Chuyện tình Thế chiến II: Tù nhân Anh 200 lần vượt ngục gặp người yêu

27/10/21, 16:20 Cuộc sống

Sau khi bị quân phát xít Đức bắt làm tù binh, Greasley đã vượt ngục 200 lần để gặp người yêu. Dẫu có cơ hội trốn thoát, nhưng anh chưa bao giờ tìm cách bỏ trốn vì anh biết cô vẫn đang đợi anh và anh cũng không muốn các đồng đội của mình bị liên lụy…

Horace Greasley và Rosa. (Ảnh: Pinterest)

Trong trận phục kích ngày 25/5/1940 của Thế chiến II, chàng lính Anh Horace Greasley, thuộc Tiểu đoàn 2/5, Trung đoàn Leicestershire đúng lúc rút lui đến Dunkirk, Pháp thì bị quân phát xít Đức bắt làm tù binh.

Greasley phải trải qua 10 tuần bị áp tải đến Bỉ, lên tàu rồi đến trại tù binh của Đức ở Silesia, Ba Lan. Hành trình ấy thật sự là địa ngục, rất nhiều đồng đội đã chết trước mặt anh vì những đòn tra tấn của lính Đức.

Sau thời gian chịu đựng cực khổ trong trại tù binh, Greasley tiếp tục được chuyển tới nhà tù ở Silesia, Ba Lan để khai thác than và đá cẩm thạch cho quân đội Đức. 

Cuộc sống ở đây có phần dễ thở hơn vì ít nhất có nhà vệ sinh và nước sinh hoạt. Nhưng không phải vì thế mà các tù binh sẽ sung sướng hơn, hằng ngày họ phải làm việc rất vất vả, và bị đánh đập thường xuyên.

Giữa một nơi đầy rẫy sự vô nhân đạo như thế, chẳng ai có thể ngờ lại xảy ra một câu chuyện tình yêu, tình đồng đội vô cùng đẹp đẽ.

Bông hoa đẹp nhất là em

Trong nhà tù, vì Greasley là người đứng đầu trong nhóm các tù nhân khai thác cẩm thạch, nên thường xuyên được tham gia cuộc họp với các sĩ quan cấp cao của Đức.

Tại đây anh đã gặp Rosa Rauchbach, một nữ phiên dịch viên cho quân đội Đức, 17 tuổi, đồng thời cũng là con gái của người quản lý nhà tù. Cô giỏi giang, trẻ trung và đẹp đẽ như đóa hoa nở giữa đồi sa mạc. 

Kể từ khi Greasley vô tình bắt gặp nụ cười rạng rỡ của cô, nó luôn tỏa sáng lấp lánh giữa nhà tù bẩn thỉu, tù túng, anh biết chắc mình đã phải lòng cô gái ấy.

Cả hai thường xuyên chạm mặt nhau và Rosa cũng mê mẩn chàng trai có vẻ ngoài lãng tử, phong thái hiên ngang, bất cần này.

Tình yêu dần nảy nở, bất chấp nó có kết quả hay không, bất chấp có thể khiến cả hai phải mất mạng, Rosa vẫn thường lén tới khu mỏ nơi Greasley làm việc để được gặp mặt anh. 

Trong lúc tình yêu đang mặn nồng nhất, thì ít lâu sau Greasley buộc phải chuyển tới một nhà xưởng mới cùng các tù nhân khác, cách đó 64km. Rosa chết lặng nhưng không thể làm được gì để giúp người yêu, cô chỉ biết khóc trong tuyệt vọng. 

Cả hai tưởng chừng phải chấm dứt mối tình đẹp đẽ chỉ vừa mới chớm nở. Nhưng không, trong một lần đi cắt tóc, tên quản tù đã lén đưa cho Greasley lá thư của Rosa. Nội dung là những dòng nhớ thương da diết thống khổ. Cô vẫn đợi anh, dù biết là không thể.

Hơn 200 lần vượt ngục thăm người yêu

Không thể chịu được để người con gái mình yêu đau khổ, Greasley tìm cách trốn khỏi trại để gặp gỡ người yêu. Một người bạn tù đã giúp anh thực hiện điều đó, Greasley cùng bạn đào một đường hầm phía dưới hàng rào thép gai của trại.

Canh lúc đêm khuya yên tĩnh, các tù nhân dần yên giấc, đám lính canh Đức chỉ còn lại thưa thớt, Greasley một mình lẩn thoát ra ngoài rồi đi bộ hơn 32km đến điểm hẹn, vừa đi thật nhanh trong lòng thầm vui vì sắp gặp lại người con gái anh yêu.

Lần đầu tiên sau hơn 1 năm, Greasley được nếm mùi vị của tự do, chỉ cần tiếp tục di chuyển qua biên giới, anh sẽ thoát kiếp nô lệ nhưng anh đã không làm vậy. Anh biết Rosa đang đợi anh, và các đồng đội trong nhà giam cũng đang đợi anh. Họ đã liều mình bao che cho anh trốn ra ngoài và anh không thể để họ bị liên lụy.

Gặp được nhau tại căn nhà hoang nhỏ, cả hai mừng mừng tủi tủi, cứ vậy mà lén lút thăm nhau trong suốt 2 năm mà vẫn không bị ai phát hiện.

Nhiều lần gặp nhau, Rosa không quên mang theo cả thức ăn do chính tay cô làm, dặn Greasley mang vào cho đồng đội, những người tù nhân đang kiệt sức vì đói khát. Tính ra có đến 200 lần Greasley đã vượt ngục như vậy rồi quay trở lại.

Một điều đáng nể khác của Greasley chính là việc anh dám lên tiếng cho những tù nhân khác đang bị nhốt cùng mình.

Đối mặt với một trong những nhân vật quyền lực nhất của Đức Quốc Xã bấy giờ là Heinrich Himmler, anh không hề sợ sệt, hiên ngang đến trước mặt ông ta yêu cầu cung cấp thêm nhiều thực phẩm cho các tù binh Đồng Minh.

Cuộc gặp gỡ huyền thoại của Greasley với Heinrich Himmler. (Ảnh: ria.ru)

Em không phải là cô dâu của anh

Năm 1945, quân đội Mỹ đến giải phóng các nhà tù và Greasley được tự do. Rosa tiếp tục đầu quân cho Mỹ, đảm nhận vai trò phiên dịch viên. Anh và Rosa vẫn giữ liên lạc với nhau, hứa hẹn một ngày không xa sẽ có một hôn lễ thật đẹp.

Tưởng chừng sau mọi biến cố, cả hai sẽ có kết thúc hệt như cổ tích. Nào ngờ chuyện tình của họ đột ngột chấm dứt khi Rosa không còn viết thư hồi âm cho Greasley nữa.

Anh hoang mang tột độ càng không hiểu vì sao, thì một người bạn ở Đức đã viết thư cho anh nhắn rằng, Rosa đã qua đời vì sinh khó. 

Greasley vô cùng đau đớn khi người yêu qua đời, càng đau đớn hơn khi nghĩ cô ấy phản bội mình có con với một người khác. Anh không hề biết đó chính là con đẻ của anh, và Rosa đã không kể cho anh biết mình mang thai.

Mãi sau này khi biết mọi chuyện, Greasley tuyệt vọng truy tìm tung tích của đứa trẻ nhưng không thành. Để xoa dịu cảm giác tuyệt vọng, anh dốc tâm sức vào sự nghiệp, gây dựng một tiệm cắt tóc tại quê nhà, rồi mở thêm một công ty cho thuê xe vận chuyển. 

Mãi đến năm 1970, anh mới gặp người phụ nữ thứ 2 khiến mình quên đi những đau đớn trong quá khứ. Cô ấy là Brenda và cả hai đã kết hôn. Sau này hai vợ chồng chuyển đến Tây Ban Nha hưởng tuổi già vào năm 1988. 

Hình ảnh Greasley khi về già. (Ảnh: diktiospartakos.blogspot.com)

Tháng 2/2010, Horace Greasley qua đời ở tuổi 91 tuổi. Chuyện tình đầy bi kịch của Greasley, hữu duyên nhưng vô phận, đến nay vẫn khiến nhiều người nuối tiếc thở dài. Nó hiện đã được viết thành một cuốn sách mang tựa đề ‘Chim có hót trong địa ngục?’ và đã được dựng thành phim.

Đây là cái kết bi thảm của câu chuyện về người lính bất chấp nguy hiểm để gặp người yêu. Dù còn nhiều tranh cãi về những tình tiết xung quanh câu chuyện, đây vẫn là minh chứng cho sức mạnh của tình yêu vượt qua mọi rào cản trong các tình huống khác thường nhất, sử gia Russell Hughes nhận định.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

x