Chính quyền Trung Quốc cầm dao uy hiếp Hồng Kông và khống chế thế giới

28/05/20, 18:26 Trung Quốc

Theo các chuyên gia, động thái ban hành luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông của chính quyền Trung Quốc, sẽ đặt dấu chấm hết cho quyền tự trị của đặc khu này. Họ cảnh báo nếu không có yếu tố ngăn cản, chính quyền Bắc Kinh sẽ còn thực hiện những động thái mạnh mẽ hơn để khiến Hồng Kông nằm trong tầm kiểm soát của mình. 

Cảnh sát chống bạo động bắt giữ những người biểu tình ủng hộ dân chủ trong một cuộc biểu tình ở quận Causeway Bay, Hồng Kông, vào ngày 27 tháng 5 năm 2020. (Ảnh qua Getty Images)

Tuần trước, chính quyền Bắc Kinh cho biết sẽ thông qua một dự luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông, dự luật được thông qua bởi chính cơ quan lập pháp của đặc khu này. Động thái trên đã gây xôn xao dư luận quốc tế, đồng thời làm nổi dậy một loạt các cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông, dự kiến sẽ còn nhiều hơn nữa các cuộc biểu tình trong những tuần tới. 

Trước động thái từ chính quyền Bắc Kinh, ngày 27/5, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ – Mike Pompeo nhận định, Hồng Kông không còn giữ được quyền tự trị nữa. Điều này đặt thỏa thuận thương mại đặc biệt của Hồng Kông với Mỹ vào thế nguy hiểm. 

Hiện vẫn chưa rõ liệu Mỹ có rút lại những đặc quyền riêng dành cho Hồng Kông hay không, và điều này cần đến lệnh điều hành từ Tổng thống Donald Trump. Bộ Ngoại giao vẫn chưa trả lời câu hỏi này từ tờ Epoch Times trong lúc phỏng vấn.

Dự luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông sẽ hình sự hóa các “hành vi quấy phá, đòi ly khai, đảo chính và các hoạt động khủng bố”. Giới phê bình e ngại chính quyền Bắc Kinh sẽ áp dụng dự luật để ứng phó, đàn áp những cá nhân bất đồng. Các nhà hoạt động địa phương phe dân chủ và các nhà lập pháp khẳng định, luật an ninh quốc gia thường được sử dụng nhằm truy tố và tống giam những cá nhân bất đồng chính kiến ở đại lục.

Dự luật trên có thể giúp thúc đẩy các cơ quan an ninh của Trung Quốc thiết lập hoạt động tại Hồng Kông.

Thor Halvorssen – Giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận Tổ chức Nhân Quyền có trụ sở tại Washington đã chia sẻ với tờ Epoch Times: “Hồng Kông sẽ ngập trong hàng loạt các cơ quan chính phủ Trung Quốc, và bất cứ ai bị cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia có lẽ sẽ không thể đấu tranh cho bản thân tại tòa án”. 

Các tòa nhà thương mại và dân cư ở Hồng Kông vào ban đêm.
Các tòa nhà thương mại và dân cư ở Hồng Kông vào ban đêm. (Ảnh qua Getty Images)

Kế hoạch của chính quyền Bắc Kinh

Theo ông Wilson Leung đến từ nhóm Luật sư Tiến bộ có trụ sở tại Hồng Kông, động thái của chính quyền Trung Quốc không hoàn toàn nằm ngoài dự đoán. Ông chia sẻ: “Sách lược của chính quyền Bắc Kinh luôn luôn là nắm trọn quyền kiểm soát với bất cứ khu vực nào được coi là vùng lãnh thổ hợp pháp của họ. Hồng Kông được coi là đặc khu hợp pháp của họ, và không ai có quyền can thiệp hay lên tiếng, kể cả người dân Hồng Kông”. 

Lần gần đây nhất chính quyền Trung Quốc cố gắng hợp pháp hóa dự luật chống đảo chính là vào năm 2003, sau đó dự luật đã bị bác bỏ khi nửa triệu người dân Hồng Kông xuống đường biểu tình.  

Ông Halvorssen nhận định, động thái của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm cố gắng đánh lạc hướng dư luận khỏi sự thất bại của chính quyền, trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và các vấn đề nội bộ khác. 

Ông cho hay: “Chính quyền Bắc Kinh đang hành xử như một gã côn đồ nhằm chứng tỏ với cộng đồng quốc tế rằng ‘chúng tôi không quan tâm tới bất kỳ điều gì nữa’”. 

Ông Halvorssen chia sẻ, chính quyền Trung Quốc đã “mất kiên nhẫn” với các đồng minh ở Hồng Kông, điều này ngày một leo thang sau nhiều năm trì hoãn ban hành Điều 23 – một dự luật chống đảo chính. Thêm vào đó là những thành công trong  cuộc biểu tình tại Hồng Kông chống lại dự luật dẫn độ, và sự càn quét của phe dân chủ trong cuộc bầu cử.

“Người dân Hồng Kông đang mạnh mẽ kêu gọi nhau rằng họ cần có được quyền tự trị. Do đó Chính phủ Trung Quốc quyết định, họ cần phải tận tay xử lý vấn đề thay vì chờ đợi phe đồng minh tại Hồng Kông hợp pháp hóa mọi thứ”, ông Halvorssen nói.

Hàng nghìn người dân Hồng Kông tiếp tục xuống phố biểu tình để phản đối dự luật an ninh quốc gia.
Hàng nghìn người dân Hồng Kông tiếp tục xuống phố biểu tình để phản đối dự luật an ninh quốc gia. (Ảnh qua Getty Images)

Ngày 27/5, hàng nghìn người dân Hồng Kông tiếp tục xuống phố biểu tình để phản đối dự luật an ninh quốc gia. Vào khoảng 6 giờ tối theo giờ địa phương, lực lượng cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 300 người dân.

Mục sư Francis Chan đã chia sẻ với tờ Epoch Times trong một cuộc biểu tình diễn ra tại vịnh Đồng La: “Chính quyền đang cầm trong tay con dao [ám chỉ dự luật]. Giờ đây họ sẽ đâm nó vào cổ chúng tôi bất cứ lúc nào”. 

Vấn đề cốt lõi

Theo chủ tịch Đảng Dân chủ Hồng Kông – Lương Gia Kiệt, điều “cốt lõi” ở đây là tách rời hai hệ thống pháp lý của Trung Quốc đại lục và Hồng Kông. Ông cho biết, trong khi hệ thống pháp lý Hồng Kông luôn bám theo các quy định pháp luật, thì tòa án Trung Quốc đại lục thường được sử dụng để “đẩy mạnh quyền lực cai trị của ĐCSTQ”. 

Ngày 25/5, Hiệp hội luật sư Hồng Kông đã công bố một báo cáo nhấn mạnh: “Một số chi tiết mơ hồ và đáng quan ngại” trong dự thảo luật. Báo cáo chỉ ra, Luật cơ bản của Hồng Kông cho phép Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc có quyền ban hành các đạo luật, nhưng chỉ nằm trong các vấn đề liên quan đến “quốc phòng và đối ngoại cũng như các vấn đề giới hạn quyền tự trị” của Hồng Kông, chứ không phải các vấn đề về an ninh quốc gia.  

Ông Lương Gia Kiệt cho hay: “Đề xuất trong dự luật hiện tại quả thực đã vi phạm mọi quy định của các thỏa thuận ban đầu”.

Chen Daoxiang – chỉ huy quân đội Trung Quốc tại Hồng Kông đưa ra cảnh báo qua sóng truyền hình Trung Quốc rằng, quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng “bảo vệ chủ quyền quốc gia”.

Ngày 26/5, đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga cố gắng trấn an người dân Hồng Kông rằng, dự luật chỉ nhắm tới “các đối tượng” có liên quan đến hành vi khủng bố và đảo chính. Ngay sau đó, ông Wilson Leung cho hay, những khẳng định của bà Lâm “chắc chắn sai lệch” “hoàn toàn là lời tuyên truyền dối trá”.

Cảnh sát chống bạo động bắt giữ một nhóm người trong cuộc biểu tình ở quận Causeway Bay, Hồng Kông vào ngày 27 tháng 5 năm 2020.
Cảnh sát chống bạo động bắt giữ một nhóm người trong cuộc biểu tình ở quận Causeway Bay, Hồng Kông vào ngày 27 tháng 5 năm 2020. (Ảnh qua Getty Images)

Ông chia sẻ: “Khi các điệp vụ an ninh đại lục tới đặc khu để thi hành nhiệm vụ từ chính quyền Bắc Kinh, Hồng Kông sẽ sớm được chứng kiến “những vụ bắt giam giống như những gì ta đã được thấy chính quyền thi hành tại Trung Quốc đại lục”. Vị luật sư cũng nhấn mạnh về cuộc đàn áp những học viên Pháp Luân Công và việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ tại các trại tập trung Tân Cương.

“Bản chất của chế độ độc tài luôn là: Ồ, đừng lo lắng về những điều luật chống khủng bố hay luật an ninh quốc gia. Nếu bạn không làm gì sai, chúng tôi sẽ không bắt giữ bạn. Thế nhưng, nếu bạn chứng kiến những gì đã diễn ra tại Trung Quốc thì mọi thứ thực chất lại trái ngược hoàn toàn”, ông Leung nhấn mạnh.

Cái giá phải trả về mặt kinh tế

Law Ka-chung – một giáo sư phụ trợ khoa kinh tế trường Đại học Thành phố Hồng Kông cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, chính quyền Bắc Kinh đã phạm phải “một sai lầm lớn” khi đang đe dọa đến ngôi vị trung tâm tài chính toàn cầu của Hồng Kông. 

Ông nhận định, sau các vấn đề xoay quanh Dự luật dẫn độ Hồng Kông 2019, sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào hệ thống pháp lý và quyền tự trị của Hồng Kông đã sụt giảm xuống mức kỷ lục, và có thể còn tiếp tục giảm thấp hơn nữa. 

Cảnh sát bắt giữ người biểu tình tại Wanchai, Hong Kong ngày Chủ nhật 24/5/2020,
Cảnh sát bắt giữ người biểu tình tại Wanchai, Hong Kong ngày Chủ nhật 24/5/2020. (Ảnh qua Getty Images)

Vị giáo sư nhấn mạnh, chính quyền Bắc Kinh sẽ không thi hành nghiêm ngặt luật an ninh ngay lập tức vì sẽ tạo nên một cú sốc đột ngột cho kinh tế địa phương, tuy nhiên các điều khoản hà khắc của chính quyền Trung Quốc sẽ được hé lộ dần khi xét về lâu dài. 

Ông cũng dự đoán Hồng Kông sẽ diễn ra một cuộc đại di cư giống như những gì đã xảy ra vào năm 1997, khi đặc khu được trao trả lại cho Trung Quốc. 

Dự luật có thể sẽ đem lại bất ổn lâu dài vì tăng trưởng kinh tế của Hồng Kông sẽ thắt chặt hơn với Trung Quốc đại lục. Người đại lục có thể chiếm các vị trí cấp cao trong các doanh nghiệp, trong khi sự tham gia của nước ngoài vào các ngành có giá trị cao như kế toán, bảo hiểm và môi giới sẽ giảm sút quy mô đáng kể. 

Theo tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ – Mike Pompeo, ngôi vị trung tâm tài chính toàn cầu của Hồng Kông, một danh hiệu tạo nên nét đặc trưng của đặc khu với Trung Quốc đại lục đang bị đe dọa. 

Trước đây, theo luật pháp Hoa Kỳ, Hồng Kông được hưởng các đặc quyền trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và nhập cư. Đặc khu cũng là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Mỹ trong các lĩnh vực như rượu, thịt bò và các sản phẩm nông nghiệp. 

Samuel Chu – nhà sáng lập và điều hành tổ chức vận động Hội đồng Dân chủ Hồng Kông có trụ sở tại Washington cho biết: “Một khi dự luật này được thông qua và thi hành, nó sẽ là một cú hích gây biến động cho nhiều doanh nghiệp hiện đang trong tình trạng báo động. Một khi các cộng đồng doanh nghiệp bị đe dọa, họ sẽ thấy được cái giá phải trả để thực hiện các biện pháp bảo vệ những doanh nghiệp này lâu dài”. 

Phần lớn các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của Trung Quốc được điều phối chủ yếu qua Hồng Kông. Nếu ngôi vị trung tâm tài chính toàn cầu của đặc khu này bị mất đi, chính quyền Trung Quốc sẽ khó để tìm ra một yếu tố thay thế. Ông Law cho biết: “Chính quyền Trung Quốc từ lâu đã có một chương trình nghị sự để phát triển Thượng Hải. Nhưng sau 10 đến 20 năm, họ vẫn chưa thể đưa Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính toàn cầu”. 

Luật sư Leung nhận định việc Hồng Kông phát triển ra sao trong tương lai cũng sẽ gây ra những hệ quả cho thế giới.  

“Hồng Kông thực sự đang căng thẳng trong việc đấu tranh giữa chế độ tự do và chế độ độc tài. Nếu đặc khu này sụp đổ, chắc chắn mục tiêu tiếp theo sẽ là Đài Loan, và rất sớm thôi, mọi người sẽ được thấy tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ lây lan ra toàn thế giới”, ông cho biết. 

Việt Anh (theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

x