Chính phủ Mỹ và Big Pharma cố ý phá vỡ luật pháp để thu lợi nhuận khổng lồ?

20/08/18, 10:47 Trung Quốc

Theo một nghiên cứu, hành vi phạm pháp của các công ty dược phẩm lớn của Mỹ (Big Pharma) đang ngày một gia tăng, vì các hình phạt tài chính không thể là rào cản khiến Big Pharma lùi bước, cũng như chưa một ai phải vào tù vì hành vi sai trái của họ…

Các công ty dược phẩm lớn (Big Pharma) và chính phủ Mỹ đã cố ý phá vỡ luật pháp để thu lợi nhuận khổng lồ? (Ảnh: 15 Minute News)

Theo trang Humans Are Free, các tập đoàn dược phẩm là những người có quyền lực lớn ở bang Washington. Họ đã hợp tác với chính phủ để đánh bại sự cạnh tranh thông qua độc quyền sáng chế và lừa gạt công chúng.

Theo đó, Mỹ là một trong hai quốc gia duy nhất được phép quảng cáo thuốc trực tiếp đến người tiêu dùng. Kèm theo đó là tính hiệu quả của sản phẩm được tuyên truyền rộng rãi trên tất cả các kênh truyền hình của Mỹ.

Nhưng thực tế, các công ty dược phẩm lớn (Big Pharma) vẫn không cảm thấy hài lòng với những gì mà họ đang có. Đó là lý do mà những công ty này thường xuyên vi phạm pháp luật bằng cách lừa dối và gian lận người dùng. Những hành vi này được thực hiện thông qua quá trình quảng cáo thuốc bất hợp pháp và tăng cường các chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ.

Thực tế cho thấy hành vi phạm pháp ngày càng gia tăng, vì các hình phạt tài chính chỉ là một khoản tiền được họ xếp vào chi phí kinh doanh, chứ không phải là một rào cản khiến Big Pharma lùi bước. Cũng như chưa một ai phải vào tù vì hành vi sai trái của họ.

Để minh chứng cho điều này, Humans Are Free đã dẫn một cuộc điều tra có tiêu đề “Những hình phạt dân sự và hình sự của ngành công nghiệp dược phẩm trong 25 năm”. Cuộc điều tra cho thấy:

Từ năm 1991-2015, những nhà sản xuất dược phẩm tổng cộng thanh toán 373 lần cho chính phủ liên bang và các tiểu bang. Tổng số tiền lên đến 35,7 tỷ USD. Trong đó có 140 khoản thanh toán cho liên bang với số tiền là 31,9 tỷ USD và 233 khoản thanh toán cho tiểu bang có giá trị 3,8 tỷ USD”.

Theo đó, GlaxoSmithKline và Pfizer là những công ty phạm tội tồi tệ nhất. Họ đã chi trả số tiền phạt tổng cộng gần 12 tỷ USD. Mặc dù con số này nghe có vẻ rất lớn, nhưng thực tế nó rất nhỏ so với lợi nhuận khổng lồ mà công ty kiếm được.

Hình phạt tài chính tiếp tục trở nên quá nhẹ so với lợi nhuận của công ty, khi số tiền phạt 35,7 tỷ USD từ năm 1991-2015 chỉ chiếm 5% trong tổng số 711 tỷ USD lợi nhuận ròng của 11 công ty dược phẩm lớn nhất thế giới trong khoảng thời gian 10 năm (2003 – 2012) trên tổng 25 năm”.

Công ty dược phẩm Valeant đã sử dụng chiến thuật kế toán không minh bạch, mua lại đối thủ cạnh tranh và tăng mạnh giá thuốc. (Ảnh: StockTwits)

Trong năm 2015-2016, các trang tin tức đã chỉ ra chiến lược kinh doanh vi phạm pháp luật không thể chối cãi của công ty dược phẩm Valeant. Công ty này đã sử dụng chiến thuật kế toán không minh bạch, mua lại đối thủ cạnh tranh và tăng mạnh giá thuốc.

Đó cũng là lý do mà đơn vị này đang phải đối mặt với một số cuộc điều tra của liên bang và tiểu bang, bao gồm cả tội tiếp thị phi pháp một số loại thuốc. Nhưng họ cũng không có gì lo lắng, vì các hình phạt tài chính sẽ chỉ là một chi phí rất nhỏ cho việc kinh doanh của mình.

Có thể nói Valeant là một ví dụ điển hình cho những gì đã diễn ra trong nhiều năm qua giữa Big Pharma và chính phủ. Nói cụ thể hơn, khi các công ty dược phẩm thu về lợi nhuận phi pháp (lừa dối và gian lận), họ đã trả tiền lại cho chính phủ dưới hình thức nhận các “hình phạt”. Đổi ngược lại chính phủ sẽ tự hào nói rằng mình đang kiểm soát rất tốt các công ty dược phẩm. Nhưng không một ai vào tù và các công ty vẫn tiếp tục lừa dối và lừa gạt mọi người.

Tuy nhiên, báo cáo cũng phát hiện ra những dữ liệu cho thấy một xu hướng có sự cải thiện đầy hứa hẹn. Cụ thể hơn số lượng và quy mô của các khoản thanh toán tiền phạt đã giảm trong năm 2014 và năm 2015. Nhưng các học giả cho biết nó có thể không phải là một xu hướng dài hạn.

Họ nói rằng: “Báo cáo đã khám phá ra một số lý do về hiện tượng sụt giảm hoạt động thanh toán. Những khả năng có thể xảy ra bao gồm: sự suy giảm việc thực thi luật pháp liên bang, sự thay đổi trọng tâm của các cuộc truy tố liên bang từ việc tiếp thị ngoài nhãn và đối với các hình thức hoạt động bất hợp pháp khác (như các quan chức Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ám chỉ vào năm 2012), sự thay đổi trong các chiến lược bồi hoàn dược phẩm Medicaid của tiểu bang và sự thay đổi chiến lược tiếp thị trong ngành”.

Bác sĩ Sammy Almashat, nhà nghiên cứu thuộc nhóm nghiên cứu sức khỏe công dân và là tác giả chính của báo cáo cho biết: “Chúng tôi không biết tại sao có những khoản thanh toán ít hơn và nhỏ hơn trong giai đoạn 2014 – 2015”.

“Nhưng chúng tôi biết rằng ngoài việc điều hành có trách nhiệm (rất hiếm khi xảy ra), các hình phạt trước đây chưa bao giờ đủ lớn để ngăn chặn hành động gian lận dược phẩm phổ biến nhất”.

“Vì vậy, nó sẽ là điều gây kinh ngạc nếu như ngành công nghiệp dược phẩm đột nhiên quyết định đi theo cách riêng của mình để thực thi pháp luật một cách nghiêm chỉnh, thứ pháp luật mà họ đã cố tình vi phạm trong nhiều thập kỷ qua”.

Theo Humans Are Free

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x