“Cuộc kháng nghị tại cổng trời”: 18 năm kiên cường để xua đi màn đêm u tối

14/05/20, 09:18 Trung Quốc

“Cuộc kháng nghị tại cổng trời” là bộ phim tài liệu ngắn kể lại cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của ba người Úc và bảy người đồng hương của mình khi họ đến Trung Quốc vào năm 2002 để hỗ trợ các học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại, tra tấn trong các trại tạm giam và trại lao động cưỡng bức. Bộ phim chỉ dài hơn 18 phút, do Jessica Kneipp và Caden Pearson đạo diễn.

“Cuộc kháng nghị tại cổng trời” – bộ phim tài liệu ngắn kể lại cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của ba người Úc và bảy người đồng hương của mình đến Trung Quốc để hỗ trợ các học viên Pháp Luân Công đang bị ĐCSTQ bức hại. (Ảnh qua Twitter)

Khởi đầu của cuộc bức hại

Câu chuyện được kể lại bởi ba người Úc, bao gồm một thợ sửa ống nước ở Melbourne, mẹ của anh ta và một nữ vận động viên bơi lội Olympic. Nữ vận động viên bơi lội này bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 2/1999 và ngay lập tức nhận thấy được lợi ích của môn tập. 

Tháng 7/1999, chính quyền Trung Quốc bắt đầu đàn áp các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại lục. Cuộc đàn áp do Giang Trạch Dân, cũng là người lãnh đạo đất nước lúc đó phát động. Ông ta đố kỵ với sự phổ biến của Pháp Luân Đại Pháp, khi môn tập ngày càng phát triển và có số lượng người theo tập nhiều hơn số lượng Đảng viên thời bấy giờ.

Các học viên Pháp Luân Công ở Úc ban đầu đã chết lặng khi biết tin những người bạn tu luyện của họ đang bị bức hại. Thật vô lý khi một nhóm người thực hành theo những nguyên lý của Pháp Luân Công để trở thành người chân thành, thiện lương và khoan dung lại bị bắt giữ và tống vào các cơ sở tạm giam. Năm 2001, người thợ sửa ống nước cùng mẹ đã đến thăm Hồng Kông và nói chuyện với người dân ở đó về tình hình ở Đại lục, sau đó mới biết rằng các học viên đã bị kết án, bị tống vào các bệnh viện tâm thần và trại lao động chỉ vì đức tin của họ.

Khi phát hiện ra cuộc đàn áp tàn ác như thế nào, 3 người họ không thể hiểu được, lý do tại sao các phương tiện truyền thông ở đất nước vốn yêu chuộng tự do của họ lại không hề đưa tin về vấn đề này. Sau đó, họ quyết định đến Trung Quốc và thực hiện một cuộc kháng nghị, với hy vọng thu hút sự quan tâm của thế giới về những tội ác tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công vô tội. Cùng với bảy người khác có chung mối quan tâm như mình, họ tạo thành một nhóm 10 người và bắt chuyến bay đến Trung Quốc.

Kháng nghị phản đối sự bất công

Khi đến Trung Quốc, họ nhận ra rằng mình đang bị theo dõi sát sao. Ngay cả nhân viên tiếp tân tại khách sạn cũng cảnh báo họ hãy cẩn thận. Họ đã đến Quảng trường Thiên An Môn và phát hiện ra cách mỗi ba mét lại có một lính canh được trang bị súng, điều đó gây khó khăn cho những kế hoạch của họ. 

Kỷ niệm 10 năm cuộc thỉnh nguyện của các học viên Pháp Luân Công ...
Hơn 30 người từ hơn mười quốc gia, mang theo quốc kỳ của mình, tập trung lại để thỉnh nguyện chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Thiên An Môn. (Ảnh qua Minh Huệ Net)

Đến ngày kháng nghị, vận động viên Olympic đã gặp một phóng viên Úc tại khách sạn để nói về kế hoạch của họ. Phóng viên cảnh báo cô rằng cô có thể sẽ bị theo dõi. Và thật vậy, khi rời đi, một vài người đàn ông đã đi theo cô trong khách sạn. Thật nhanh trí, cô chạy xuống chiếc thang cuốn không hoạt động, nhanh chóng nhảy vào thang máy lên tầng tám, rồi chạy qua thang máy khác, phóng xuống sảnh, lao ra ngoài lên một chiếc taxi và thoát khỏi sự kìm kẹp của những kẻ đó.

Cô phải gặp những người khác tại Quảng trường Thiên An Môn lúc 10 giờ sáng.

Khi cô gặp được người thợ sửa ống nước và mẹ của anh ta trên Quảng trường, họ thấy những người còn lại trong nhóm đã giăng băng rôn ra và đang hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “ Chân Thiện Nhẫn hảo” bằng tiếng Hoa. Người vận động viên ngay lập tức chạy đến tham gia cùng họ, giương cao biểu ngữ của chính mình và hét lên”Pháp Luân Pháp Đại Pháp hảo”. Chính quyền Trung Quốc đã nhanh chóng hành động, họ giật lấy các biểu ngữ và lôi nhóm người này lên xe buýt.

Người thợ sửa ống nước và mẹ mình mặc áo phông vàng với dòng chữ Pháp Luân Đại Pháp bằng cả tiếng Anh và tiếng Hoa, bên ngoài họ khoác áo che lại. Khi họ đến trung tâm Quảng trường Thiên An Môn, họ cởi áo khoác, ngồi xuống bắt chéo chân, làm thế tay kết ấn và bắt đầu hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”. Người mẹ đã bị cảnh sát bắt lên một chiếc xe tải.

Ba cảnh sát khác cố gắng nhấc người thợ ống nước lên. Nhưng họ đã thất bại. Anh kể lại rằng anh đang tập trung phát chính niệm. Hai cảnh sát nữa đến và cố gắng lôi anh ta. Tuy nhiên, anh vẫn bất động ngồi trong tư thế hoa sen (hai chân bắt chéo chồng lên nhau). Cảnh sát cuối cùng đã phải bao quanh và nhấc anh lên từ hai bên trong khi anh vẫn giữ nguyên tư thế hoa sen và mang anh ta lên tận xe buýt trong tư thế đó.

Họ bị đưa đến một đồn cảnh sát, sau đó là đến một khách sạn – nơi họ bị cô lập trong các phòng khác nhau. Cảnh sát thẩm vấn và lớn tiếng la hét, thậm chí còn khạc nhổ vào mặt họ. Khi được thả ra và quay trở về Úc, họ đã gây được sự chú ý của giới báo chí như mong đợi. Họ đã có thể nói chuyện với các phóng viên về cuộc đàn áp kinh hoàng ở Trung Quốc và cách mà ĐCSTQ đã đối xử với họ.

Không phải ai cũng hiểu được lý do tại sao họ đến Trung Quốc để làm việc này. Người thợ sửa ống nước cho biết, một số người nói với anh rằng cuộc bức hại này chẳng liên quan gì đến họ. Anh đáp lại rằng nó có liên quan. Rất nhiều mặt hàng Trung Quốc mà người dân Úc đang mua sắm là đến từ các trại lao động cưỡng bức, nơi các học viên Pháp Luân Công và những người bị bức hại khác bị ép buộc phải làm việc không được nghỉ ngơi. 

Trên thực tế, bộ phim bao gồm lời khai trong giờ phút cuối cùng của Cao Dung Dung, cô chia sẻ một thông điệp chân thành đến thế giới về cách cô và các học viên Pháp Luân Công khác phải làm công việc nô lệ trong điều kiện tàn bạo như thế nào. 

Bộ phim kết thúc đã 18 năm sau các sự kiện trên, bây giờ đã là năm 2020, ba nhân vật trong câu chuyện vẫn đang cố gắng nói lên sự thật về cuộc bức hại ở Úc. Họ thấy trước một tương lai, khi ĐCSTQ không còn tồn tại thì lúc đó, tất cả người dân Trung Quốc sẽ được tự do thực hành tôn giáo và tín ngưỡng của mình đường đường chính chính như các nền dân chủ khác.

Việt Anh (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

x