Cửu Hoa Sơn hiển linh, rửa nỗi oan cho con dâu hiếu đạo

Có câu: “Trên đầu 3 thước có Thần linh”, bất kể con người làm gì, chư Thần đều thấy rõ ràng. Thiện ác tất sẽ có báo, đặc biệt, đối với những người con hiếu đạo, sẽ luôn được chúng Thần theo bảo hộ.

Cửu Hoa Sơn hiển linh, rửa nỗi oan cho con dâu hiếu đạo - ảnh 1
Đối với những người con hiếu đạo, sẽ luôn được chúng Thần theo bảo hộ. (Ảnh qua Eastern Religions Museum)

Thành hoàng Quế Lâm đánh nhầm hiếu tử

Trường Châu có người đàn ông họ Cố, gọi là Cố mỗ, vì phụ thân bệnh lâu chưa lành, đã cầu nguyện với Thần, nguyện dùng thân mình thay thế. Một hôm, anh ta nằm mơ thấy Thành hoàng lệnh cho sai dịch đưa anh đến trước phủ quan, nhưng lại không thể đi vào trong. Chợt thấy có cỗ kiệu từ xa đi tới, Cố mỗ đứng cạnh đường chờ đợi, thì ra đó là thầy của mình.

Thầy từ trong kiệu đi ra, nắm lấy tay Cố mỗ và hỏi thăm: “Ta đã làm Thổ địa của một vùng, con sao lại tới chỗ này?” Cố mỗ liền kể chuyện phụ thân bị bệnh lâu chưa lành, nguyện dùng bản thân thay thế. Thầy nói: “Đây là đại hiếu, ta sẽ giúp con bẩm báo nói rõ với Thành hoàng”. Qua hồi lâu, thầy mới đi ra và nói: “Hôm nay Thành hoàng có việc, ngày khác ta sẽ nói giúp con”. Lúc đó Cố mỗ liền tỉnh giấc.

Qua một ngày, sai dịch cũng giống như lần trước đưa anh ta đi. Lần này vào phủ quan, Thành hoàng Quế Châu hỏi thăm bệnh trạng của cha anh ta. Cố mỗ nói: “Gia phụ gầy như que củi”. Thành hoàng nghe xong giận dữ, liền gọi sai dịch dùng gậy đánh. Cố mỗ không rõ nguyên nhân, hô to oan uổng.

Không lâu sau, có người đưa lên một tờ giấy, Thành hoàng xem xong, vẻ giận dữ biến mất, thái độ chuyển biến, nói: “Cha ngươi mở tiệm bán thuốc, mỗi năm lúc phát sinh đại dịch, đều không lấy tiền thuốc mà cứu giúp dân chúng, công đức rất lớn! Nay thấy ngươi có đạo hiếu, nên cho phụ thân ngươi được kéo dài thọ mệnh mười hai năm”.

Cửu Hoa Sơn hiển linh, rửa nỗi oan cho con dâu hiếu đạo - ảnh 2
Cha của Cố mỗ mở tiệm bán thuốc, mỗi năm lúc phát sinh đại dịch, đều không lấy tiền thuốc mà cứu giúp dân chúng. (Ảnh: sohu)

Cố mỗ khấu tạ rồi đi ra, sau đó hỏi thăm người bên ngoài: “Thành hoàng sao lại tức giận đánh tôi như thế?”. Có người đáp: “Trong các loài thú có loài sói (sài) là gầy nhất, trên thế gian người ta hay gọi sói là củi (sài). Thành hoàng ban đầu nghe xong, nghĩ ngươi đem phụ thân so sánh như con sói, cho nên mới tức giận. May mắn có vị khách của Thành hoàng đưa tới một tờ giấy, giúp ông ấy phân biệt ra, ngươi mới có thể được miễn hình phạt”. Cố mỗ sờ lên mông và cười nói: “Ta không nên ví phụ thân gầy như que củi, tại vì gây hiểu lầm, nên mới bị đánh!”

Cố mỗ ở trước phủ quan, trông thấy mấy người đều là các vị tiền bối ở quê nhà, bị chém đầu mà chết. Một người bị cột dây thừng, một người sắp bị áp giải đi xa. Cố mỗ không quen biết những người này, liền hỏi mọi người xung quanh, họ đáp: “Người này nguyên là Nhâm tri phủ, bị dân chúng ở chỗ ông ta quản hạt tố cáo. Trương Công là Thành hoàng ở phủ Quế Lâm, đã đưa công văn tới muốn ông ta đi quy án”.

Cố Mỗ hỏi: “Trương Công là ai?” Người xung quanh đáp: “Chúng tôi cũng quên tên của ông ấy rồi, nhưng ông ấy từng đảm nhiệm chức quản lý lương thực ở Vân Nam, nay là cậu của tuần phủ Hà Nam Tất Công (Chính là Trương Thiểu Nghi, là Thành hoàng Quế Lâm)”.

Trương Thiểu Nghi, người Trường Châu, từng cùng tác giả Viên Mai tham gia khảo thí Bác Học Hồng từ khoa, thời niên thiếu được xưng là “Trương Tam Tử”. Gọi là “Tam tử”, tức hiếu tử, quân tử, tài tử. Lúc còn sống ông đối xử với mọi người có rất nhiều hậu đức. Lúc ở  âm phủ, ông cũng được làm thần đấy.

Cửu Hoa Sơn hiển linh rửa sạch nỗi oan cho con dâu hiếu thảo

Chuyện thần kỳ của Cửu Hoa Sơn rất nhiều! Tương truyền triều Minh vào những năm cuối, lúc trời đang mưa, Hải Thụy mang ủng da lên núi, bạn đồng hành nói với ông: “Ủng da là lấy da bò làm nên, là huân (chất tanh), không phải chay đâu. Cho nên không thể mang nó lên núi”. Hải Công liền đổi giày rơm lên núi.

Lúc ông theo đoàn người đi bái tế Thần linh, đã chỉ vào cái trống bên trong miếu, nói rằng: “Đây cũng là làm bằng da, chẳng lẽ không phải huân sao?”. Nói xong, bỗng nhiên một tiếng sét từ trong miếu vang lên, đánh nát cái trống. Từ đó đến nay, trống ở trong miếu không dùng da làm, mà thay thế bằng vải bố.

Còn có một chuyện khác. Cố Ông ở phủ Thái Bình – Giang Nam, sinh ra một trai một gái, đều đã lập gia đình. Vợ của Cố Ông đã mất, nên ông đành sống cô đơn một mình. Ông đã cưới vợ cho con trai tên Khương thị, là con gái nhà nông, 17 tuổi, tính tình nhân ái hiếu thuận, Cố Ông rất hài lòng về con dâu.

Cửu Hoa Sơn hiển linh, rửa nỗi oan cho con dâu hiếu đạo - ảnh 3
Khương thị là con gái nhà nông, 17 tuổi, tính tình nhân ái hiếu thuận. (Ảnh minh họa: kknews) 

Không lâu sau, Cố Ông nhiễm bệnh, con trai ông ở xa chưa về. Khương thị nghe được âm thanh rên rỉ, vào gặp Cố Ông, nói rằng sẽ đi tìm thầy thuốc đến chữa bệnh. Cố Ông trả lời: “Ta chẳng qua là chân có bệnh, chỉ cần làm ấm nó lên, thì sẽ khỏi thôi”. Khương thị nói: “Nếu là như vậy thì đâu có khó gì?”, liền ôm chân cha chồng mà ngủ. Cô làm như vậy là chỉ suy nghĩ bản thân giữ trọn đạo hiếu, không hiểu được quan ngại tình ngay lý gian.

Năm thứ hai, con trai của Cố Ông trở về, trên đường đi qua nhà em gái, thì được kể lại chuyện này. Con trai của Cố Ông nghe xong, không thể không sinh lòng hoài nghi, sau khi về đến nhà, khó lòng mở miệng nói chuyện với vợ. Đợi đến lúc đêm, liền ôm chăn mền qua căn phòng khác mà ngủ, không ngủ cùng phòng với vợ nữa. Khương thị trong lòng thấy nghi vấn, lo lắng liền đi hỏi thăm chồng. Chồng trả lời: “Nàng đã từng nghe qua chuyện cha chồng với con dâu ngủ cùng chưa?”

Khương thị lúc này mới chợt hiểu ra, liền nói: “Em thấy cha đáng thương, tuổi già có bệnh, nên thực sự đã có chuyện tới ngủ với ông. Nhưng em và bố hoàn toàn trong sạch. Chủ tâm của em, chỉ có Thần linh trên trời biết rõ”. Con trai của Cố Ông chỉ cười mà không trả lời.

Hôm đó, Khương Thị nghe thấy tiếng vị phu nhân nhà bên đang gõ chuông niệm Phật, liền đi ra ngoài hỏi bà đang làm gì. Người phụ nữ kia đáp: “Ta đang đi bái Thần Cửu Hoa Sơn”. Khương thị liền đi theo vị phu nhân và kết bạn đồng hành.

Sau khi Khương thị lên núi dâng hương quỳ lạy xong, thấy ngọn núi Lư Hương là một vách núi đá dựng đứng, bèn hỏi một lão hòa thượng chỗ đó tên gì. Hòa thượng đáp: “Nơi đó gọi Long Khẩu Hương, lúc cõi lòng không thể tự sáng tỏ, muốn đối chất trước Quỷ Thần, cầu được chứng minh, thì theo vách đá dựng đứng kia mà leo lên”.

Khương Thị nghe vậy rất vui, liền cầm nhang tiến về trước. Lão hòa thượng khuyên can nói: “Ta xuất gia làm hòa thượng đến nay cũng đã già rồi, chưa từng gặp qua người nào dám trèo lên nơi này. Huống hồ cô nương chân yếu tay mềm như thế kia, mạo hiểm lắm”. Khương Thị không nghe, thẳng tiến đến vách núi đá dựng đứng, những người quan sát xung quanh trong lòng đều sợ hãi. Lúc cô leo đến lưng chừng núi, quả nhiên rơi xuống. Mọi người tiếc hận nàng đã chết rồi.

Phu nhân ở nhà bên vốn cùng Khương thị đi dâng hương đã vội vàng trở về báo với Cố Ông. Cố Ông trách cứ bà ta nói dối, bảo rằng: “Con dâu ta từ tối qua đã về đến nhà rồi”. Sau đó dẫn các vị phu nhân và thêm mấy người nữa, cùng vào trong nhà, quả nhiên thấy Khương thị nhắm mắt khoanh chân, ngồi ở trên bồ đoàn. Phu nhân nhà bên kinh sợ nói: “Đây chính là Phật sống! Chúng ta từ nay về sau không cần đến Cửu Hoa Sơn cúng bái, đến bái cô ấy là được rồi”. Mọi người liền cùng niệm Phật, hướng về Khương thị mà bái lạy.

Lúc này Khương thị mới mở mắt, đứng lên. Mọi người đến xem cái bồ đoàn kia, thấy có bốn chữ “Cửu Hoa Sơn Trí”. Sau đó đi hỏi thăm Cố Ông: “Con dâu của ông về nhà lúc nào vậy?” Cố Ông trả lời: “Ngày hôm qua tôi nghe thấy có tiếng động, trong tâm nghĩ có cướp đến, liền đi cùng con trai ra ngoài xem xét, thì thấy con dâu từ trên trời bay xuống. Lúc ấy con dâu nhắm mắt hấp hối, nhìn giống như sắp chết vậy.

Sau khi hỏi han, con dâu nói: ‘Con muốn chứng tỏ sự trong sạch của mình, cho nên cố gắng leo lên vách đá dựng đứng, cũng không suy nghĩ đến sinh tử. Không ngờ núi cao chót vót, gót chân mềm nhũn, liền ngã rơi xuống, cũng không biết làm thế nào về đến nhà'”.

Các vị phu nhân lúc đó mới tường thuật tỉ mỉ lại sự việc trải qua khi dâng hương ở Cửu Hoa Sơn cho hai cha con Cố Ông. Thế là vợ chồng Khương thị ôm nhau khóc to. Những người gần xa, nghe chuyện này xong vừa kinh sợ vừa ngợi khen. Từ đó về sau, phàm là người dâng hương lên Cửu Hoa Sơn, cũng tới bái lạy Khương thị trước.

(Trích trong “Tử Bất Ngữ” của Viên Mai thời nhà Thanh)

Natalie (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x