Cô bé lớp 6 gửi thư cho 40 trường đề nghị ngừng thả bóng bay trong lễ khai giảng

27/07/19, 10:26 Cuộc sống

Mới đây, cô bé Nguyễn Nguyệt Linh – học sinh lớp 5 của Trường Marie Curie (Hà Nội) đã mạnh dạn viết email gửi tới hơn 40 trường học ở Hà Nội để kêu gọi các trường ngừng thả bóng bay trong dịp lễ khai giảng khiến nhiều người suy ngẫm.

Trong bức thư cô bé viết: “Con được biết là hằng năm khi bắt đầu khai giảng, nhà trường thường cho các lớp thả bóng bay lên trời… Nhưng khi thả bóng lên thì các chú chim hoặc động vật khác nuốt vào, nó có thể bị chặn đường ruột và dẫn đến chết đói. Còn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển thì những chú rùa biển và các loài sinh vật biển khác sẽ bị nhầm lẫn giữa bóng bay và sứa biển”.

Lá thư cô bé lớp 6 gửi đến 40 trường học kêu gọi ngừng thả bóng bay
Lá thư cô bé lớp 6 gửi đến 40 trường học kêu gọi ngừng thả bóng bay. (Ảnh: t/h)

Trước thực tế ấy, cô bé lớp 5 đề xuất: “Con nghĩ rằng trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hôm khai giảng hoặc hạn chế số lượng bóng bay, có được không ạ?”

Đồng thời cô bé cũng đưa ra lời khuyên thêm “Ruy băng và dây buộc bóng cũng có thể khiến chúng mắc kẹt và chết”.

Lá thư với nội dung ngắn gọn, xúc tích nhưng đã gửi gắm nhiều thông điệp về một vấn đề đang được cả thế giới quan tâm – vấn nạn rác thải nhựa.

Nguyệt Linh cũng tuyên bố, em và các bạn hiện nay rất quan tâm tới vấn đề môi trường và muốn có sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo.

Đọc bức thư do con gái viết, chị Nguyệt – giảng viên một trường đại học – không khỏi bất ngờ. Chị Nguyệt cho rằng, điều làm chị xúc động nhất là chỉ từ một suy nghĩ rất nhỏ nhưng Linh có thể phát triển thành một hành động thực tế.

Cô bé quan tâm đến vấn đề rác thải nhựa ngay từ nhỏ
Cô bé quan tâm đến vấn đề rác thải nhựa ngay từ nhỏ. (Ảnh qua Đà Nẵng 24h)

“Suy nghĩ của con rất hồn nhiên và con không ngần ngại thể hiện chúng ra hành động. Bố mẹ chỉ biết động viên: “Con nghĩ ra điều gì thì con cứ làm”. Với mình, điều quan trọng nhất là con được sống hạnh phúc”, chị Nguyệt chia sẻ. Chị cũng mong muốn, khi con biết quan tâm đến những vấn đề lớn thì sẽ không còn để ý đến những việc quá vụn vặt trong cuộc sống nữa. Nhờ vậy, con sẽ có những niềm đam mê lớn hơn.

Nói về bí quyết nuôi dạy con, chị Nguyệt cũng chia sẻ, ngay từ nhỏ vợ chồng anh chị đã thường xuyên dẫn con “ra ngoài nhiều hơn ở nhà” và tích cực cho con tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhờ vậy, Linh luôn tò mò và mong muốn tìm hiểu về những vấn đề “nóng” trong cuộc sống.

Cách đây 1 năm, Linh theo dõi và biết đến những thông tin về hành trình xuyên Việt của nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng – người đi gần 7.000 km bờ biển Việt Nam để chụp rác. Thấy con đam mê chị Nguyệt đã cho Linh học lớp nhiếp ảnh. Nhưng cô bé đặc biệt hứng thú nhất chính là vấn đề về môi trường, Linh còn xin ảnh từ thầy giáo để dựng thành video tuyên truyền về hạn chế rác thải nhựa.

Linh được mẹ cho đi học nhiếp ảnh
Linh được mẹ cho đi học nhiếp ảnh. (Ảnh qua TP)

Tháng 6, khi tham gia một khóa học làm phim, Linh đã rủ các bạn cùng đóng phim với nội dung liên quan đến vấn đề này. Cô bé tự làm clip, viết kịch bản rồi dựng thành phim để tuyên truyền và kêu gọi mọi người giảm thiểu việc sử dụng nhựa dùng một lần. Cũng từ lâu, Linh không còn chơi bóng bay nữa vì cho rằng đó cũng là rác thải. Và nếu bóng bay lên trời thì các con chim cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Chính vì suy nghĩ đó, nên cứ khi nghĩ về việc trường học phải thả bóng bay trong các buổi lễ, cô bé nhỏ nhắn lại thấy canh cánh trong lòng. Chị Nguyệt kể, gần đây nghe con gái than phiền vì sắp đến khai giảng và các trường sẽ lại thả bóng bay; vì vậy, chị đã gợi ý cho con có thể làm một điều gì đó để các trường không sử dụng bóng bay nữa.

“Đầu tiên mình gợi ý con nên viết thư tay. Nhưng cả hai mẹ con sau khi suy nghĩ đã nhận ra rằng, việc viết thư tay cũng không hiệu quả vì phải tìm địa chỉ của từng trường để gửi đi. Hơn nữa làm như thế cũng gây lãng phí về giấy.

Sau đó con đã đề xuất ý tưởng sẽ tự đánh máy, tự tìm email các trường và tự gửi. Con mất 3 ngày để hoàn thành các công đoạn từ viết thư và gửi cho hơn 40 trường tại Hà Nội. Đến giờ, đã có một số trường viết thư phản hồi và con rất vui về điều đó. Con vẫn đang tiếp tục lan rộng hơn nữa bức thư tới các trường học”, chị Nguyệt kể.

Lễ khai giảng mang tên Nguyệt Linh

Tối 25/7, sau khi đọc được bức thư ngỏ của Nguyệt Linh do một người bạn gửi. Ngay lập tức, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie đánh giá ý tưởng của Linh là rất đẹp. 

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie đánh giá ý tưởng của Linh là rất đẹp. (Ảnh qua Báo Lao Động Nghệ An)

Theo thầy Khang, hiện mọi người rất quan tâm đến bảo vệ môi trường, từ việc không sử dụng túi nylon, ống hút nhựa… Thế nhưng việc thả bóng bay làm từ chất khó phân hủy thì không mấy người nghĩ đến, kể cả thầy, bởi hoạt động này khiến mọi người hào hứng, diễn ra ở một sự kiện ý nghĩa như khai giảng hay ngày thơ. Vì vậy, thầy rất bất ngờ với ý tưởng của Linh.

Thầy Hiệu trưởng cũng nhận xét, Nguyệt Linh là một cô bé có tình yêu đặc biệt tới thiên nhiên, môi trường sống và luôn có ý thức cũng như mong muốn mọi người chung tay bảo vệ môi trường.

“Trong thư thầy gửi cho Nguyệt Linh, thầy chắc chắn khai giảng năm nay không có thả bóng bay. Đây là một lời đề nghị dễ thương, có ý nghĩa rất đẹp, không có lí gì không hưởng ứng”, thầy Khang khẳng định.

Vị thầy giáo 70 tuổi này cũng đã viết thư phản hồi lại cho cô bé: “Thầy sẽ đặt cho lễ khai giảng năm học 2019-2020 là Lễ khai giảng Nguyệt Linh để ghi nhận ý kiến tuyệt vời của con. Thầy hy vọng việc làm có ý nghĩa tốt đẹp của thầy trò chúng ta sẽ được nhiều nơi hưởng ứng”. 

Việc thả bóng bay ở Lễ khai giảng, nhiều sự kiện ở trường học và các nơi khác, đã thành một thói quen “sang trọng”. Nhưng không mấy ai nghĩ đến những hệ luỵ mà cô học trò bé nhỏ đã đề cập trong thư. Đó là kết quả thật đáng tự hào của nhà trường, gia đình và xã hội trong sự giáo dục “thế hệ chúng con” – công dân thế kỷ 21! Chắc chắn thầy và tất cả các thầy cô trường Marie Curie ủng hộ triệt để đề nghị của cô bé. 

Nhà báo Trương Anh Ngọc, người theo đuổi ý tưởng “khai giảng không bóng bay” từ nhiều năm nay, bình luận: “Khi một đứa trẻ lên tiếng về một vấn đề liên quan đến môi trường, thiết nghĩ, chính người lớn cũng cần phải suy nghĩ về việc này và có hành động cụ thể”.

“Mình còn muốn nói rộng hơn nữa về câu chuyện khai giảng, dù bây giờ nói ra có vẻ khá sớm. Đã đến lúc chấm dứt ngay và luôn nạn hình thức trong ngày khai giảng”.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x