò chủ tịch diễn đàn G7 “tình cờ” của mình và tiến hành “bước đầu quan trọng” để áp dụng kế hoạch này lên quy mô toàn cầu.
Ông Blair cho rằng nếu không có tiêu chuẩn toàn cầu về hộ chiếu vắc xin, thì khả năng sẽ xảy ra hai vấn đề: “Thứ nhất là mọi người sẽ việc ai nấy làm, và điều này sẽ khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn và khó kiểm soát hơn. Thứ hai là sẽ xuất hiện những quy luật tại khu vực mà người dân khả năng sẽ không mong muốn tới”.
Vị cựu Thủ tướng nhận định kế hoạch về hộ chiếu vắc xin toàn cầu là điều vô cùng cần thiết trong việc “gắn kết” thế giới.
Ông cho hay: “Tốt hơn hết là nên có những quy tắc chung và một hệ thống xác minh chung để mọi người biết về tình trạng bệnh của người xung quanh, và mọi thứ họ nắm bắt đều đã được đảm bảo xác nhận”.
“Đó sẽ là một thế giới hoàn toàn mới. Nếu chúng ta càng sớm nắm bắt được điều đó và bắt đầu hành động [cần thiết] để tạo tác động sâu sắc cho những năm tới thì mọi thứ càng trở nên tốt đẹp hơn”.
Tony Blair cũng khen ngợi Joe Biden vì ‘hoàn toàn [thấu hiểu] được chúng ta cần phải có sự hợp tác toàn cầu’.
Blair đã thúc đẩy việc cấp hộ chiếu vắc xin kể từ khi đại dịch bắt đầu. Tháng 4 năm ngoái, ông tuyên bố rằng tình hình dịch bệnh sẽ ‘gia tăng đáng kể về giám sát công nghệ’, đồng thời cho rằng ‘trong những bối cảnh thích hợp, thì đây là một cái giá đáng để bỏ ra’.
Trong khi ý tưởng “hộ chiếu vắc xin” đang được nhiều người, đặc biệt là những người thúc đẩy toàn cầu hóa coi là một cơ hội để mở ra cánh cửa du lịch vốn đang bị khép chặt do tác động của đại dịch, và hơn thế nữa, thì nhiều lo ngại về mức độ an toàn thực sự của các giấy tờ cũng như khả năng chúng bị lạm dụng. Nhất là trong bối cảnh việc điều tra nguồn gốc virus bị tránh né và dây dưa, cũng như mâu thuẫn quốc tế leo thang, và các vấn đề về nhân quyền nổi cộm hơn, thì việc thúc đẩy ‘hộ chiếu vắc xin’ vẫn gặp nhiều trắc trở.
Từ Thức