Chúng ta đang dạy con trẻ dối trá

14/05/15, 15:00 Tin Tổng Hợp

TT – Vì thi đua, vì thành tích trước mắt, những người lớn chúng ta đang tập cho con trẻ sự không trung thực và sống giả dối.

Đã bao giờ chúng ta tự hỏi chính những suy nghĩ thực dụng của người lớn sẽ làm hư cả một thế hệ trẻ vốn thật thà, ngây thơ và trong sáng?

Sau lễ chào cờ trang nghiêm là phần thuyết trình những sản phẩm đoạt giải trong “Cuộc thi ý tưởng trẻ thơ” của học sinh khối 4-5 do nhà trường phát động, tiến tới cuộc thi trong phạm vi toàn tỉnh lần thứ hai được tổ chức hằng năm.

Mở đầu là học sinh khối lớp 4. Các em đĩnh đạc với lời giới thiệu: “Em tên là Q.T., bên cạnh em là H. và D., chúng em là nhóm tác giả của sản phẩm chiếc đèn ngủ đa màu. Phần thuyết trình của chúng em xin được phép bắt đầu…”. Các em nêu ý tưởng thiết kế, nguyên liệu làm, quy trình hoạt động một cách rất thành thạo…

Và cứ thế từng nhóm, từng nhóm học sinh lên giới thiệu rồi thuyết trình về sản phẩm sáng tạo kỹ thuật do mình thiết kế… Phía dưới sân chào cờ, học sinh thay vì trật tự lắng nghe thì nhiều tiếng rì rầm, râm ran nổi lên: “Cái đó đâu phải của các bạn ấy, ba của D. làm rồi cho hai bạn đó cùng đứng tên…”. “Còn chiếc bình tưới đa năng kia là của thầy T. làm, thầy cho ba bạn học sinh giỏi đứng tên… Sướng thật! Nhưng đâu phải của mấy bạn làm mà tỏ vẻ ta đây! Nhìn thấy ghét…”.

Đứng gần để giữ trật tự, tôi nghe rõ lời bàn tán, xì xào của đám học trò khối 4 và 5, mặc dù chuyện này tôi đã biết từ trước. Thật tình, tôi cũng không ngờ nhiều em lại có phản ứng như vậy…

Hằng năm, theo quy định từ trên xuống, học sinh khối 4 và 5 ở các trường tiểu học phải nộp sản phẩm tham gia “Cuộc thi ý tưởng trẻ thơ”. Vì thế các trường học đều phát động cuộc thi ở cấp trường để chọn những sản phẩm đoạt giải đi dự thi cấp cao hơn.

Giáo viên chủ nhiệm phổ biến cho học sinh lớp mình từ đầu năm, nhưng phần lớn các em nói: “Có biết làm cái gì đâu!”. Lớp nào may mắn có phụ huynh quan tâm làm giúp thì giáo viên chủ nhiệm khỏe, còn không thì tới gần ngày thi thầy cô phải dốc sức làm ra một cái gì đó để lớp của mình có sản phẩm dự thi. Sản phẩm làm ra rồi, từ việc viết lời thuyết minh, chọn vài em thành lập một nhóm để học thuộc và lên thuyết trình trước ban giám khảo, giáo viên cũng phải làm hết.

Mới đầu, một số em được chọn cũng không thích lắm vì “mình không làm mà tự dưng nhận của mình nên cũng mắc cỡ và sợ bạn bè trêu chọc…”. Nhưng thầy cô động viên, gần như… ép buộc nên không ai dám từ chối, có điều lúc lên thuyết trình về sản phẩm mình đứng tên, không em nào thấy vui và cảm thấy tự tin cả.

Có lẽ do ai cũng hiểu đó hoàn toàn là sản phẩm “vay mượn” nên cho dù nhà trường tổ chức cả một buổi lễ hoành tráng “Giới thiệu sản phẩm đoạt giải cuộc thi ý tưởng trẻ thơ” nhưng nó mất đi sự hấp dẫn, lôi cuốn và ngưỡng mộ lẽ ra phải có từ người tham dự với những nhóm tác giả đoạt giải. Buổi ngoại khóa đã trở nên khiên cưỡng, máy móc và hình thức.

Mớm đáp án

Trong giáo dục, thương không phải là ban ơn, ban phát, biếu cho; và ngược lại, ghét không phải là nghiêm khắc, là trung thực. Kết thúc đợt kiểm tra học kỳ II vừa qua, có hai câu chuyện tôi muốn kể để mọi người cùng ngẫm nghĩ.

Trong xóm tôi vào buổi chiều nọ, một chị đón con đi học về. Quan tâm tới bài kiểm tra của con, chị hỏi: “Con có làm bài được không?”, đứa con đáp nhanh: “Đề kiểm tra dễ ợt mẹ ạ, toàn là câu hỏi trong tám câu đề cương cô cho học trước đó”. Chị hỏi tiếp: “Thế không có môn nào có câu hỏi bên ngoài hay khó hơn sao con?”, cháu bé nhanh nhảu trả lời: “Có chứ mẹ, như môn tiếng Anh, toán, ngữ văn nhiều câu hỏi khó ngoài đề cương lắm, nhưng chúng con làm được hết”. Chị khen con: “Chà, con mẹ giỏi quá”. Cháu bé vội đáp: “Không phải đâu mẹ, vì mỗi lúc gặp câu hỏi không có trong đề cương, các thầy cô tới hướng dẫn cách làm bài, giải thích cặn kẽ, nói cho chúng con câu đó, bài đó giống phần nào đã học, nên bạn nào cũng làm được”. “Ừ ra thế!” – chị quay lưng vội đi như có việc, rồi nói nhỏ với tôi: “Mớm đáp án!”…

Giờ kiểm tra môn sử, môn mà học sinh nhác học bài và rất khó nhớ, phòng thi lớp 7 lại cùng lúc có hai giáo viên đứng tuổi nên có phần dễ dãi, học sinh trong phòng tha hồ quay cóp, giở tài liệu. Hai thầy vì thương học trò, thấy các em đều vất vả mới viết ra được vài chữ nên “thôi thoáng với chúng chút” – một thầy nói. Ai ngờ đám học trò được đà làm tới. Đỉnh điểm là câu nói “Hai thầy coi thi dễ ợt” được tụi nhỏ nói to lên cho các giáo viên khác nghe lúc hết giờ làm bài để khiêu khích và làm một thầy “nóng mặt” với đồng nghiệp khi thầy này “làm căng” lúc mấy phút cuối. “Đắng lòng! Thương chúng mà bị chúng “chơi lại”! Tại mình thương không đúng cách” – một thầy cảm thán rút ra kết luận.

Học trò hiện tại là con của chúng ta, chúng là tương lai của đất nước. Thương phải biết thương đúng cách, hãy nghiêm khắc chừng nào có thể để thế hệ trẻ sau này có tự trọng, cho chúng thấy ta thương hay hại chúng. Mai sau chúng sẽ là người đánh giá việc làm và hành động, những cố gắng hiện tại của chúng ta. Chúng sẽ kết án sự dễ dãi, bất nghiêm của chúng ta, hay cổ vũ và tiếp tục vun đắp thêm những giá trị tốt đẹp mà chúng ta đã gầy dựng cho chúng. Tất cả tùy thuộc vào hành động hiện tại của chính chúng ta.

MINH QUÂN

ĐỖ QUYÊN

Theo Tuổi Trẻ

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Lã Động Tân 3 năm không độ được 1 người

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Đức Phật dạy thế nào về việc tiêu tai, giải nạn?

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Vì sao Lã Động Tân 3 năm không độ được 1 người

    Vì sao Lã Động Tân 3 năm không độ được 1 người

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Tu thân

    Tu thân

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Đức Phật dạy thế nào về việc tiêu tai, giải nạn?

    Đức Phật dạy thế nào về việc tiêu tai, giải nạn?

x