Kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện lịch sử ở Bắc Kinh: “Đó là ngày mà cái Thiện đã thực sự chiến thắng”

Vào ngày 22/4 vừa qua, tại thành phố Edmonton, Canada đã diễn ra buổi mít-tinh kỷ niệm 18 năm cuộc thỉnh nguyện lớn ở Bắc Kinh của những người theo tập Pháp Luân Công (25/4/1999). Buổi lễ có sự tham dự của các Nghị sỹ quốc hội và đông đảo các học viên Pháp Luân Công tại Canada.

Ông Michael Cooper, Nghị sĩ đại diện cho khu vực Edmonton-St. Albert, phát biểu tại một cuộc mít-tinh ở Dr. Wilbert McIntyre Gazebo, Edmonton, hôm 22/4/2017 để kỷ niệm lần thứ 18 cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4/1999 ở Bắc Kinh của những người theo tập Pháp Luân Công. (Ảnh: George Qu/ Epoch Times)

“Đó là một ngày mà cái Thiện đã thực sự chiến thắng”

Đó là cách mà ông Michael Cooper, Nghị sĩ đại diện cho khu vực Edmonton-St. Albert, miêu tả sự kiện ngày 25/4/1999, trong đó khoảng 10.000 người theo tập Pháp Luân Công đã tập trung ở Bắc Kinh một cách ôn hòa để phản đối ngữ điệu cứng rắn của các phương tiện truyền thông của nhà nước đối với môn tập của họ và việc bắt giữ sai trái 45 học viên ở thành phố Thiên Tân.

Ông Cooper phát biểu tại một cuộc mít-tinh được tổ chức ở Dr. Wilbert McIntyre Gazebo, Edmonton, hôm 22/4 để kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện này. Tham gia cuộc mít-tinh còn có ông Garnett Genuis, Nghị sĩ đại diện cho khu vực Sherwood Park-Fort Saskatchewan và những người theo tập Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đã trải qua cuộc đàn áp ở Trung Quốc.

Cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4/1999, đó là cuộc thỉnh nguyện lớn nhất vì quyền tự do tín ngưỡng trong lịch sử Trung Quốc gần đây. Và đó cũng là lần cuối cùng những người theo tập Pháp Luân Công có thể tập hợp, trước khi cuộc đàn áp tàn bạo đối với môn tập này được Giang Trạch Dân, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thời đó phát động vào tháng 7/1999.

‘Một hành động xuất sắc’

“Thật vinh dự khi tôi được ở đây cùng với [những học viên Pháp Luân Công] vì sự trung thực, lòng trắc ẩn và khoan dung, để đoàn kết nhớ về hơn 10.000 người dũng cảm đã [tập trung] ở Bắc Kinh vào ngày 25/4/1999 định mệnh đó”, ông Cooper nói.

Ông Garnett Genuis, Nghị sĩ đại diện cho khu vực Sherwood Park-Fort Saskatchewan, phát biểu tại cuộc mít-tinh ở Dr. Wilbert McIntyre Gazebo, Edmonton, hôm 22/4/2017 để kỷ niệm 18 năm cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4/1999 ở Bắc Kinh của những học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: George Qu/ Epoch Times)

“Những người đàn ông và phụ nữ, đứng lên vì công lý, đứng lên vì tự do, đứng lên vì nhân quyền, đứng lên vì hàng chục người theo tập Pháp Luân Công những ngày trước đó đã bị vây ráp, bị bắt giữ, và bị đánh đập… Đó là một hành động xuất sắc”, ông nói.

Nhưng việc đáp lại của chính quyền Trung Quốc là điển hình cho một “chế độ độc tài cộng sản tàn bạo”, ông Cooper nhấn mạnh.

Chỉ 3 tháng sau đó, chính quyền Giang Trạch Dân đã khởi động một chiến dịch đàn áp nhằm vào Pháp Luân Công mà trong 18 năm qua đã khiến cho hàng ngàn gia đình không còn nguyên vẹn, nhiều người bị đưa vào các trại lao động, nhiều người bị tra tấn đến chết, và nhiều người mất đi sinh mạng trong ngành buôn bán nội tạng phi pháp do nhà nước Trung Quốc bảo trợ.

Bác sĩ Minnan Liu thuộc Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Edmonton phát biểu tại cuộc mít-tinh ở Dr. Wilbert McIntyre Gazebo, Edmonton, hôm 22/4/2017 để kỷ niệm 18 năm cuộc thỉnh nguyện 25/4/1999 ở Bắc Kinh của những học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Omid Ghoreishi/ Epoch Times)

“Đối diện với những vi phạm nhân quyền và tội ác kinh hoàng nhất trong thế giới hiện đại của chế độ độc tài cộng sản Trung Quốc, những người theo tập Pháp Luân Công đã đáp lại như thế nào?”, ông Cooper đặt câu hỏi.

“[Họ đã] đáp lại một cách ôn hòa, thông qua truyền thông, thông qua chiến dịch nhận thức, để đưa sự tàn ác ra ánh sáng – sự tàn ác được thực hiện ngày này qua ngày khác ở Trung Quốc nhằm vào Pháp Luân Công, và hàng chục triệu người theo tập ở khắp Trung Quốc”, ông Cooper nói.

Cưỡng bức thu hoạch nội tạng

Ông Cooper nói với những người tham dự rằng ông và đồng Nghị sĩ Genuis cùng những người khác ở Hạ viện sẽ tiếp tục gây sức ép với chính phủ Canada hối thúc Bắc Kinh chấm dứt cuộc đàn áp này và đề cao “tự do, dân chủ và nhân quyền”.

Canada có thể đóng một vai trò mạnh mẽ, đứng lên vì những nhân quyền phổ quát. Chúng ta có trách nhiệm phải làm việc đó, đặc biệt là khi chính phủ nói về việc tăng cường mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc.

— Nghị sĩ Garnett Genuis

Ông Genuis, người mới đây đưa ra một dự luật nhằm chống lại việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, nói việc đàn áp nhằm vào tất cả các cộng đồng tín ngưỡng ở Trung Quốc đang gia tăng.

“Khi Trung Quốc cố gắng hết sức để tẩy trắng hình ảnh quốc tế của họ, cuộc đàn áp vẫn đang leo thang, đang tồi tệ đi, và cần phải có một sự đáp lại mạnh mẽ từ phía những người như chúng ta ở phương Tây và trên toàn thế giới cam kết theo công lý và nhân quyền”, ông Genuis nói với những người tham dự cuộc mít-tinh.

Dự luật C-350 của ông Genuis, làm sống lại một dự luật được đưa ra Nghị viện khóa trước bởi nguyên Bộ trưởng Tư pháp thuộc đảng Tự do Irwin Cotler, sửa lại Bộ luật Hình sự và Luật Xuất nhập cảnh và Bảo vệ Người tị nạn của Canada. Dự luật này muốn coi là tội ác đối với việc một người có được nội tạng mà họ biết là được lấy mà không được sự đồng ý, và khiến những người tham gia vào việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng không được nhập cảnh vào Canada.

Bà Jiang Hong (phải) kể lại thông qua một người phiên dịch việc cha của bà đã bị ngất xỉu trong khi bị tra tấn và sau đó bị thiêu xác trong khi vẫn còn sống ở Trung Quốc vì theo tập Pháp Luân Công. (Ảnh: George Qu/ Epoch Times)

Theo điều tra của nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Canada David Kilgour, luật sư nhân quyền Canada David Matas, và nhà báo điều tra Hoa Kỳ Ethan Gutmann, có tới 90.000 ca ghép tạng đã diễn ra ở Trung Quốc mỗi năm, với đa số trong số đó là những tù nhân lương tâm theo tập Pháp Luân Công bị giết chết để lấy nội tạng.

“Canada có thể đóng một vai trò mạnh mẽ, đứng lên vì những nhân quyền phổ quát. Chúng ta có trách nhiệm phải làm việc đó, đặc biệt là khi chính phủ nói về việc tăng cường mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc”, ông Genuis nói.

Cuộc đàn áp

Phát biểu tại cuộc mít-tinh cũng có hai người theo tập Pháp Luân Công đã từng bị bức hại trong khi ở Trung Quốc.

Cư dân Calgary Jiang Hong đã kể lại trong một bài phát biểu xúc động thông qua một người phiên dịch rằng cha của bà, ông Jiang Xiqing, đã bị đưa vào một trại lao động cưỡng bức và bị tra tấn vì theo tập Pháp Luân Công.

Ông Jiang Xiqing đã bị ngất xỉu trong khi bị tra tấn và sau đó bị thiêu xác trong khi ông vẫn còn sống, bà Jiang Hong vừa khóc vừa kể lại.

Bà Zhang Ping (phải) kể lại thông qua một người phiên dịch việc bà đã bị bỏ tù nhiều lần ở Trung Quốc vì theo tập Pháp Luân Công. (Ảnh: George Qu/ Epoch Times)

Bà Zhang Ping, cũng đang sống ở Calgary, đã kể lại việc sức khỏe thể chất và tinh thần của mình đã được cải thiện như thế nào, cuộc sống đã trở nên hài hòa ra sao nhờ tập Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, do chiến dịch đàn áp của ĐCSTQ, bà đã bị bắt giữ và bị giam nhiều lần. Cuối cùng, bà đã trốn thoát khỏi Trung Quốc và đến được Canada vào năm 2015.

“Sau khi rời quê hương, trong vòng 1 năm, tôi đã nghe tin về 3 người theo tập Pháp Luân Công nữa bị chết vì đàn áp”, bà Zhang Ping nói.

“Đã có 43 người được xác nhận là đã chết tại địa phương và 989 người ở tỉnh tôi kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu”, bà cho biết thêm.

Theo theepochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x