Cô giáo bị kỷ luật vì phạt học sinh cá biệt ngồi đẽo gạch

14/06/19, 08:37 Việt Nam

Mới đây hình ảnh 1 nhóm em học sinh cá biệt bị cô giáo phạt ngồi trên sân thượng trường học đẽo gạch. Hình ảnh sau khi được đăng tải, đã nhận không ít những ý kiến trái chiều của dư luận, có người đồng tình, người phản đối…

Hình ảnh các em học sinh đang đẽo gạch trên nóc trường. (Ảnh qua Vietnamnet)

Phạt học sinh đẽo gạch giữa trời nắng, cô giáo bị kỷ luật

Mới đây, trên mạng xã hội facebook có đăng tải hình ảnh một nhóm học sinh cấp 3 khoảng gần 10 em thuộc trường THPT tư thục Nguyễn Trãi (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) bị nhà trường phạt bằng cách ngồi đẽo gạch trên mái tầng 2 trường học giữa thời tiết nắng nóng.

Trong lúc làm việc, nhiều em không có đồ bảo hộ như nón che nắng, dụng cụ găng tay, giầy và áo chống nắng. Hình ảnh các em sau đó được chụp lại và chia sẻ chóng mặt trên MXH.

Nhiều người cho rằng đây là hình phạt với học sinh các biệt, hình phạt này là bình thường. Số khác lại gay gắt lên án nhà trường vì cho học sinh làm công việc nặng nhọc, bóc lột sức lao động mà không có đồ bảo hộ.

Sáng 12/6, ông Nguyễn Quang Huân – Hiệu trưởng THPT Nguyễn Trãi xác nhận có việc học sinh ngồi đẽo gạch trên mái tầng 2 của nhà trường trong ngày ngày 10/6.

Ông Huân cho biết, một số học sinh có lực học yếu đến trường để rèn luyện, bồi dưỡng trong hè. Khi các em đến trường, 1 nữ giáo viên trong trường đã bắt nhóm học sinh này lên mái tầng 2 để ngồi đẽo gạch, tận dụng số gạch cũ vừa phá từ tường ra để xây lại.

Tinh thần của nữ giáo viên này là tốt, nhưng tinh thần và phương pháp không bảo đảm tính sư phạm. Nữ giáo viên này thấy nhóm học sinh đến trường rèn luyện lại trong hè đã cho các em lên mái tầng 2 đẽo một số viên gạch để các em nhận thức được công sức lao động của bố mẹ, nhằm thay đổi nhận thức và tư tưởng sau này sẽ tốt hơn…“, ông Huân nói.

Ông Huân cũng khẳng định nhà trường không hề chỉ đạo nữ giáo viên sử dụng hình thức rèn luyện này, thời điểm xảy ra vụ việc ông đang đi công tác nên không hề nắm được. Đến ngày hôm sau (11/6) khi về trường thì phát hiện có sự việc trên, ông đã phê bình và yêu cầu giáo viên này phải viết bản tường trình về vụ việc, đồng thời đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với vị giáo viên này.

“Cô giáo cũng đã nhận sai lầm, rút kinh nghiệm và tự nhận kỷ luật khiển trách. Hội đồng kỷ luật của trường đã họp và đồng ý với mức này. Dù học sinh không bức xúc nhưng nhà trường cũng sẽ gặp các em, thông báo sự việc và xin lỗi phụ huynh trong buổi họp sắp tới”, lãnh đạo trường Nguyễn Trãi cho biết.

Một góc nhìn khác về việc cô giáo phạt học sinh

Thế hệ ngày xưa đạo đức tốt hơn thế hệ trẻ bây giờ. Mặc dù ngày xưa người ta còn vất vả, khi đi học về, đứa trẻ nào cũng phải tranh thủ chạy về nhà phụ giúp bố mẹ lao động. Qua đó mới thấy được giá trị của đồng tiền, công sức của bố mẹ làm ra.

Còn giới trẻ ngày nay gần như chỉ biết chơi và học. Nếu không học được thì chơi tới bến, không hề biết làm 1 việc gì giúp đỡ gia đình. Bố mẹ thì quá nuông chiều con cái, mà không nỡ để cho con chịu một chút cực khổ gì. Như vậy không tránh khỏi những chuẩn mực về đạo đức sẽ ngày càng mai một.

Trẻ ngày xưa đi học về còn phải phụ giúp bố mẹ. (Ảnh qua baodansinh)

Rồi đây, chỉ có cha mẹ, thầy cô là sợ con cái, chứ con cái không còn nghe lời giáo dục của người lớn nữa. Tưởng tượng xem khi một đứa trẻ đang trong độ tuổi chưa thể nhận định được đúng sai như thế, lớn lên chúng sẽ trở thành người như thế nào đây?

Người Á Đông có câu “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”. Đi đến bất kỳ đâu, làm gì, thì một cá nhân đều phải tuân theo nguyên tắc, kỷ luật, luật lệ của nơi đó.

Học sinh cũng vậy, ở nhà thì phải tuân theo sự chỉ dạy của cha mẹ, hay nói đúng hơn là nề nếp của gia đình, còn đến trường thì phải tuân thủ nội quy của nhà trường và thầy cô. Nếu học sinh ấy vi phạm nội quy nhà trường thì phải chịu kỷ luật.

Một bạn có tên Quách Như Trường Diệp đứng trước thông tin cô giáo phạt học sinh đẽo gạch những ngày qua đã chia sẻ những dòng suy nghĩ như sau:

“Theo quan điểm của tôi, các học sinh đã 17-18 tuổi lao động như thế này chẳng thấm gì so với thế hệ 8X và thế hệ cha anh chúng tôi trở về trước. Chúng tôi ở vùng quê nghèo, mái trường nhà tranh, ngoài việc phải làm việc gia đình, học sinh và phụ huynh phải cùng các thầy lao động tăng gia sản xuất. Lao động tập thể còn vất vả hơn thế này nhiều mà vẫn học tốt, trưởng thành. Tôi không cổ súy hay ủng hộ việc giáo viên làm các em vất vả nhưng thiết nghĩ hãy cho các em được ‘nếm thử’ cái khó nhọc của lao động là như thế nào?

Ngày xưa cha mẹ thế hệ chúng tôi phải lo lao động kiếm miếng cơm hàng ngày, làm gì có thời gian và trình độ để chỉ bảo con học tập, nên giao cho giáo viên dạy dỗ hết. Viết không tốt, làm bài không xong, không học các thầy cô lấy thước ‘phệt’ cho và phạt lao động để học sinh chúng tôi biết sợ mà phấn đấu học tập.

Chúng ta và phụ huynh không thể bao bọc và đi theo lo cho các em các con mãi được, hãy cho các em lao động để từng bước trưởng thành, chứ giờ thời đại công nghệ thông tin, ai ai cũng có điện thoại thông minh, hơi tí lại quay chụp hình ảnh đưa lên mạng rồi dư luận ‘bé xé ra to’ làm cho tâm lý giáo viên phải e dè trong việc dạy”.

Đồng quan điểm trên, độc giả Văn Minh nhận định:

Giáo dục đi kèm với kỷ luật là điều rất bình thường. (Ảnh minh họa qua yan)

“Việc phạt học sinh làm cỏ, tưới hoa, đẽo gạch, lao động công ích thì tại sao lại kỷ luật cô giáo? Bây giờ cứ coi học sinh như ông hoàng, bà chúa nên học sinh không sợ giáo viên, sẵn sàng đánh đập học sinh khác khi mâu thuẫn nhỏ, có nơi đâm chém nhau…. Nếu không có biện pháp răn đe thì học sinh chỉ có hư, đạo đức xuống cấp. Chúng ta đừng vì đụng một tí là la ó quyền này, quyền nọ, phụ huynh cũng nên hiểu trường hợp này.

Trước kia, tôi và các bạn nghịch ngợm, cô giáo chủ nhiệm phạt làm cỏ sau lớp và dọn nhà vệ sinh của khối một tuần. Sau đó, nhóm tôi phải làm và bớt nghịch ngợm để tập trung vào học tập. Chúng tôi những năm 1994 – 1995 thi đỗ cao đẳng và đại học là vui lắm, bây giờ họp lớp vẫn nhắc lại nếu không bị phạt thì có lẽ chúng tôi vẫn nghịch ngợm và cuộc đời rẽ qua hướng khác. Chúng tôi vẫn luôn nhớ và cảm ơn cô chủ nhiệm lớp của chúng tôi”.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x