Chuyên gia bình luận: Phải chăng Tập Cận Bình ra lệnh đập bỏ tượng Mao?

21/01/16, 11:00 Mao Trạch Đông

Gần đây, bức tượng Mao Trạch Đông màu vàng cao 36,6 mét mới xây ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, được giới truyền thông đưa tin rầm rộ vào ngày 5/1, nhưng chỉ 3 ngày sau đã bị chính quyền cho người phá bỏ.

6-20150105-maotrachdong6-1452069140357-0-0-427-580-crop-1452069233900

Ngày 9/1, giới truyền thông TQ đưa tin, hiện trường đã bị “san thành bình địa“. Việc một hãng truyền thông TQ đưa tin về Mao, nhất là thông tin nhạy cảm như thế này cho thấy vụ việc đã được chỉ đạo từ trung ương.

Có cư dân mạng cho rằng: “Đây không phải là lệnh của người thông thường“.

Có phân tích chỉ ra, hiện tượng này cho thấy trong giới lãnh đạo của TQ đã đi từ âm thầm sang công khai chống đối, muốn xóa bỏ hình tượng lãnh tụ Mao Trạch Đông ra khỏi người dân.

Theo báo chí TQ, một doanh nhân địa phương đã tài trợ toàn bộ kinh phí xây dựng bức tượng Mao Trạch Đông mạ vàng cao 36,6 mét này. Sau đó sự kiện được giới truyền thông đưa tin, nó đã gây nên sự chú ý của các giới.

Nhưng ngày 7/1, chính quyền địa phương đột ngột ra thông báo, bức tượng này chưa được đăng ký, xét duyệt, nên đã bị phá bỏ.

Ngày 9/1, các hãng truyền thông lớn đã đưa ra ảnh chụp nơi hiện trường đã bị san phẳng không còn vết tích tại vị trí đặt bức tượng.

p7273621a156440375
Sau khi bức tượng Mao Trạch Đông bị phá bỏ, hiện trường đã bị san thành bình địa.

Các trang báo đưa tin, bức tượng này cao khoảng 36,6 mét, mặt hướng về phía nam, được xây bằng xi măng và cốt thép, mặt ngoài được sơn màu vàng. Tổng chi phí xây dựng bức tượng gần 300 vạn nhân dân tệ (khoảng 100 tỷ VNĐ).

Nguyên nhân đập bỏ phải chăng như những gì chính quyền địa phương đã nói?

Trên thực tế, theo nhân viên công tác trong bộ văn hóa, bởi nơi xây dựng bức tượng là tại làng Chu Thi Cương, không nằm trong khu du lịch, khu văn hóa, nên việc xây dựng bức tượng vốn không cần phải có sự phê chuẩn của bộ văn hóa.

Bộ ngành công viên cây xanh vùng đó cũng cho hay, họ không quản lý những bức tượng ở làng quê, mà chỉ phụ trách quản lý tượng đài trong thành thị.

Ngày 8/1, nhân viên công tác trong bộ tài nguyên lãnh thổ quốc gia huyện Thông Hứa cũng nói rõ với giới truyền thông, bức tượng này đã bị đại đội giám sát huyện phá bỏ, nhưng vì nguyên nhân gì, họ lại không được rõ.

Bức tượng Mao Trạch Đông bị san thành bình địa, tuy rất nhiều người đau xót cho 300 vạn tệ đó, nhưng không ít cũng suy đoán “Đằng sau không có đơn giản như vậy“.

Điều này nếu như là trước đây, chắc chắn đã bị lôi ra bắn chết rồi!“.

Từng có thời gian người dân TQ cho rằng Mao là một vị Thần, không ai dám động đến. Thì thứ vận động thần thánh hóa trước đây giờ đã không còn mị dân được nữa rồi“.

Ở trên thế gian này, những chuyện ly kỳ không thể ngờ quả thật không phải là ít“.

Nhiều người suy đoán: “Điều này chắc chắn không phải do một người thông thường hạ lệnh”.

Như vậy rốt cuộc là ai đã hạ lệnh đập bỏ tượng đài Mao? Ai có cái quyền lực này?

Nhiễm Sa Châu nhà bình luận nổi tiếng phân tích nói: “Ngoài Tập Cận Bình ra, thì không còn bất kỳ người nào khác có quyền lực để đưa ra quyết định này, trước đây cũng không có bất kỳ một nhà lãnh đạo tối cao nào khác dám làm như vậy”.

Nhiễm Sa Châu còn cho rằng, đập bỏ tượng đài Mao Trạch Đông có ngụ ý là “Thoát khỏi Mao“, cuộc vận động “Thoát Mao” đã chuyển từ âm thầm trước đây sang thế công khai hiện tại.

Giáo sư sử học TQ Lý Nguyên Hoa nói với Tân Đường Nhân (NTD) rằng:

“Mọi lãnh đạo của Trung Quốc hiện nay đều là nạn nhân dưới thời cách mạng Văn Hoá, thứ mà thời đại Mao để lại cho con người là ‘đại kiếp nạn’, vì vậy phá bỏ tượng đài Mao, trên thực tế đây là việc thuận theo lòng dân ý dân.

Nhiễm Sa Châu nhận định rằng, cách làm này của Tập Cận Bình có cơ sở dân ý trên diện rộng, với việc Tập Cận Bình đả hổ, hạ bệ Giang, chống tham nhũng và chỉnh đốn quân đội có liên kết chặt chẽ với nhau.

Có thể thấy trước rằng, Mao Trạch Đông ban đầu vốn được đảng cộng sản Trung Quốc ‘thần thánh hóa’ trong lòng người dân suốt bao nhiêu năm qua. Bức tượng lớn của ông ta có thể bị xóa xổ chỉ trong mấy ngày, như vậy cái ngày tháo bỏ bức tranh treo dưới cổng Thiên An Môn, quảng trưởng tưởng niệm cái xác thối của ông ta đã không còn xa nữa”.

Nhiễm Sa Châu dự đoán, giống như thời kỳ các đảng cộng sản Đông Âu lần lượt giải thể trước đây, dân chúng căm phẫn đập đổ tượng Lê-nin cũng sẽ xảy ra ở Trung Quốc.

Tháng 4/2014, Tất Phúc Kiến, người dẫn chương trình đài truyền hình vì công khai “Chế giễu Mao” trên một chương trình, mà bị ‘biến mất’, gần đây đã tái nhậm chức trở lại.

Theo NTD

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x