Chợ Tân Phát Địa bất ngờ đóng cửa, hàng loạt thương gia Bắc Kinh khốn đốn
Việc chợ Tân Phát Địa đột ngột đóng cửa được xem là một động thái cấp thiết của chính quyền Trung Quốc, nhằm kiềm chế sự lây lan của virus Vũ Hán chết người. Tuy nhiên, nó đã dẫn đến thiệt hại tài chính vô cùng nặng nề cho các thương nhân buôn bán tại chợ, và điều này làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu lương thực ở thủ đô Trung Quốc.
Bắc Kinh hiện là tâm điểm của đợt bùng phát COVID-19 thứ hai tại Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng đợt bùng phát virus mới bắt đầu tại Bắc Kinh vào ngày 11/6, hầu hết các trường hợp được xác nhận đều có liên quan đến chợ bán buôn Tân Phát Địa. Khu chợ này đã bị cảnh sát vũ trang phong tỏa từ ngày 13/6, và tất cả các giao dịch bán hàng đều bị cấm.
Cuối tuần qua, chợ Tân Phát Địa ở Bắc Kinh – chợ thực phẩm lớn nhất châu Á đã buộc phải đóng cửa sau khi một số ca nhiễm COVID-19 mới được phát, hiện có liên quan đến vị trí khu chợ này. Kể từ đó, hai quan chức địa phương và Tổng giám đốc của khu chợ đã bị sa thải vì tắc trách, trong khi các cơ quan y tế trong thành phố đang cật lực theo dõi khoảng 200.000 người truy cập trang web kể từ ngày 30/5.
Động thái đóng cửa chợ một cách bất ngờ này đã khiến một lượng lớn rau, trái cây và hải sản tươi sống bị thối rữa và phải vứt đi, điều này gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Thậm chí nhiều hộ gia đình trong các cộng đồng dân cư gần chợ đều không còn thực phẩm dự trữ.
Khi nói chuyện với China Philanthropist – một tạp chí kỹ thuật số tập trung vào các vấn đề xã hội, nhiều đại lý bán bán lẻ cho biết việc đóng cửa khu chợ khiến họ không có thời gian hủy các đơn đặt hàng trước đó và lưu trữ hàng hóa, chủ yếu là thực phẩm tươi sống. Do đó, hàng tấn rau và trái cây hiện đang có nguy cơ bị hư thối. Thiệt hại tài chính có thể lên tới hàng triệu USD.
“Không có có thông báo báo về việc chợ sẽ đóng cửa. Không ai nói với chúng tôi trước rằng chợ sẽ đóng cửa. Không ai cảnh báo chúng tôi rằng hãy ngừng mua lượng lớn hàng hóa. Vụ việc xảy ra vào lúc nửa đêm,” bà Mao – một thương gia sở hữu một cửa hàng cỡ trung bình, với khoảng 20 nhân viên trong chợ cho biết. Mao kể lại rằng vào đêm đóng cửa, bà đang có hơn 10 xe tải trái cây đắt tiền đang đợi dỡ hàng, nhưng bà không còn cách nào khác, và đành phải bỏ lại chúng khi cảnh sát địa phương xuất hiện và đuổi bà ra khỏi chợ.
Mao cũng cho biết trước khi đóng cửa chợ, bà cũng gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh của mình, vì chính phủ áp đặt các biện pháp kiểm soát giá, đòi hỏi bà phải bán hàng hóa, thực phẩm dưới mức giá thị trường để đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, sau nhiều tuần vật lộn, việc đóng cửa chợ có thể sẽ là một đòn chí tử đối với hoạt động kinh doanh của bà, Mao cho biết thêm.
Một chủ đại lý trái cây khác – tên Xu nói với tạp chí rằng, trong khi anh có nghe thông tin về một số ca nhiễm COVID-19 mới liên quan đến khu chợ vào cuối tuần, anh tưởng rằng các mặt hàng như rau quả sẽ không bị ảnh hưởng, vì virus chỉ được tìm thấy trong thịt và hải sản ở chợ. Xu cho hay nhiều thương nhân mà anh biết, bao gồm cả anh cũng đều tin rằng việc đóng cửa chợ hoàn toàn gần như là không thể, bởi vì “toàn bộ thành phố phụ thuộc vào thị trường cung cấp thực phẩm của chợ Tân Phát Địa”. Bây giờ, do không có quyền vào kho của mình ở trong chợ, Xu lo rằng anh có thể phải đối mặt với khoản thua lỗ lên đến hơn 5 triệu nhân dân tệ (705.517 USD), nếu như phải đổ bỏ tất cả mặt hàng trái cây của mình.
Tọa lạc phía Nam quận Phong Đài của thành phố Bắc Kinh, chợ Tân Phát Địa chiếm khoảng 80% nguồn cung cấp toàn bộ nông sản, và cung cấp hơn 90% rau quả tiêu thụ cho thành phố Bắc Kinh. Theo trang web chính của chợ, mỗi ngày đều có khoảng khoảng 1.500 tấn hải sản, 18.000 tấn rau và 20.000 tấn trái cây được buôn bán tại đây.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)