Cuộc đời trái ngược của 2 vị quốc mẫu Trung Hoa (P.1): Tống Mỹ Linh

08/12/16, 10:53 Trung Quốc

Lịch sử Trung Hoa đầu thế kỷ 20 chịu chi phối bởi chị em nhà họ Tống. Mặc dù tình chị em giữa Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh bao giờ cũng thân thiết, nhưng con đường đi và cuộc đời của họ hoàn toàn khác biệt.

Kết quả hình ảnh cho tống mý linh
Tống Mỹ Linh, một nữ nhân xuất chúng trong lịch sử của Trung Quốc hiện đại. (Ảnh: Internet)

Việc Tống Mỹ Linh qua đời lúc 106 tuổi đã khiến mọi người ôn lại lịch sử hiện đại của Trung Quốc, đặc biệt hồi ức lại lịch sử chiến tranh chống Nhật. Một đời Tống Mỹ Linh đã sống qua 3 thế kỷ. Tuy nhiên thời kỳ huy hoàng nhất của bà là vào thế kỷ thứ 2, khoảng những năm 1940 lúc Trung Quốc kháng Nhật, không chỉ hải ngoại sùng bái sự cống hiến của bà trong thời kỳ kháng Nhật, mà dư luận tại Trung Quốc cũng có thái độ khẳng định tốt đối với bà.

Đương thời tờ tuần báo Á châu tiếng Trung xuất bản tại Hồng Kông viết: “Cái chết của Tống Mỹ Linh ngoài dẫn phát việc giải thích lại lịch sử còn giúp khôi phục lại luận thuật chủ lưu của ĐCSTQ. Điếu văn thương tiếc của các hãng thông tấn tư nhân quốc tế, khiến cho người dân tại Trung Quốc phải có sự “bình phản” đối với Tống Mỹ Linh, cư dân trên các trang mạng cũng bình luận sôi nổi, đánh giá lại lịch sử Trung Quốc cận đại”.

Một tờ báo tại Trung Quốc còn đưa tin về cuộc đời của Tống Mỹ Linh lúc sinh thời, vài học giả còn phát hiện ra sự cống hiến của Tống Mỹ Linh trong thời kháng Nhật, nên họ đã giải thích lại lịch sử kháng Nhật của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh rất lúng túng, bởi vì trong các sách giáo khoa của Trung Quốc toàn nói rằng cuộc kháng chiến chống Nhật là do ĐCSTQ lãnh đạo, khiến nhân dân chống lại chủ nghĩa “muốn chống ngoại xâm, trước phải an dân” của Tưởng Giới Thạch, từ đó kháng Nhật hoàn toàn thắng lợi. Cái chết của Tống Mỹ Linh đã làm lộ ra sự gian dối của ĐCSTQ  trong hơn nửa thế kỷ.

Ngày 12/12/1936, Trương Học Lương phát động binh biến, giam giữ Tưởng Giới Thạch – thống soái tối cao của Trung Quốc lúc đó. Do Trương  bí mật liên lạc với ĐCSTQ từ trước, nên sau khi biến động xảy ra, ĐCSTQ và Trương có ý muốn giết Tưởng, rồi dựa vào Liên Xô mà hùng cứ một phương. Tuy nhiên lúc đó Tưởng là lãnh tụ tuyệt vời của Trung Quốc, ngay cả Stalin bên Liên Xô cũng cho là chỉ có Tưởng mới đủ tư cách lãnh đạo Trung Quốc kháng Nhật, từ đó làm giảm đi sự uy hiếp của Nhật đối với Liên Xô. Nên Stalin ép ĐCSTQ phải phóng thích Tưởng, đây chính là nguyên nhân căn bản để biến cố ở Tây An được giải quyết bằng phương pháp hòa bình.

Tuy vậy, nhưng dũng khí của Tống Mỹ Linh trong việc giải quyết sự biến ở Tây An cũng khiến mọi người kính mộ. Tống Mỹ Linh không nghe sự can gián của mọi người, chẳng kể an nguy của bản thân, một mình vào hang cọp, khuyên Trương Học Lương hãy vì đại cuộc mà phóng thích Tưởng. Sự biến Tây An được giải quyết xong, đã lộ ra một Tống Mỹ Linh đại trí đại dũng, khiến bà trở thành một nữ nhân xuất sắc trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc.

Tháng 2/1943, Tống Mỹ Linh đến Mỹ quốc, không chỉ là khách mời của vợ chồng Tổng thống Franklin D. Roosevelt  tại nhà Trắng mà còn diễn giảng trước các nghị viên của lưỡng viện quốc hội Mỹ. Với tiếng Anh lưu loát và chất giọng hùng hồn, bà đã nêu lên quyết tâm kháng chiến của nhân dân Trung Quốc: “Nhân dân Trung Quốc đã độc lập kháng chiến hơn 5 năm, chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến khi giành thắng lợi, dù cho chỉ còn có một người”. Lời diễn giảng của bà đã được toàn thể nghị viên, giới báo chí và nhân dân Mỹ khâm phục và ủng hộ. Từ đó nước Mỹ đã trợ giúp cho kháng chiến của Trung quốc, mở ra một cuộc diện mới.

Đảng Cộng sản, Tống Mỹ Linh, Quốc Dân Đảng, Mao Trạch Đông,
Bà Tống Mỹ Linh phát biểu trong một buổi diễn thuyết. (Ảnh: Internet)

Tháng 11/1943, Tống Mỹ Linh cùng Tưởng Giới Thạch tham gia hội nghị 3 nước Mỹ, Anh,Trung tại Roma để thảo luận về tình hình thế giới sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc. Tại hội nghị xác định rõ Trung Quốc là ủy viên thường nhiệm độc lập tại Liên Hiệp Quốc, cũng xác nhận các đảo như Bành Hồ, Đài Loan bị Nhật chiếm đóng nay trả về cho Trung Quốc.

Tống Mỹ Linh được phong làm nhân vật “thời đại” nổi bật thứ 11 cùng với Tưởng Giới Thạch tại Mỹ; nổi tiếng nhất là vào Tháng 1/1938, vợ chồng Tưởng được phong làm nhân vật “thời đại” có độ tuổi đẹp nhất. Là một nữ nhân xuất sắc nhất của Trung Quốc hiện đại, sự cống hiến của Tống Mỹ Linh trong việc kháng Nhật của Trung Quốc rất vĩ đại và đặc biệt, do vậy bà đã đạt được cái vinh dự mà trước đó chưa ai có.

Một đời Tống Mỹ Linh luôn quyết liệt phản đối chủ nghĩa cộng sản và đảng cộng sản. Ngay cả vào năm 1980, Trung Quốc đại lục tuyên dương “cải cách khai phóng” đến nay, Tống Mỹ Linh vẫn nhiều lần phản đối cho dù ĐCSTQ đạt nhiều tiến bộ. Năm 1981, chị bà là Tống Khánh Linh mất, Tống Mỹ Linh cũng chưa hề thăm hỏi một lần, cũng không tham dự lễ truy điệu.

Vào Tháng 7/1982, lãnh đạo Trung Quốc, Liêu Thừa Chí gửi thư công khai cho Tưởng Kinh Quốc, ngỏ ý muốn cho Trung Quốc thống nhất. Tưởng Kinh Quốc chưa kịp trả lời thì Tống Mỹ Linh đã gửi thư phúc đáp đến Liêu Thừa Chí làm chấn động dư luận lúc đó. Thư của Tống Mỹ Linh như một thùng nước lạnh xối lên đầu Liêu Thừa Chí và ĐCSTQ. Trong thư ngoài việc chỉ ra ĐCSTQ đã dựa vào bình phản mà tạo ra bao tội ác, gây nhiều oan khuất mà còn không khách khí nói thẳng ra ĐCSTQ đã phụng bái Mác-Lênin như thần linh của mình.

trẻ mãi không già, Tống Mỹ Linh, 8 bí quyết,
Vợ chồng ông Tưởng Giới Thạch và bà Tống Mỹ Linh. (Ảnh: Internet)

Nói một cách tương đối, Trung Hoa dân quốc từ lúc thành lập đến nay, trừ con người bại hoại của Viên Thế Khải, thì ngay cả thời đại quân phiệt cũng không hề có ai dám thay đổi quốc hiệu. Trung Hoa Dân Quốc từ lúc chính phủ quốc dân chấp chính đến nay, thủy chung vẫn dựa vào tinh thần ái quốc cùng chủ nghĩa quốc phụ. Còn Trung cộng lại thờ Mác như tổ tôn, coi Stalin như cha mẹ, thật là vô sỉ.

Cuộc đời của Tống Mỹ Linh không chỉ mở ra một trang sử về sự cống hiến to lớn của bà đối với cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc, mà còn tạo ra mũi dùi xung kích vào cách nhận thức về lịch sử cuộc kháng chiến chống Nhật của chính phủ Trung Quôc mấy chục năm qua, khiến mọi người phải nghi ngờ luận cứ của chính phủ Trung Quốc về lịch sử kháng Nhật ấy.

Ví dụ vấn đề về lực lượng lãnh đạo cuộc kháng chiến của Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc luôn nói: “ĐCSTQ là lực lượng chủ đạo, chỉ trích Tưởng Giới Thạch chỉ thừa gió bẻ măng, chiếm nhận thành quả của kháng chiến về mình”. Ở đây sự cống hiến kiệt xuất của Tống Mỹ Linh cho kháng chiến đã đủ để xóa đi luận thuật đó của ĐCSTQ.

Các nhà sử học nghiên cứu về giai đoạn kháng chiến, bây giờ hầu như đã có đủ chứng cứ quan trọng, ví như việc phát sinh và cách giải quyết về biến cố Tây An, chính là do quân đội của Quốc Dân đảng trực tiếp kháng chiến, còn ĐCSTQ thì không những  hoàn toàn bất lực mà lại còn phản đối sách lược kháng chiến của Tưởng.

Ngay cả lịch sử về chiến dịch Hoàng Kiều và sự biến ở Hoàn Nam ngày nay cũng đã lộ rõ chân tướng. Mọi nghiên cứu này đã cơ hồ nêu rõ được sự thật của lịch sử mà mấy chục năm qua đã bị chính phủ Trung Quốc bóp méo. Không chỉ cuộc đời của Tống Mỹ Linh đã cho thấy rõ về sự thật trong lịch sử kháng chiến, mà trong dân gian thậm chí ngay trong những cuộc nghiên cứu do chính phủ tài trợ một nửa, cũng dần dần xuất hiện các quan điểm bất đồng với chính phủ.

Ví như năm 1955, sau khi chính phủ Đại lục nắm chính quyền không lâu, xuất hiện một loạt các việc: Đại án Cao Cương, án Nhiêu Tấu Thạch mà có liên quan đến một số người cao cấp trong chính phủ, công an cũng như tình báo của ĐCSTQ lúc đó như Phan Hán Niên, Dương Phàm… Phan, Dương nhận sự ủy thác của Cục trưởng Hoa Đông do Nhiêu Tấu Thạch lãnh đạo, âm thầm liên lạc với Uông Tinh Vệ là người của cục đặc vụ, để bắt tay với Nhật chống lại Tưởng và mở rộng địa bàn. Ngay cả việc Trung cộng phấn khích trong việc khai hoang Diên An để trồng nha phiến bán kiếm tiền cũng bị phanh phui chân tướng…

trẻ mãi không già, Tống Mỹ Linh, 8 bí quyết,
(Ảnh: Internet)

Ngày 24/10/2003, Tống Mỹ Linh qua đời tại Newyork, Mỹ, thọ 106 tuổi. Lễ tang được tổ chức trọng thể tại giáo đường ở Newyork, cả năm đó một quần thể người người Trung quốc đều ca bài  “mẫu thân từ ái”.

“Mẹ như ánh trăng vàng, soi chiếu cửa nhà con, thánh khiết nhiều ân huệ, với con nhiều cưu mang…”

Chắp tay kính phụng di chiếu của Tống Mỹ Linh, đệ nhất phu nhân tối cao chí kính. Quần thể người Trung quốc đó là học sinh đến từ trường “di tộc quân cách mạng dân quốc”.

Trường “Di tộc quân cách mạng dân quốc” là một trường đặc biệt. Số là sau khi Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh kết hôn, trong tâm họ thúc bách phải làm một việc, đó là muốn làm sao giáo dưỡng con cháu các tướng sĩ đã vị quốc vong thân, để cho sau này họ trở thành nhân tài cho đất nước, không làm tủi hộ vong linh của tổ phụ.

Những con cháu này lúc ấy chỉ độ 3, 4 tuổi cả đời chưa được gọi tiếng “cha”, có khi còn chưa thấy được mặt cha, không hề biết thế náo là gia đình êm ấm. Vì thế Tưởng Tống đã mở trường “di tộc” này. Các thiếu nhi này được Tống Mỹ Linh chăm sóc cho đến khi lớn khôn, trải qua các giai đoạn giáo dục, tạo cơ sở cho sinh hoạt và sự nghiệp cả đời. Cảm kích ân tình, các thiếu nhi này đều gọi Tống Mỹ Linh là mẹ.

Tuy ngày nay các thiếu nhi đó đã thành các lão nhân, nhưng vẫn không quên ân giáo dưỡng của “mẹ” Tống. Hội trưởng của phân hội trường “di tộc quân cách mạng dân quốc” tại Bắc Mỹ, đã viết trong hồi ký: “Ông Tưởng cùng phu nhân trăm việc bề bộn thế mà vẫn thường đến trường “di tộc” thăm nom, và ăn cơm cùng học sinh, khuyên nhủ mọi người cần tu tâm dưỡng tĩnh, phải biết kiên nhẫn hướng về tương lai, chuộng thực chất, không chuộng hư danh, mới có thể tạo được khí tiết bất khuất uy vũ cho mình, nối chí cha ông vì nước vì dân. Cũng nhắc nhở các thầy cô làm gương cho học sinh”.

Hồi ký cũng viết: “Kế thừa ý chí của cha ông, mỗi khi dự hội nghị y học thế giới, lúc lên diễn giảng hoặc nhận giải thưởng, tôi luôn nghĩ đến công ơn của ông Tưởng, mẹ “Tống” và mẹ ruột tôi. Tôi tặng quà mừng thọ 100 tuổi cho phu nhân một tấm mành trong đó có hình ảnh tôi đã 4 lần dự hội nghị y học thế giới cùng các bằng khen và hình chụp phu nhân tặng tôi 200 USD lúc tôi đi du học. Phu nhân nói với tôi: ‘Đây là món quà mừng thọ có ý nghĩa nhất đối với phu nhân’”.

Kết quả hình ảnh cho ba chi em nha ho tong
Bà Tống Mỹ Linh mất năm 2003, thọ 106 tuổi. (Ảnh: Internet)

Hồi ký còn viết, vào Tháng 1/1955, ở vùng đảo miền duyên hải Triết Giang có 720 vị thủ quân tử nạn, quân dân đảo Đại Trần phụng mệnh chuyển di thể về Đài Loan. Sự học tập và sinh hoạt của hàng trăm cô nhi của các tướng sĩ tử nạn để lại quả là vấn đề nan giải. Tống Mỹ Linh đã vì những đứa trẻ này lập nên trường nuôi dạy trẻ.

Ngày 18/1/1955, ĐCSTQ với hơn 7000 quân tiến công hòn đảo diện tích 1200 km vuông này, với quân Dân quốc giữ đảo chỉ ngàn người. Quan Thượng hiệu tư lệnh quân Vương Sinh Minh (sau được truy phong thiếu tướng) đốc thúc quân đảo chống lại trong 3 ngày. Sau cùng Vương Sinh Minh đã tự vẫn bằng lựu đạn, 720 quan quân tử nạn trở thành anh hùng quốc gia…

Tống Mỹ Linh nhờ có giáo dưỡng tốt, lại có nhiều trí tuệ, trong thời gian kháng Nhật đã vì khổ nạn của Trung Quốc mà có nhiều cống hiến. Bà cùng các vị như Khâu Cát Nhĩ, La Tư Phúc là những lãnh tụ chính trị chân chính trong lịch sử. Nói một cách đúng đắn, bà luôn trợ lực cho chồng là Tưởng Giới Thạch, trong nước bà chăm lo cho phúc lợi của nhi đồng và phụ nữ, đối với con cháu của quân nhân tử nạn, bà đã giáo dưỡng họ thành các học giả, giáo sư, bác sĩ giúp họ có một cuộc sống tốt đẹp. Sự nghiệp vì quốc gia dân tộc của bà đã được lưu lại trong sử sách.

Trong thời gian kháng Nhật, Tống Mỹ Linh vì sự hưng vong của dân tộc đã quên đi tính mạng riêng mình, bà đã 5 lần gần mất mạng trên chiến trường. Năm 1943, nhận lời mời của tổng thống nước Mỹ là La Tư Phúc, đến diễn thuyết tại Mỹ, bà đã làm xúc động lòng người, khiến người Mỹ ủng hộ cuộc kháng Nhật của Trung Hoa Dân Quốc. Đích thân bà huấn luyện cho thanh niên phụ nữ tham gia công tác tại chiến địa, trợ giúp phát triển cho không quân của Trung Hoa Dân Quốc…

Tống Mỹ Linh từ nội tâm đến dáng vẻ bề ngoài đều rất mỹ lệ, có phong thái của một vị quốc mẫu.

(Còn tiếp)

Chánh Bình, Theo Secret China

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

x