Chính sách hướng Đông của Moscow: Đâu là “át chủ bài”?

08/05/15, 13:00 Tin Tổng Hợp

BizLIVE – Nhiều nhà lãnh đạo của châu Á, kể cả chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sẽ tham dự cuộc duyệt binh – một sự kiện nêu bật cách thức Nga đang hướng về phương Đông vào lúc căng thẳng với phương Tây gia tăng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trò chuyện trước lễ khai mạc Hội nghị Tương tác và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) ở Thượng Hải, 21/5/2014.

Các nhà lãnh đạo phương Tây đang tẩy chay một cuộc duyệt binh chiến thắng ở Moscow vào cuối tuần này để kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ hai, vì các hành động của Nga ở Ukraine, VOA đưa tin.

Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo của châu Á, kể cả chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sẽ tham dự cuộc duyệt binh – một sự kiện nêu bật cách thức Nga đang hướng về phương Đông vào lúc căng thẳng với phương Tây gia tăng.

Song các chuyên gia phân tích thời cuộc cho rằng việc Nga ‘hướng về phương đông’ có các nguyên do kinh tế nhiều hơn.

Cuộc duyệt binh ở Moscow vào ngày 9 tháng 5 dứt khoát là một trong những biểu tượng đáng kể đối với ông Putin ngay lúc này để tăng cường tính hợp pháp của ông trong nước và để chứng tỏ là ông không đơn độc, theo nhận định của ông Alexander Gabuev, người đứng đầu Chương trình châu Á Thái Bình Dương tại Trung tâm Carnegie ở Moscow.

Ông Gabueve nói hậu thuẫn phương Tây dành cho vụ nổi dậy Maidan của quần chúng, dẫn tới việc lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych được Nga hậu thuẫn được điện Kremli coi như là một sự can thiệp vào khu vực ảnh hưởng của họ.

“Vì thế, có một sự nghi kỵ sâu xa. Và, mặc dùu Nga, giới thượng lưu Nga hay người dân Nga vẫn tự coi họ là một phần của nền văn minh Âu châu, tôi có thể nói là giới cầm quyền đang tìm cách đặt Nga ở thế không phải là tây phương hay không phải là Hoa Kỳ trên thế giới, về mặt chủ thuyết. Và, có lẽ sẽ ít nhiều giống như những gì Liên bang Xô viết đã cố gắng làm – chỉ để tự phô bày như một chọn lựa so với cách mô tả tây phương và hệ thống phương Tây”.

Sự chối bỏ phương Tây kèm theo một rủi ro

“Ngay lúc này Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và một số nước kề cận với họ đang lập ra một thỏa thuận chống tự do, chống tây phương, chống dân chủ, và đây là điều đáng ngại”, ông Alexander Gabuev nói.

Moscow sẵn sàng tiếp đón lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông này trước khi chuyến đi bị hủy vì các “vấn đề nội bộ” của Triều Tiên.

Nhưng quan hệ kinh tế đang phát triển mau chóng kể từ khi Bình Nhưỡng trả xong món nợ thời Xô viết. Hai bên công bố năm 2015 là “một năm của tình hữu nghị và có thể đạt một mục tiêu thương mại một tỷ đôla trước năm 2020,” theo lời người đứng đầu hội đồng kinh doanh Nga-Bắc Triều Tiên mới, ông Vitaly Survillo:

“Nếu tất cả các dự án hiện hữu, và đã sẵn sàng, được thực hiện, nhất là các dự án đường sắt, cũng như các mạng lưới điện, thì chúng ta có thể đạt được mục tiêu, trên lý thuyết. Trên thực tế như thế nào còn tùy thuộc cách thức dự án này hay dự án kia được thực thi ra sao.”

Ngay lúc này, theo ông Survillo, thì mục tiêu còn rất xa, nhưng Triều Tiên có lợi hơn nhiều so với Nga trong việc tăng cường mậu dịch song phương bởi vì họ bị cô lập.

Ông Survillo nói, “Thực ra, khối lượng mậu dịch với Triều Tiên vẫn còn hạn hẹp. Nó không đáng kể, nhưng đã tăng nhanh trong mấy năm vừa qua, 2013, 2014. Và chúng ta hy vọng nó sẽ phát triển theo cùng cách đó trong năm nay.”

Quan hệ Nga-Trung Quốc đáng kể nhất

Trong khi Hàn Quốc cùng với Trung Quốc không bỏ phiếu chế tài Nga, nước này lại là động lực của Moscow và Bắc Kinh ở phương Đông với tầm quan trọng tăng nhiều nhất, theo ông Gabuev.

“Với mối quan hệ với các đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang trong tình trạng rất khó khăn và nhiều vấn đề, thì chỉ có một đối tác lớn duy nhất là Trung Quốc. Và sự đối đầu này giữa Nga và phương Tây càng kéo dài, thì mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc càng trở nên quan trọng hơn.”

Trong khi phương Tây thực thi các biện pháp chế tài kinh tế đối với Nga, Bắc Kinh và Moscow năm ngoái đã ký một thỏa thuận 400 tỷ đôla về khí đốt thiên nhiên. Và nhà lãnh đạo Đông Á được trông đợi nhiều nhất dự cuộc diễu binh Ngày Chiến thắng chính là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Mặc dù vụ khủng hoảng Ukraine đã làm cho việc Nga quay sang Trung Quốc mang tầm quan trọng hơn, ông Gabuev cho rằng sự quan tâm mới dành cho Trung Quốc đã có từ trước khi căng thẳng với phương Tây.

“Cội nguồn thực sự bắt đầu sau cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008/2009 khi GDP của Nga sụt xuống mức thấp nhất trong số các nước thuộc khối G20 và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng với mức khoảng 8 phần trăm mỗi năm và Nga nhận ra rằng có các cơ hội thị trường chưa khai thác và những nguồn vốn chưa khai thác cho sự tăng trưởng trong nước và những khu vực không người ở của Siberia và vùng viễn đông cần có liên hệ châu Á này để tận dụng các cơ hội kinh tế.”

Sự chú ý của ông Putin dồn vào nền kinh tế Nga

Trong khi tìm cách dùng lập luận phơi bày Nga như một chọn lựa so với quyền lực và chủ thuyết tây phương, Tổng thống Putin tập trung vào vấn đề kinh tế. Tại một cuộc họp thương đỉnh APEC hồi tháng 11, ông nói, “Vị trí của Nga ở Âu Á xác định vai trò nước này là một yếu tố chủ yếu để đưa các nền văn minh Đông Tây lại gần nhau hơn, và vì thế chúng tôi muốn củng cố quan hệ của chúng tôi với tất cả các nước trong vùng châu Á Thái Bình Dương và đóng một vai trò tích cực trong việc xây dựng một hệ thống mậu dịch tự do và trong công cuộc hợp tác kinh tế và đầu tư.”

Bất chấp các căng thẳng chính trị, quan hệ thương mại của Nga với phương Tây theo trông đợi sẽ không ở thứ hạng thấp hơn so với châu Á trong nay mai.

Liên hiệp châu Âu vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, chiếm khoảng một nửa toàn bộ mậu dịch của Nga.

KIM NGÂN

Tin liên quan
Cùng dòng sự kiện

Theo BizLive

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x