Chuyện về quẻ bói đêm 30 Tết của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ nổi danh nhờ tài học sâu hiểu rộng, mà còn được người đời tôn vinh bởi những sấm truyền chính xác. Dân gian còn truyền tụng lại nhiều giai thoại về tài năng của ông.

Tượng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được dân chúng tôn thờ. (Ảnh: Zing News)
Tượng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được dân chúng tôn thờ. (Ảnh: Zing News)

Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nhà lý số đại tài

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (Cổ Am, Vĩnh bảo, Hải Phòng). Thân mẫu của ông là người tinh tường địa lý, thiên văn, tướng số. Ông được thân mẫu đào tạo ngay từ nhỏ để thành tài.

Khi nhận thức được giá trị của việc học, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã theo thầy Bảng nhãn là cụ Lương Đắc Bằng để học hành. Trí tuệ tinh thông từ nhỏ, lại được thân mẫu rèn giũa, sớm theo học thầy giỏi nữa nên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thành tài năng thực thụ.

Sách xưa truyền lại, Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học đã đem sách “Thái ất thần kinh” ra dạy cho Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng có những điều trong sách ấy bản thân ông cũng không hiểu được. Sau này, chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm mới tỏ tường.

Trạng Trình nổi tiếng tài năng, chẳng thế mà ông được vua quan các triều trọng dụng. Tài chính trị, ngoại giao lỗi lạc, đạo đức thanh cao, tấm lòng vàng ngọc với dân của ông là minh chứng cho một danh nhân đất Việt.

Với dân gian, cho tới ngày nay, những giai thoại về ông vẫn còn sống mãi. Đặc biệt là những giai thoại về tài lý số của ông. Ông nổi tiếng là người dự báo chính trị và hoạch định chiến lược cho các triều đại đương thời.

Thầy địa lý phương Bắc cũng bái phục

Đồn rằng, do được thầy Lương Ðắc Bằng truyền cho quyển “Thái ất thần kinh” nên Nguyễn Bỉnh Khiêm tinh thông về lý học, tướng số, có thể tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm.

Sau khi Trạng Trình mất, có thầy địa lý nổi tiếng ở Trung Quốc muốn xem thực, hư chuyện Trạng thế nào đã lặn lội sang tận mộ của ông. Đến nơi, thấy ngôi mộ đặt đúng vào huyệt đất tốt nhưng huyệt phát ở đằng chân mà mộ lại đặt ngược. Ông thầy Trung Quốc cho là Trạng Trình cũng chỉ có danh mà không có thực, mới bảo: “Cái huyệt ở đàng chân sờ sờ thế kia mà không biết lại tự đem để mả thế này. Có thánh nhân gì đâu, hay là thánh nhân mắt mù đó”. 

Con cháu Trạng Trình nghe thấy vậy liền khẩn khoản nhờ thầy đặt lại mộ cho. Ông thầy Tàu đồng ý và bảo: “Không cần phải đem đâu xa cả, chỉ cần đào lên rồi xoay lại quan tài và nhích lên một chút là được”.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với khả năng toán mệnh kỳ tài. (Ảnh: Soha)
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với khả năng toán mệnh kỳ tài. (Ảnh: Soha)

Y lời, con cháu của ông đào mộ lên, đến gần quan tài thì thấy có tấm bia. Ông thầy mới bảo rửa sạch đi để xem bia viết gì. Thì ra tấm bia có khắc một bài thơ:

“Ngũ thập niên tiền mạch tại đầu

Ngũ thập niên hậu mạch quy túc

Hậu sinh nhĩ bối ná năng tri

Hà vị thánh nhân vô nhỉ mục?”

Tạm dịch

Ngày nay mạch lộn xuống chân

Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu

Biết gì những kẻ sinh sau

Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?

Đọc xong tấm bia, ông thầy Tàu kinh hãi, toát cả mồ hôi hột, thì ra Trạng đã tiên liệu mọi việc.

Quẻ bói tối 30 Tết

Tối 30 tết năm ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đang ngồi đàm luận lý số với một người học trò từ xa đến, bỗng ngoài cửa có tiếng gọi cửa. Ông sai gia nhân ra bảo người đó chờ chút.

Trong khi đó, ông và người học trò ngồi bấm quẻ để xem thử người gõ cửa có chuyện gì. Cả hai thầy trò đều bấm vào quẻ “thiết đoản mộc tràng”, nghĩa là “sắt ngắn gỗ dài”. Ông hỏi học trò:

“Anh đoán người đó vào đây để làm gì?”

Anh học trò trả lời:

“Thưa thầy, sắt ngắn gỗ dài theo ý con, người này vào đây chắc chắn chỉ mượn có cái mai đào đất. Chứ ngoài ra không có cái gì sắt ngắn gỗ dài nữa đâu”.

Nguyễn Bỉnh Khiêm cười:

“Tôi đoán anh ta vào mượn cái búa”.

Quả nhiên người gõ cửa vào mượn cái búa thật. Anh học trò hỏi lý do thầy đoán đúng. Nguyễn Bỉnh Khiêm giải thích:

“Như anh bấm quẻ cũng là giỏi nhưng mức đoán còn thấp. Anh nói sắt ngắn gỗ dài mà đoán vậy thử hỏi 30 tết, người ta đến đây mượn mai để làm gì? Tôi đoán người ta đến mượn cái búa để họ bổ củi nấu bánh chưng. Bấm que đã trúng, nhưng phán đoán phải cơ biến, linh hoạt mới tránh được sai lầm”.

Người học trò nghe xong rất khâm phục tài nghệ thầy mình.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Bữa tối đặc biệt của cô nhi

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

    Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Bữa tối đặc biệt của cô nhi

    Bữa tối đặc biệt của cô nhi

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

x