Cuộc đua tên lửa đối hạm

14/03/15, 07:50 Tin Tổng Hợp

Các thế lực quân sự trên thế giới đang chạy đua phát triển những tên lửa đối hạm đầy uy lực trong bối cảnh nguy cơ xung đột trên biển ngày càng gia tăng.

Chiến hạm USS Coronado của Mỹ thử nghiệm tên lửa NSM của Na Uy – Ảnh: Kongsberg

Cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây hay những căng thẳng ở biển Đông, biển Hoa Đông đã khiến nhiều quốc gia tập trung phát triển năng lực chiến tranh hạm đối hạm trên biển. Nhu cầu đánh chìm chiến hạm đối phương thúc đẩy nhiều nước phát triển những dòng tên lửa đối hạm (ASM) thế hệ mới. Trong đó phải kể đến 5 loại ASM uy lực nhất đã và đang được phát triển, theo bình chọn của tạp chí The National Interest.

Brahmos
Được đặt theo tên sông Brahmaputra và Moscow, Brahmos là sản phẩm từ chương trình hợp tác Nga – Ấn và đã được quân đội Ấn Độ triển khai. Tính tới thời điểm này, Brahmos là tên lửa tầm thấp nhanh nhất thế giới, tốc độ tối đa Mach 2,8 (gấp 2,8 lần tốc độ âm thanh, tương đương 952 m/giây), có thể bay cách ngọn sóng khoảng 10 m nên được đặt biệt danh là “nhạn biển”.
Tên lửa này đặc biệt đa năng, có thể được lắp trên chiến hạm, bệ phóng tên lửa trên bộ (đều mang đầu đạn 200 kg) và chiến đấu cơ như Su-30 MK1, với phiên bản không đối hạm có tầm bắn lên đến 500 km và mang đầu đạn 300 kg. Brahmos tận dụng tốc độ cao, thiết kế tàng hình và khả năng lướt sát biển để chọc thủng hệ thống phòng không đối địch. Ngay cả khi ra đa bên đối phương được lắp ở tầm cao 20 m, Brahmos chỉ bị phát hiện khi cách mục tiêu 25 km, có nghĩa là đối thủ chỉ có 28 giây để dò tìm, phát hiện và bắn hạ Brahmos trước khi tên lửa trúng tàu.
LRASM
Tên lửa đối hạm tầm xa (LRASM) là ứng viên hàng đầu thay thế tên lửa Harpoon, vốn được triển khai cho hải quân Mỹ từ năm 1977. Nó là phiên bản tên lửa hành trình JASSM-ER của không quân Mỹ do Lockheed Martin sản xuất, với khả năng chống nhiễu và tàng hình, tầm bắn 800 km, được thiết kế để tự phát hiện mục tiêu, và mang đầu đạn 453 kg. Khác với Brahmos vốn dựa vào tốc độ cao để xuyên thủng hệ thống phòng thủ của đối phương, LRASM trông cậy vào khả năng tàng hình và tự quyết định hành trình để lẩn tránh mạng lưới phòng không. Không giống như tên lửa đã lỗi thời Harpoon, LRASM có thể được lắp vào ống phóng Mk.41 của tàu tuần dương lớp Ticonderoga và tàu khu trục lớp Burke, cũng như ống phóng Mk.57 trên khu trục hạm đời mới lớp Zumwalt.
Club (phiên bản 3M-54E1)
Là vũ khí của hải quân Nga và đã được xuất sang Algeria, Trung Quốc và Ấn Độ, Club thực chất là một nhóm vũ khí gồm 4 phiên bản khác nhau dành cho mục tiêu đối hạm (3M-54E1), tấn công trên bộ và chống ngầm. Phiên bản đối hạm mới nhất 3M-54E1 tìm đến mục tiêu nhờ thiết bị ra đa tự dẫn chủ động, hệ thống định vị GLONASS và hệ thống dẫn đường bên trong. Đầu đạn 3M-54E1 nặng 400 kg, tầm bắn tối đa 300 km. Về mặt kỹ thuật, 3M-54E1 là tên lửa hành trình, thường di chuyển với tốc độ Mach 0,8 ở độ cao từ 10 – 15 m. Một số phiên bản còn tăng tốc lên Mach 2,9 trong giai đoạn cuối để rút ngắn thời gian phản ứng của hệ thống phòng không đối phương.
XASM-3
Tên lửa mới XASM-3 được dự đoán sẽ cải thiện đáng kể khả năng chống hạm trên biển của Nhật một khi được hoàn tất khâu phát triển vào năm 2016. Theo các nguồn tin, XASM-3 là tên lửa bội siêu thanh với tốc độ lên đến Mach 5, với khả năng tàng hình. Giống Brahmos, XASM-3 sẽ tận dụng tốc độ để hạn chế thời gian phản ứng của đối phương. Theo đó, XASM-3 chỉ cho phép đối thủ đúng 15 giây phản ứng trước khi lao vào mục tiêu. Tên lửa Nhật được trang bị ra đa tự dẫn chủ động lẫn bị động. Trọng lượng của nó khoảng 860 kg, chưa rõ kích thước đầu đạn, với tầm bắn dự kiến từ 193 km trở lên.
Tên lửa tấn công hải quân
Là ASM do Tập đoàn Kongsberg của Na Uy sản xuất, Tên lửa tấn công hải quân (NSM) được quảng bá là “ASM thế hệ thứ 5” đầu tiên trên thế giới. NSM sử dụng thiết bị phóng rốc két khi rời bệ phóng, sau đó chuyển sang động cơ phản lực cánh quạt. Nó cũng được gọi là “nhạn biển” do chỉ bay cách ngọn sóng khoảng 10 m, chưa rõ tốc độ bay nhưng có thể thuộc dạng cận siêu âm. Kongsberg cho hay tên lửa trên “hoàn toàn thụ động”, có nghĩa nó không cần sử dụng các cảm biến chủ động để theo dõi mục tiêu. NSM không tỏa ra sóng hồng ngoại hoặc ra đa nên hoàn toàn tàng hình trước ra đa tàu địch. Trọng lượng nặng 410 kg, NSM thuộc loại nhẹ cân nhất so với các ASM thế hệ mới kể trên. Nó có tầm bắn 185 km và mang theo đầu đạn 125 kg. Hiện NSM được triển khai cho tàu tấn công tên lửa lớp Skjold và tàu khu trục lớp Fritjof Nansen của hải quân Na Uy, trong khi quân đội Ba Lan cũng đã lắp NSM cho hệ thống phòng thủ bờ biển.

Thụy Miên

Theo Thanh Niên

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x