“Cú rơi” ngoạn mục của Trung Quốc

02/09/15, 16:03 Kinh tế

Có thể nỗi lo sợ về kinh tế Trung Quốc đã bị thổi phồng, nhưng đà rơi của giá cổ phiếu hối thúc người ta bỏ mặc lời khuyên phải giữ bình tĩnh, và các nhà đầu tư đã đúng khi bồn chồn lo lắng.

Tiếng hò la của các nhà giao dịch trên các sàn chứng khoán từng được coi là âm thanh đặc trưng của một cuộc khủng hoảng tài chính. Giờ đây, với sự phát triển của công nghệ, âm thanh đặc trưng sẽ là tiếng kêu o o của các máy chủ ở trung tâm xử lý dữ liệu, trong khi các thuật toán đang cố gắng “kết đôi” người bán và người mua.

Tâm trạng của các nhà đầu tư lại dậy sóng một lần nữa sau khi TTCK Trung Quốc giảm điểm mạnh nhất kể từ năm 2007, kể cả truyền thông nhà nước cũng gọi ngày 24/8 là “thứ Hai đen tối”. Từ đồng rand của Nam Phi cho tới ringgit của Malaysia, một loạt đồng nội tệ của các nước mới nổi lao dốc. Giá hàng hóa giảm xuống mức chưa từng xuất hiện kể từ 1999.

Hiệu ứng lây lan sang cả các thị trường phương Tây. Chỉ số DAX của chứng khoán Đức giảm hơn 20% so với mức đỉnh. Chứng khoán Mỹ thì chơi trò bập bênh với những lần đảo chiều chóng vánh. Cổ phiếu General Electric có lúc giảm hơn 20%.

Các thị trường phát triển đã lấy lại được thăng bằng. Tuy nhiên, có 3 nỗi sợ vẫn còn tồn tại: Kinh tế Trung Quốc đang gặp rắc rối lớn; Các thị trường mới nổi rất mong manh nếu khủng hoảng nổ ra và chuỗi tăng điểm ở các thị trường phát triển đã kết thúc. Một số vấn đề đang bị thổi phồng trong khi một số đang bị đặt nhầm chỗ. Dẫu vậy, sự hoảng loạn của thị trường trong tuần vừa rồi mang đến thông điệp rằng kinh tế thế giới thực sự đang ở trong trạng thái “khó ở”.

Chạy trốn trước và đặt câu hỏi sau

Trung Quốc được cho là nguồn gốc của cơn hoảng loạn lây lan ra toàn cầu. Khoảng 5.000 tỷ USD vốn hóa đã bị thổi bay khỏi TTCK toàn cầu kể từ khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ hôm 11/8. Một loạt số liệu kinh tế tồi tệ và những nỗ lực giải cứu thị trường được đưa ra một cách ngắt quãng đã đẩy nỗi lo sợ về kịch bản nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ hạ cánh cứng lên đến đỉnh điểm. Xuất khẩu của Trung Quốc đã sụt giảm trong tháng trước. TTCK mất hơn 40% kể từ khi đạt đỉnh hồi tháng 6, giảm mạnh hơn cả thời bong bóng dotcom.

Một số người cho rằng nỗi sợ trên TTCK Trung Quốc đã bị thổi phồng quá đà. Ở Trung Quốc, thị trường bất động sản quan trọng hơn rất nhiều so với TTCK. Bất động sản chiếm tới gần 25% GDP và có liên quan rất chặt chẽ đến hệ thống ngân hàng. Trong mấy tháng vừa qua, thị trường này đã khỏe mạnh hơn rất nhiều xét trên cả giá cả và khối lượng giao dịch. Tương lai của Trung Quốc cũng được đặt vào những người tiêu dùng chứ không phải các nhà xuất khẩu.

Cả ngành dịch vụ và sức tiêu dùng của kinh tế Trung Quốc đều đang có nhiều tín hiệu tích cực. Thêm vào đó, nếu điều tồi tệ nhất xảy ra thì NHTW nước này vẫn còn rất nhiều dư địa để nới lỏng chính sách. Sau lần hạ lãi suất mới nhất, lãi suất kỳ hạn 1 năm vẫn ở mức 4,6%. Nền kinh tế đang giảm tốc nhưng dù tăng trưởng 5% trong năm nay, sản lượng mà Trung Quốc đóng góp cho kinh tế thế giới vẫn cao hơn so với năm 2007, khi GDP tăng trưởng 14%.

Không phải Trung Quốc đang ở trong một cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, chưa bao giờ người ta hoài nghi con đường chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường của Trung Quốc nhiều như hiện nay. Các kế hoạch cải cách có thể trở thành “nạn nhân” khi Chính phủ Trung Quốc lo ngại để cho thị trường quyết định mọi chuyện sẽ gây ra quá nhiều bất ổn.

Trung Quốc muốn các doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, nhưng cũng không muốn để mặc chúng bươn trải trên thương trường khốc liệt. Trung Quốc muốn một đồng nhân dân tệ tự do hơn, nhưng vẫn lo ngại một đồng nội tệ yếu sẽ khiến dòng vốn tháo chạy. Nước này muốn siết chặt kỷ cương với các chính quyền địa phương, nhưng lại bị lung lay trước nhu cầu tăng trưởng.

Những nỗi lo sợ về Trung Quốc thổi bùng lên nỗi lo sợ thứ hai, rằng khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 có thể lặp lại ở các thị trường mới nổi. Hai thời kỳ có khá nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là nguy cơ dòng vốn tháo chạy vì triển vọng nước Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, các nước đã tiếp thu khá tốt các bài học từ cuộc khủng hoảng trước. Nhiều đồng tiền đã được thả nổi, đồng thời nhiều quốc gia đã tích lũy được kho dự trữ ngoại hối khổng lồ cùng với thặng dư trên cán cân vãng lai. Hệ thống ngân hàng cũng không còn phụ thuộc nhiều vào tiền gửi từ nước ngoài.

Dẫu vậy, có những nỗi lo không hề quá đáng so với thực tế. Trung Quốc giảm tốc đang kéo lùi các thị trường mới nổi như Brazil, Indonesia và Zambia vốn đang phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu quặng sắt, than đá và đồng của thị trường Trung Quốc. Kể từ nay trở đi, lực cầu ở Trung Quốc sẽ tập trung nhiều hơn vào ngành dịch vụ và được đáp ứng ngay trên sân nhà.

Đằng sau tình trạng dư thừa đang đè nặng giá cả các loại hàng hóa có cả những nguyên nhân khác chứ không phải từ riêng Trung Quốc. Ví dụ, giá dầu giảm mạnh là do sản lượng vượt trội của Saudi Arabia và sự kiên cường của các nhà sản xuất dầu đá phiến của nước Mỹ.

Các đồng nội tệ sụt giảm mạnh cũng tạo thêm gánh nặng cho các các doanh nghiệp của các nước mới nổi có doanh thu chủ yếu đến từ thị trường nội địa nhưng nợ chú yếu bằng USD. Quan trọng hơn, tăng trưởng của các nước mới nổi đã suy giảm kể từ năm 2010. Những nước như Brazil và Nga đã bỏ qua cơ hội thực hiện những cải cách nâng cao sản lượng và giờ đây bị mắc kẹt. Ấn Độ cũng đang phải trả cái giá khá đắt.

Nhóm nước phát triển là các nước ít bị ảnh hưởng nhất từ đà suy giảm của kinh tế Trung Quốc. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chiếm chưa đến 1% GDP trong năm 2014. Tuy nhiên, không phải các nước này hoàn toàn được bảo vệ. Ví dụ, Đức – đầu tàu của kinh tế châu Âu – xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia EU nào khác.

48% doanh thu năm 2014 của các công ty trong chỉ số S&P 500 đến từ nước ngoài, và đồng USD đang tăng giá so với tiền tệ của các đối tác thương mại chủ chốt. Thêm vào đó, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm liên tục suốt từ năm 2009 đến nay, cùng với hệ số P/E vượt qua mức trung bình. TTCK giảm điểm mạnh sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế Mỹ.

Theo cafebiz.vn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x