Chối bỏ trách nhiệm, nhược điểm trong bản tính con người
Con người ta khi đối mặt với những vấn đề sai lầm của bản thân thường chối bỏ trách nhiệm hay đổ lỗi cho người khác. Đó là một yếu điểm trong nhân cách, cũng là cách thức “bất hảo” khiến đạo đức con người trượt dốc thật khó lường.
Tác giả: Thư Tỉnh
Một nhà tâm lý học đã từng nói: “Nhân cách con người phân thành 2 loại, loại tự suy xét bản thân và loại chối bỏ trách nhiệm”. Loại trước thì là biểu hiện của nhân cách chính thường, loại sau thì là biểu hiện của nhân cách tự tư. Tuy nhiên, thuận theo thói đời sa sút, quan niệm đạo đức của người ta càng ngày càng xuống dốc, nhất là sau khi nền tảng giá trị đạo đức truyền thống của Trung Quốc bị sụp đổ, thì trong xã hội hiện nay khắp nơi đều có thể nhìn thấy cái thói chối bỏ trách nhiệm của người ta.
Ví dụ: Khi lái xe tông phải người ta thì sẽ quay ngược lại trách mắng người đó đi mà không nhìn đường; giữa vợ chồng, bè bạn cãi nhau vì chút chuyện nhỏ đều chỉ nhìn thấy chỗ sai sót của đối phương,v.v…..
Người Trung Quốc xưa kia vốn có tín ngưỡng rất cao, có chuẩn mực đạo đức nhất định, đó là do Văn hóa truyền thống còn in đậm trong tư tưởng người Trung Quốc như ‘’nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” của Nho Gia. Người Trung Quốc kính ngưỡng “thiên, địa, quân, thân, sư” (tức trời, đất, vua, cha mẹ và thầy). Nền văn hóa cổ truyền Trung Quốc tin rằng làm điều thiện có thiện báo, làm điều ác gặp ác báo
Thế nhưng vào thời kỳ cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đã chủ trương phá tan văn hóa truyền thống của Trung Quốc với “phá tứ cựu” gồm: “cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán”. Từ đó Trung Quốc đã quay lưng với văn hóa truyền thống dân tộc, cắt đứt liên hệ với trời và đất; từ đó mà người đấu với người, người đấu với trời, người đấu với đất.
Người ta thường nói văn hóa là linh hồn của dân tộc, sự phát triển văn hóa định ra nền văn minh của một đất nước. Sự phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó.
Chính vì thế mà sau khi “Cách mạng Văn hóa” diễn ra tại Trung Quốc đã phá hủy văn hóa dân tộc, cắt liên hệ với Trời đất, thì đạo đức người Trung Quốc càng ngày cùng tụt trên dốc lớn, khiến người với người trở thành vô cảm, đối đãi nhau không một chút tình người.
Một đất nước từng là một nơi có lễ nghi với nền văn minh huy hoàng lại có thể rơi vào tình cảnh nhân tình thảm thương, vô tâm như thế. Có người nói “vô cảm” chính là một biểu hiện cho thấy xã hội bước vào giai đoạn ung thư kỳ cuối. Vô cảm cũng là biểu hiện của tự tư, chỉ muốn bảo vệ bản thân, khi gặp vấn đề là lập tức đổ lỗi cho người khác để tránh rắc rồi cho mình.
Trước đây, một siêu thị ở Trung Quốc xảy ra sự việc “thang máy nuốt người”, sau khi sự việc xảy ra thì cửa hàng không phải trước hết đứng ra khắc phục sự cố và gánh vác trách nhiệm, mà trái lại là nhấn mạnh trong siêu thị đã có treo biển báo nhắc nhở, là bản thân người bị hại không chú ý nhìn…
Trước đó, tôi có chứng kiến câu chuyện của một người bạn. Sau khi bạn tôi nhận được hàng đặt mua trên mạng, phát hiện món hàng đã bị hư hại bởi việc đóng gói cẩu thả của người bán. Trước hết bạn tôi liên hệ với người bán, hy vọng có thể đổi hàng, nhưng bên phía người bán lại trách móc bạn tôi không có từ chối ký tên nhận bưu phẩm nên không đồng ý chịu trách nhiệm.
Quả thật, một sự tình phát sinh luôn có nguyên nhân nhiều mặt, nhưng bên trong nguyên nhân cũng có cái chủ yếu và thứ yếu, giá trị quan của con người hiện nay đã vì tự tư mà biến đổi đến nỗi phân không rõ chủ thứ, cũng không làm rõ thị phi nữa.
Một sự việc khác nữa chính là vấn đề bức hại tín ngưỡng tại quốc gia này. Trung Quốc là một chính quyền ngược đãi quyền tự do tôn giáo mạnh mẽ nhất trên thế giới. Không chỉ hủy hoại văn hóa của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhiều lần trấn áp và bức hại những người bất đồng chính kiến, những tôn giáo ngoại lai, đặc biệt những người có tín ngưỡng vào Thần, Phật.
Chẳng hạn việc chính quyền Trung Quốc không kể gì đến nhân quyền mà đàn áp dã man Phật giáo Tây Tạng ở vùng Tây Tạng, triệt phá đẫm máu những người theo đạo Hồi ở Khu tự trị của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, hay bức hại và thu hoạch nội tạng của những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp…Tuy vậy, có một điều đáng buồn là khi người ta chứng kiến những chuyện này, họ lại đổ lỗi cho người đang bị chính quyền bức hại, nói rằng: “Tại sao không chịu sống an phận đi, sao lại chống đối chính phủ làm gì? Chắc chắn làm gì sai nên mới bị như vậy…” Họ không chịu ở trong hoàn cảnh của người khác mà thấu hiểu, cũng không có phán đoán một cách lý trí, ngược lại vì muốn bảo vệ bản thân mà chẳng dám đứng ra nói một lời công bằng.
Bản thân tôi là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên hiểu rất rõ rằng chúng tôi là những người tốt đang bị chính quyền vu khống và bức hại. Nhưng những người không rõ chân tướng ở Trung Quốc, khi nhìn thấy Trung Cộng bức hại chúng tôi, cái tư tưởng biến dị khiến họ cho rằng: Ai bảo Pháp Luân Công muốn đối chọi với Trung Cộng?
Thực ra họ không biết rằng không phải Pháp Luân Công muốn đối đầu với Trung Cộng, mà là Trung Cộng bất chấp thủ đoạn muốn đàn áp và bức hại người tốt. Những người tu luyện Pháp Luân Công chỉ đang vạch trần cuộc bức hại một cách ôn hòa, để cho con người thế gian tỉnh ngộ đừng hùa theo phạm tội mà thôi. Học viên Pháp Luân Công dựa theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn mà làm một người tốt; gặp phải mâu thuẫn chỉ có thể tìm chỗ thiếu sót ở bản thân mình, không được tìm cái sai ở người khác.
Những người như vậy không phải chính là những người có nhân cách tự xét lại bản thân mà trong xã hội hiện nay thiếu hụt nhất hay sao? Vậy nên sự bức hại của Trung Cộng đối với những người tốt này cũng là sự bức hại đối với toàn bộ người Trung Quốc, khiến cho người ta có muốn làm một người tốt cũng phải e dè lo sợ. Một chính quyền không muốn người dân trở thành người tốt thì tương lai của họ chắc chắn chỉ là mịt mờ đen tối mà thôi.
Nhưng tôi tin rằng vũ trụ này luôn có sự công bằng, làm việc thiện ác trên thế gian sẽ đều có báo ứng tương xứng. Chỉ hy vọng rằng mọi người đều giữ được thiên tâm, làm một người chính trực, phân biệt rõ ràng tốt xấu tránh làm tổn hại đến những người lương thiện, nếu không đợi khi báo ứng đến rồi, thì hối hận cũng không kịp nữa.
Huệ Nhẫn, theo Zhengjian